- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NƯỚC MẮT NỢ NẦN

27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 120530)


sg_1975-content

 Evacuation_SG April 29-1975_ AP photo


Năm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.

 

Năm sau đã quen, cũng có lúc tôi xem TV. Tôi tình cờ ghé mắt vào một phim tài liệu cũ để phải khóc. Đó là cảnh bom đạn đổ xuống miền Bắc khiến nhà cửa nát tan, trẻ thơ lập tức mồ côi, và sau đó là sự đói kém. Tôi khóc trước những ánh mắt thơ dại. Tang thương của chiến tranh đâu phân kẻ thắng người thua. Trở lại trường học, tôi thấy đằng sau những nghi kỵ e dè của chúng tôi hình như cũng có mặc cảm bối rối của những bạn thanh niên đoàn viên của phe chiến thắng. Bạn Vũ thị Phát Minh mang cho tôi một phát minh mới. Đó là dù liệt kê đủ thứ, Cộng Sản, Vô Sản, Bần cố nông, vân vân, tiểu tư sản Hà nội vẫn là tiểu tư sản. Bạn mặc quần bộ đội áo sơ mi trắng tóc thắt bím và môi mím lại mỗi khi chúng tôi hỏi một điều gì về miền Bắc; không giống chúng tôi tí nào nhưng bạn vẫn rất đẹp và ý tứ gọn gàng. Da bạn trắng hồng, mắt trong sáng tinh anh, và bạn không thể không lễ phép, cái lễ phép của tiên học lễ hậu học văn thuở Tràng An. Như có cái gì conflict, bạn, người của vô giai cấp, luôn trả lời với thầy cô rằng “em thưa thầy/cô rằng…” mỗi khi được gọi, khác với bạn Hồng Vân thường nói lí nhí cái gì đó không rõ tiếng rõ lời bộc lộ cái gốc quê mùa mộc mạc. Tôi bắt đầu thương những mái đầu xanh cùng trang lứa với mình. Tôi lại phải khóc, khi một trong những bạn học bị trúng tuyển đi chiến trường miền Tây, như xưa tôi đã phải khóc lính tử trận trong gia đình.

 

Sang Mỹ, tôi càng ngậm ngùi khi đọc lá thư anh bộ đội gửi đến cô em, “em đi rồi để lại trong anh chỉ còn ảo vọng…” Nước mắt ai cũng mặn. Là người, chúng ta khóc cho nhau, với nhau.

 

Nhưng những giọt nước mắt của tôi cho người lính Cộng Hòa dường như thêm nhiều thêm đậm, theo với tuổi đời. Cuộc chiến đã xa, mất mát thôi đã thành sẹo, sao tôi phải khóc hằng năm? Radio lại đọc những bài tưởng niệm, phát thanh những lời chứng. Xướng ngôn viên ngày thường cười cợt lung tung vẫn nghẹn giọng. Và tôi cùng những bạn đồng nghiệp vẫn chảy nước mắt. Tôi khóc khi Phan Nhật Nam, đã từng lao vào lửa đạn chiến tranh không cầm được sống chết của mình, lại phải thấy guilty vì còn sống. Tôi khóc, vì biết có những người đàn bà thà chết hơn là bỏ đất bỏ quê bỏ công sự chiến đấu dang dở của người chồng vừa ngã xuống. Tôi khóc, vì lời nhẹ như gió thoảng, “phải mười lăm năm sau cô mới gặp lại chú.” Tôi khóc vì những cái chết vô danh. Họ không biết tôi là ai nhưng đã chết cho tôi. Họ không biết tôi có yêu quê hương của tôi hay không, nhưng họ chết để bảo vệ quê hương ấy, và khi chết họ thốt câu vĩnh quyết tôn vinh quê hương ấy. Tôi không những nợ họ một mạng sống một chuỗi đời, tôi còn nợ họ niềm hãnh diện dẫu là người bại trận, niềm hãnh diện là công dân nước Việt Nam Cộng Hòa mến yêu. Họ chỉ là những con người dung tục như tôi, nhưng họ nhắc tôi nhớ chén thuốc độc của Phan Thanh Giản, cái chết của Hoàng Diệu, của Bùi thị Xuân, của Nguyễn thái Học. Tôi đã khóc, chắc là vẫn khóc mãi dẫu khi qua kiếp khác. Mai mốt đầu thai, biết tôi có nhớ vì sao mình khóc.

