- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

N G Ợ M VÀ N G Ư Ờ I

18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85150)

Góc nghĩ

 


tranhltt-content

 Tranh Lê Thánh Thư


 Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp / Đại học Aix-Marseille (CNRS / Université d’Aix-Marseille) mới đây vừa thông báo một tin lạ. Lạ thật tình, chớ không phải lạ theo kiểu tàu lạ ở biển Đông mấy năm nay thường hay vô tội vạ cướp của, đánh chìm hoặc đòi tiền chuộc các tàu cá đảo Li sơn Quảng ngãi hành nghề chài lưới trong hai vùng đảo Hoàng sa và Trường sa. Tin mới lạ này có cơ buộc chúng ta xóa bảng các tín điều cố hữu của mình về khả năng của loài thú. Bởi loài vượn babouin biết đọc, chớ không mù chữ như chúng ta tưởng. (*)  

 Từ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.

 

Khảo nghiệm

 Có cả thảy 30 con vượn loại babouin, bắt trong rừng xứ Ghinê ở châu Phi, chở về Pháp làm vật khảo nghiệm. Ở đây, bên trong một khuôn viên rộng 750 thước vuông, bầy vượn hoàn toàn thư thả, tự do. Nhứt là vẫn giữ nguyên cơ cấu bầy đàn, với một con đực cầm đầu. Ngoài thời gian vạch lông bắt rận cho nhau, các động thái chủ đạo của con đực, các trò nghịch ngợm đùa giỡn với tụi nhỏ và cảnh giao hoan hơ hớ, còn có các động tác diễn ra trong hai gian phòng nằm ở cuối vườn, do mấy nhà nghiên cứu sắp đặt. Bầy vượn tùy í ra vô các gian phòng này.

 Trong hai gian phòng, có 10 màn ảnh xúc giác gọi là écrans tactiles, mỗi cái đặt đằng sau một tấm bảng khoen hai lỗ dành để thọc tay vô phía trong và hai lỗ khác dành cho cặp mắt nhìn ngó màn ảnh. Đây là một trò chơi thu hút bầy vượn bổn tánh rất ư tò mò, trong mục đích khảo sát năng khiếu hấp thụ từ ngữ chiếu trên màn ảnh trong số từ bốn chữ tiếng Anh chánh hẩu lẫn lộn giữa các từ bốn chữ hổ lốn. Trò này khởi đầu bằng cách lặp đi lặp lại trên màn ảnh một từ chánh hẩu có thật (thí dụ : bank) giữa vô số các từ vô nghĩa hay sai chánh tả (thí dụ : zank, bakn). Sau đó, mỗi lần thấy hiện trên màn ảnh một từ có thật thì con vượn bấm nút hình trái xoan và được thưởng một hột ngũ cốc ngon miệng, còn nếu là một từ vô nghĩa hay sai chánh tả thì bấm nút hình chữ thập, bỏ qua.

 Kết quả là, qua trung bình 3.000 lần thử nghiệm mỗi con, đại đa số bầy vượn đều nhận ra các từ có thật (trên thực tế : 308 từ) bên cạnh các từ vô nghĩa hay sai chánh tả (7852 từ). Nhưng điều quan trọng và đáng chú í hơn hết không phải ở chỗ loài vượn biết phân biệt từ này với từ khác mà là nằm chính ở khả năng nhận thức. Như các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh : « Loài vượn biết nhận diện các yếu tố tạo nên từ ngữ. Nghĩa là có khả năng hiểu từ ngữ phối hợp như thế nào và đồng thời phát hiện được những dấu hiệu bất bình thường ở các từ vô nghĩa hoặc sai chánh tả. Hệt như con người, loài vượn biết phân tách từ ngữ ra từng đơn vị nhỏ, chớ không tiếp nhận nó như một khối bất phân. » Tóm lại là biết đọc, theo phương pháp mà giáo giới Pháp gọi là méthode syllabique, là phương pháp đánh vần theo âm tiết.

 

Người ngợm

 Tuy là một sự thể xem chừng bất ngờ đối với chúng ta ngày nay, kết quả cuộc khảo nghiệm lược thuật trên đây xét ra cũng chẳng mới lạ gì cho lắm. Là bởi ông cha chúng ta khỏi cần thiết lập một phòng khảo nghiệm khoa học nào hết mà cũng đã xác nhận sự thể đó một cách chắc nịch trước đây rồi. Qua thành ngữ nửa người nửa ngợm nửa đười ươi quả tình thâm hiểm. Vô hình trung đồng hóa đười ươi với ngợm và với một thành phần không nhỏ con người đầy dẫy trong cuộc đời từ xưa tới nay.

 Bạn không tin như vậy sao ? Thì cứ hãy đảo mắt nhìn quanh, chẳng hạn như trong chánh trường nước ta hiện nay, nhứt là trong cái gọi là quốc hội do đảng cử dân bầu mà xem.

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 18/06/2012)

----------

 (*) Babouin, tàu gọi là phí phí, ta gọi là khỉ đầu chó, là một loại động vật thân thể hình dạng hệt loài khỉ, đầu mặt giống như chó, lông màu tro, tứ chi thô kệch, đuôi nhỏ mà dài, sống từng bẩy, thứ gì cũng ăn. Hệt bọn tham ô chuyên nghề hối lộ hiên nay, cái gì cũng cưỡm.

 

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107455)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109761)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86204)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86519)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 99014)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85972)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72749)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 68245)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81673)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79645)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...