- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 117

15 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 47655)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 117 được gởi đến quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu của mùa Xuân 2013 sau gần một năm tạm ngưng. Hợp Lưu đã được tiếp tục với sự khuyến khích và giúp đỡ của quí độc giả cùng văn hữu khắp nơi. Kể từ số này, Hợp Lưu được sự trợ giúp của một Tổng Thư Ký mới là nhà văn Bùi Ngọc Khôi, với khả năng và tài tháo vát của Bùi Ngọc Khôi, Hợp Lưu sẽ có thêm sinh lực để vẫn là một cơ quan ngôn luận độc lập, một diễn dàn của văn chương trong và ngoài nước... Những độc giả dài hạn của Hợp Lưu mỗi năm sẽ nhận được 4 số báo, và sẽ nhận được 2 tác phẩm của văn hữu do Hợp Lưu xuất bản. Gởi cùng số báo này là tác phẩm Chỉ Là Trò Chơi của nhà văn Trịnh Y Thư.

Hợp Lưu 117 được bắt đầu với Dòng Sông Thanh Xuân của Alina. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 20 năm bìa Hợp Lưu dùng ảnh nghệ thuật thay vì là một tác phẩm hội họa. Mặc dầu sự thay đổi nào cũng có một chút ngỡ ngàng... Mong rằng sự hồn nhiên và tươi thắm của Dòng Sông Thanh Xuân sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui tươi và hy vọng ở một khởi đầu trở lại.

Hợp Lưu 117 phần biên khảo và nhận định về những ảnh hưởng và liên hệ của Việt Nam và Trung Quốc từ bao thế kỷ qua trong văn chương và xã hội. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Phạm Hùng viết về Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm của người trí thức trước cảnh đất nước loạn ly, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... Đặc biệt tác giả Hoàng Khả Hưng Phó Giáo sư Học viện Văn học, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc viết về Những kết tinh văn hóa Nho giáo trong sáng tác của tác giả Văn học hiện đại Việt nam Ngô Tất Tố do Trần Thị Xuân chuyển ngữ. Biên khảo về ảnh hưởng môi trường Việt nam là bài của tác giả Ngô Thế Vinh Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020. Tác giả Thụy Khuê với bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định. Chúng tôi xin đăng bài này như một nén hương để tưởng nhớ đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
 
Hợp Lưu 117 hân hạnh giới thiệu những người viết mới kỳ nầy là: Nguyễn Văn với Tóc mai ngày cũ, Lý Thu Thảo với Nghiệt ngã, Phong Linh với Điếm và Nguyễn Đình Bổn với Bão magic. Trong bốn người viết mới này, có ba người ở trong nước và một ở tại hải ngoại. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự lên đường mới cùng đam mê trong văn chương sáng tác...
 
Phần dịch thuật, tác giả Trung Hoa là Kim Hoa Tống Liêm với Vương miện truyện, do Lê Thời Tân chuyển ngữ. Tác giả Ý Đại Lợi là Arnaldo Fraccaroli với Đứa con gái đồng hoang, do Bùi Ngọc Khôi chuyển ngữ. Sau cùng là bài nhận định của Meghan O’ Rourke với Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., do Hồ Liễu chuyển ngữ ...
Mục thường xuyên vẫn duyên dáng Phiếm Luận với Song Thao, bàn chuyện văn chương từ đông sang tây cùng Trần Thiện Đạo với Mạn Đàm Văn Học. Và mục đọc sách kỳ này là tác giả Khổng Đức với Tìm hiểu thơ “Có Thể” của nhà thơ Đoàn Minh Châu...
Ngoài ra là những sáng tác mới của các văn thi hữu quen thuộc của bạn đọc Hợp Lưu như : Trần Thị Ngh., Lý Thừa Nghiệp, Đa Mi, Nguyễn Bình Phương, Khaly Chàm, Lưu Diệu Vân, Trịnh Y Thư, Đinh Cường, Du Tử Lê, Trần Mộng Tú, Lữ Thị Mai, Hoàng Xuân Sơn, Trần Thiên Thị, Phạm Phương, Nguyễn Xuân Tường Vy, Phan Thành Minh, Đoàn Minh Châu, Hoài Băng, Lữ Quỳnh, Khiêm Nhu, Lê Nguyệt Minh, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bùi Ngọc Khôi, Đặng Hiền...