 

Lưu Na

04/27/2012


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100998)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103621)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 92507)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.
10 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 95528)
Đ ược biết, trước Ngô Bảo Châu cũng đã có nhiều người Việt được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Một trong những người nầy trong quá khứ là Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) .
03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 99690)
“ Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 106811)
T huyên nói nàng ở một mình trong một ngôi nhà nhỏ trên đồi rồi mời tôi lên chơi. Tôi đáp để chiều tôi sẽ lên sau khi nàng cho địa chỉ. Thuyên cười, bảo tôi sẽ đi lạc nếu không được dẫn đường. Nhìn đôi môi nàng con cớn, tôi tự ái đàn ông nói không cần, sẽ tự tìm ra nhà. [...] Ra đến cửa Thuyên quay lại, chỉ vào giỏ xách tay ny lông đen có lòi ra mấy bó rau. - Chiều ông tìm được nhà tôi thì mời ông ăn một bữa cơm tối ... Nhà có cổng gỗ với giàn hoa leo đấy.
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 107504)
T ôi chui vào ô tô. Chiếc xe mới coóng. Nội thất vẫn còn nguyên mùi hăng hắc, ngai ngái. Bóng lộn. Tôi khen chủ tịch phường mà sang trọng thế này thì dân được nhờ. Nói xong, chột dạ, sợ hắn nghĩ mình cạnh khóe, tôi vội ự…hừm, ý tôi là ông chủ tịch phường mà ăn nên làm ra thì dân cũng phất theo, chứ làm cán bộ địa phương thời nay mà nghèo quá, lúi xúi quá, thì cũng không có uy tín với dân. Anh nghèo mà làm lãnh đạo thể nào cũng sinh ra tính xà xẻo. Nếu anh giầu có rồi thì anh không tham nữa. Thế là dân được nhờ…Nói xong, tôi tự thấy cái lý luận của mình là loại lý luận ma cô. Lại chột dạ.[...] Rồi lại im không nói gì. Ngoài trời mưa như trút nước. Càng ngày càng to...
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98411)
L oan cởi nhẫn cưới đeo vào cho Hoàng. “Anh cố giữ làm bùa hộ mệnh, lúc nào cũng có em bên cạnh”. Hoàng thấy vậy mà thương vợ thêm. Có người vợ biết chăm sóc từng li từng tí. Hoàng rưng rưng nước mắt bước ra khỏi nhà…
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 104169)
N gày 30 tháng Giêng năm 1948, một tên sát thủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã sát hại nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần Ấn Độ là ông Mohandas Karamchand Gandhi. Ông bị bắn ba phát đạn vào ngực và bụng trong khi đang trên đường đến nhà thờ để đọc lời cầu nguyện hàng ngày.
30 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 98818)
... C ó điều người ta cần phải ghi nhớ là người Tàu luôn luôn kiêu căng, tự coi nước mình là một nước lớn là duy nhất văn minh, chung quanh họ đều là man di mọi rợ, Việt Nam hay Đại Việt đi chăng nữa cũng chỉ là man, Nam Man, nằm ngoài rìa của Hoa Hạ, của Trung Hoa thời Dân Quốc, của Trung Quốc thời Cộng Sản hiện tại...Những chiến thắng của người Việt trong các thời Lý Trần, đặc biệt là chiến thắng chống quân Mông Cổ trong khi người Tàu thực hiện không nổi là những gì họ không chấp nhận được.