- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đọc giấc mơ và mơ

12 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 97370)

giacmo-content

 [Giấc Mơ- Nhà xuất bản Hội nhà văn / Phuongnambooks phát hành.]

Tôi đọc xong tập truyện"Giấc mơ" của Phạm Phương, mất mấy hôm lúc nào cũng vất vưởng tâm trạng của người không rõ mình đang thế nào. Tôi bị khuấy động. Giống như kẻ lâu ngày quen sống yên ổn, bàng quan, bỗng bị một cú đánh bất ngờ, bản năng sững lại một tí, ngớ người ra một tí, rồi mới chợt hồi lại, rồi mới cảm được nỗi đau nhân thế mà người trẻ tuổi này "nhắc nhở". Đúng hơn, cô ta tự bạch và tôi bị chạnh lòng. Cái hồi đọc cuốn "Điên cuồng như Vệ Tuệ" sau khi gấp sách tôi cũng bị cú sốc gần giống như bây giờ. Vệ Tuệ táo tợn, thô thiển và yếu đuối hơn. Cô ta trút hết nỗi niềm vào trang cuối và trang cuối trút hết tội vạ của thế hệ mình cho cha anh. Coi như món nợ được trả. Phạm Phương không thế. Cô không trách ai, khen ai, chê ai, không cảm thấy nợ ai và ai nợ mình. Bản thân câu chuyện không có truyện. Bản thân sự cố không có sự cố. Bản thân tình yêu không có tình yêu. Kinh khủng hơn, bản thân cuộc sống không có cuộc sống. Mọi thứ cứ trôi, lúc chập chờn, khi cuộn trào. Thời gian dường như không thời gian, không gian dường không màu và màu sắc không màu sắc. Buồn chả ra buồn vui chả ra vui. Quẩn quanh vượt thoát. Nhưng vượt thoát thế nào thì vũ khí có trong ta mạnh nhất, đẹp nhất ấy là tuổi trẻ. Không thấy giọng điệu trách cứ rên rỉ. Vẻ đẹp của tuổi trẻ dường như tự nó nở bừng lên tự nhiên hồn nhiên trước cuộc sồng giống như đóa hoa trên bãi cát sa mạc, như cánh bướm bay trên sóng biển. Phạm Phương hiện lên từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng của thiên truyện đầu tiên với một phong cách linh hoạt, với một giọng điệu trong sáng tự tin và với một ý tưởng giản dị, rằng cuộc sống đương đại của những người trẻ đương đại đang thế đấy. Nó đang cần sự hiểu. Chúng ta vượt qua đường đời của thế hệ mình luôn cần sự biết thì họ hơn thế, đang hiện diện và sự hiểu mới là điểu bức xúc. Không biết không hiểu thì sống với nhau làm sao? Bởi vậy "Giấc mơ" chính là tiếng thét bản năng của lý trí. " Có bao giờ trong cuộc đời, trái đất chỉ có một mình tôi? Đau đớn , hoan lạc cũng chỉ với mình. Tôi đang trải qua cảm giác ấy. Cảm giác say sưa không men rượu. Nếu tôi khóc lóc hoặc cười như điên dại, tôi sẽ chẳng để lại gì. Nhưng nếu tôi ghi lại tất cả mọi thứ, điều đó có nghĩa là men say trong tôi đang bừng lên như ngọn lửa rừng đêm. Tôi muốn gào to lên. Tôi muốn cười to lên. Tôi muốn khóc như một con người. Nhưng trong tim tôi có một thứ bản năng kìm nén rất đáng buồn cười. Nó cho tôi biết tôi thuộc về một cộng đồng hữu tri, có nghĩa. Tôi phải làm người như cái cộng đồng ấy quy định. Nếu say, tôi chỉ nên tìm đến thứ nào đó để giải tỏa một mình. Tôi viết cho đến khi men rượu tan hết . Bao giờ, tôi viết hết hững đau đớn trong tôi, tôi sẽ chết. Cái chết của con thiên nga múa vũ điệu cuối trong đời.".

 Xin trân trọng giới thiệu tập truyện đầu tay của một tác giả còn rất trẻ .

Trung Trung Đỉnh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 20235:00 CH(Xem: 5458)
bơ phờ là lúc em ánh sáng / ngàn năm mỏi mệt ngân hà / thiên thu bay mãi trời xa / nông nổi ẩn mờ hoài niệm
04 Tháng Tám 20234:38 CH(Xem: 7203)
tôi đã tha hương bên bờ sông nước chảy / một viên sỏi một nhánh rong / như mắt thủy xanh rêu tiền kiếp / tôi nỡ nào để thủy trôi đi làm giọt mưa tan / vào tiềm thức mịt mù của số phận
04 Tháng Tám 20233:39 CH(Xem: 7166)
tôi về đây nghe hết một thời / thân này hồn sẽ bỏ, chia đôi / còn xin giữ lại cho mình chút / nắng sớm mưa chiều … theo mây trôi
04 Tháng Tám 20233:26 CH(Xem: 5809)
mùa xuân/ em đến/ ngại ngần/ mùa hè/ ta ngủ/ căn phần/
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6577)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 6458)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 5479)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 7042)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 7600)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 6304)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.