- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Toàn văn lá thư của Con Cặc gửi trung tá Vũ Văn Hiển

25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 107780)
Toàn văn lá thư của Con Cặc gửi trung tá Vũ Văn Hiển

THƯ CẢM TẠ

Kính gửi Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.

Thưa Trung tá,

Lời đầu tiên, cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Trung tá, người đã vinh danh tôi với hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước và nước ngoài trong ngày hôm qua, 24 tháng Chín năm 2012. Xin Trung tá cho tôi được tự giới thiệu mình, tôi: CON CẶC. Dạ, nhiều người bảo như thế là tục tĩu, nhưng tôi biết nói thế nào thưa Trung tá, khi mọi người đều gọi tôi như vậy.

Mặc dù tôi là một cơ quan sinh dục, thực hiện chức năng bài tiết, chức năng truyền giống, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của loài người, nhưng không phải ai ai cũng tôn trọng tôi đúng với vai trò của mình. Khi giận, người ta gào vào mặt nhau: CON CẶC! Khi khinh bỉ, người ta nhổ vào mặt nhau: CON CẶC! Để chửi một thằng tồi, người ta bảo: CÁI THẰNG CẶC! Làm ăn tệ lậu như Vinashin, người ta bảo: LÀM ĂN NHƯ CẶC! Và còn hàng khối câu cửa miệng khác với giọng điệu coi thường tôi lắm, thưa Trung tá. Trong khi tôi, CON CẶC, không xấu xí, đê tiện, tồi mạt, kém cỏi như những kẻ bị ví von. 

Ngược lại, cũng có những người tung hô tôi một cách quá đà, thưa Trung tá. Họ gọi tôi là Ngọc Hành, là Của Quý. Cũng có người đặt tên tôi dễ thương: Cậu Nhỏ, nghe cứ như Hoàng tử bé vậy đó. Rồi bao nhiêu người, vì nghe lời báo lá cải, vì tin vào kinh nghiệm truyền miệng trên lauxanh.us mà nỗ lực không ngừng để cải thiện vóc dáng của tôi. Họ còn giết tê giác lấy sừng, nấu ngẩu pín dê, ăn tay gấu… và đổ lỗi là vì tôi mà họ phải tàn ác với thú vật như vậy. 

Nhưng dù họ có nâng niu tôi, hay chà đạp tôi, cũng không ai tôn trọng tôi cho bằng Trung tá cả. Trung tá đã nâng tôi lên một tầm cao mới, một tầm cao mà ai ai cũng nỗ lực để có được. Giữa trụ sở công an phường 6 quận 3 trước mặt đông đảo mọi người, cấp dưới của mình, Trung tá đã thét lên lời thét đầy uy lực: Tự do cái Con Cặc! Vâng, đây chính là lời thét vĩ đại nhất nhằm vinh danh mình mà tôi từng biết đến, thưa Trung tá. 

Tự do! Hai chữ đó mới quý giá làm sao! Người ta đã đổ bao nhiêu xương máu để dành lấy tự do từ cường quyền, bạo chúa, từ độc tài, phát xít. Thưa Ngài, người Pháp chọn Tự do là từ đầu tiên trong ba tiêu chí: Tự do – Bình đẳng – Bác ái, và vì vậy mà họ chọn quốc kỳ của họ có ba màu Xanh – Trắng – Đỏ. Tự do là một trong ba từ mà chúng ta viết phía dưới quốc hiệu. Tự do là từ mà ông Hồ Chí Minh đã trích từ tuyên ngôn của nước Mỹ khi ông ta đọc tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình năm 1945. Và tôi cũng nghĩ rằng, nếu ngày đó ông Hồ không nhân danh tự do, thì chắc gì hàng triệu người Việt Nam đã đổ máu cho cái gọi là “cách mạng” ấy. 

Tự do là điều mà – ngay khi Trung tá xưng tụng tôi, hét vào mặt vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, thì tại tòa án – ông Hải đã đổi lấy 12 năm tù giam, bà Tạ Phong Tần phải đổi lấy 10 năm tù giam, chưa kể những năm quản chế sau khi mãn hạn. 

Thưa Trung tá, tôi không biết lấy gì để đền ơn Trung tá vì những lời có cánh mà Trung tá đã dành cho tôi. Thực hiện theo khẩu hiệu mà Trung tá nêu ra, các bạn trẻ trên facebook đã thi nhau thay hai chữ Tự Do bằng tên của tôi. Họ nói: không có gì quý hơn độc lập Con Cặc, Con Cặc – Bình Đẳng – Bác Ái, Hiệp định thương mại con cặc (FTA – có lẽ sẽ đổi thành DTA (dick trade agreement) hoặc PTA (penis trade agreement)), rồi chưa kể đến các quyền như quyền con cặc đi lại, quyền con cặc ngôn luận, quyền con cặc kết hôn, quyền con cặc biểu tình… Nhiều đến mức tôi thiết nghĩ họ phải có một từ mới: cặc quyền!

Thôi, dù tôi có kể ra bao nhiêu cũng không sánh hết được công lao trời bể của Trung tá. Và đêm đã khuya, thư đã dài, tôi còn phải vào với ông chủ để vui vẻ với bà chủ. Tôi xin dừng bút tại đây. Cuối thư, không có gì hơn, xin chúc Trung tá và gia đình sống vui vẻ, mạnh khỏe trong con cặc, hạnh phúc.

Nay kính thư,
CON CẶC

dieucay-nvhien-content
















 Điếu Cầy và Trung Tá Vũ Văn Hiển
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33520)
t a đã đi ngang qua nhiều biển vẫy vùng suýt chết thằng đàn ông nhìn em ánh mắt màu mật ngọt giấu sau bản tình ca chiếc mặt nạ sau khi vẽ lên bầu trời vòng tròn của khói
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33794)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33500)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31695)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36178)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34555)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37163)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32129)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37613)
T hế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư. {Bây giờ} Qua hai câu thơ đó Nguyên Sa đã diễn tả tâm trạng của thế hệ ông, thế hệ của những người trai trẻ ở miền Nam thời 1954-75, đã nuôi nhiều kỳ vọng cho tương lai đất nước, nhưng chẳng bao lâu đầy tuyệt vọng trong một quê hương khói lửa.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34539)
T ôi mãi bước trên con đường uốn cong chữ S móc nhau nối xích lại gần để biến dạng một hình lưỡi câu đu đưa trước cuống họng khát giữa tiếng rền than