Chúng tôi xin cảm ơn những nhiếp ảnh gia của các tác phẩm ảnh nghệ thuật, mà chúng tôi đã mạn phép dùng trong số báo này. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí độc giả cùng văn hữu đã cảm thông và giúp đỡ cho chúng tôi duy trì tạp chí Hợp Lưu từ những ngày đầu đến nay. Xin kính chúc quí vị một mùa Xuân an bình và vạn sự như ý.

Tạp Chí Hợp Lưu


MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 


3/Thư toà soạn 5/NGUYỄN PHẠM HÙNG: Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm... 22/HOÀNG KHẢ HƯNG: Những kết tinh văn hóa Nho giáo... 40/PHẠM CAO DƯƠNG: Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... 54/LÝ THỪA NGHIỆP: Một bờ trăng nghiêng / Bạn lữ 56/NGÔ THẾ VINH: Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020 72/NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG: Hàng mã rong  74/KIM HOA TỐNG LIÊM: Vương miện truyện, LÊ THỜI TÂN chuyển ngữ 78/ĐAMI: Mùa xuân vừa chạm ngõ / Mùa xuân đầu tiên 80/ĐẶNG HIỀN: Bình Minh / Chiếc bong bóng màu hồng 82/THỤY KHUÊ: Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định 95/KHALY CHÀM: Thời gian & cảm nhận 96/LƯU DIỆU VÂN: n & m 98/TRẦN MỘNG TÚ: Mười lăm năm Mai Thảo 104/LỮ THỊ MAI: Với Mục / Trong ngày lây rây mưa  106/TRỊNH Y THƯ: Cái mới trong văn 112/ĐINH CƯỜNG: Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ 115/DU TỬ LÊ: Xương, thịt đời sau, máu rất buồn 125/HOÀNG XUÂN SƠN: Kiệt. il était une fois 126/TRẦN THIÊN THỊ: Thay cho quà Valentine’s day 128/PHẠM PHƯƠNG: Độc thoại 136/NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Mưa trái mùa 141/PHAN THÀNH MINH: Cha tôi 142/TRẦN THI NGH: Bật ngửa 162/ĐOÀN MINH CHÂU: Bài thơ / Tháng tư 164/HOÀI BĂNG: Giấc mơ 170/LỮ QUỲNH: Có một giấc mơ / Gửi một bóng mây / Chiều trên đồi Evergreen 172/KHIÊM NHU: Ngôi nhà không cửa sổ 185/NGUYỄN VĂN: Tóc mai ngày cũ 191/LÝ THU THẢO: Nghiệt ngã 196/PHONG LINH: Điếm 202/NGUYỄN ĐÌNH BỔN: Bão magic 216/NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Lời cho Milpitas 218/NGUYỄN LÃM THẮNG: Máu đang bùng lên ngọn lửa / Bóc một lớp da... 220/LÊ NGUYỆT MINH: Miki 227/TRẦN ĐỨC TĨNH: Bỉ ổi 238/NGUYỄN HỮU HỒNG MINH: Chuồng ngày mai / Viền theo mẫu tự  242/BÙI NGỌC KHÔI: Đây là lần cuối cùng 251/ARNALDO FRACCAROLI: Đứa con gái đồng hoang, BÙI NGỌC KHÔI chuyển ngữ 265/MEGHAN O’ROURKE: Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., HỒ LIỄU chuyển ngữ 271/KHỔNG ĐỨC: Tìm hiểu thơ “Có Thể”... 284/SONG THAO: Phiếm luận 292/TRẦN THIỆN ĐẠO: Mạn đàm văn học 

Tranh bìa:

Dòng Sông Thanh Xuân - Photo ALINA

 

Ảnh trang 1:

Trên Lưng Mẹ - Ảnh Blackscorpion

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89985)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75800)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103926)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87313)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92808)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109453)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84512)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83537)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75885)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80681)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.