- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÔNG SAIGON, TƯỞNG NHƯ DÒNG SÔNG KHÔNG TRỞ LẠI

21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 101232)

tuongtranhungdao_ngtanloc-content

 Tượng Đức Trần Hưng Đạo_ Photo Nguyễn Tấn Lộc

Tôi rời Hà Nội năm 54. Có nhiều bài hát về Hà nội khá hay, nhưng sau này tôi lại hay nghêu ngao hát bài “Nỗi Lòng Người Đi” của Anh Bằng, vì bài hát có nhiều điểm phù hợp với tôi và trong đó có tên cà hai thành phố Hà Nội và Saigon. Hát lên hai chữ Hà Nội để lãng mạn tưởng tượng là mình có một người yêu thật sự đã bỏ lại ở thành phố cũ. Nhớ đến Saigon, là nhớ cả một thời tuổi trẻ hoa mộng trong một thành phố mới.

 

Tôi xa Hà nội năm tôi mười tám khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều…

 

... Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi…

 

Kỷ niệm với Hà Nội là kỷ niệm của thời niên thiếu. Với Saigon là lúc đi vào tuổi trưởng thành, và thành phố này đã cho tôi hai kỷ niệm khó quên.

Kỷ niệm đầu tiên của tôi liên quan đến nhà văn Mai Thảo. Những ngày mới di cư vào Nam, gia đình tôi cư ngụ tại con hẻm gần nhà thờ Huyện Sĩ. Hai đầu con hẻm nối với hai đường lớn, là đường Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Một anh bạn thân đã chỉ cho tôi một người có bóng dáng rất văn nhân, đó là Mai Thảo. Ông ta thường xuất hiện trong những buổi sáng ở đầu hẻm trên con đường có nhà in mà tôi được biết là ông đang chăm lo cho ra đời tác phẩm đầu tay của ông, đó là cuốn “Đêm Giã Từ Hà Nội”. Tôi đã phải lấy tiền để dành nhỏ nhoi ra mua và nghĩ rằng nó sẽ là một kỷ niệm để đời cho mình. Tôi đọc truyện ngắn “Đêm Giã Từ Hà nội” nhiều lần, và đến nay vẫn còn nhớ mang máng câu “Tôi nhìn xuống nước sông Hồng đục ngầu như máu mà Hà nội đang ở dưới đó…”. Tôi cũng rời Hà nội như ông, cũng ngồi trong một chiếc xe vận tải lớn chở những người di cư qua cầu Long Biên trong buổi tối nửa đêm về sáng sang phi trường Gia Lâm để đáp máy bay vào Saigon. Trời tờ mờ sáng, đèn vàng trên cầu mờ nhạt, nhịp xe đều đều dọc theo chiều dài của chiếc cầu, gió sông thổi vào trong xe làm mọi người se lạnh, nhưng lúc đó tôi lại thấy háo hức được ra đi và nghĩ rằng sẽ không quay lại thành phố này nữa. Tôi ngoái nhìn xuống dòng sông, nước phù sa cuồn cuộn đục ngầu và có cùng một ý nghĩ như Mai Thảo.

 

Kỷ niệm thứ hai là với dòng sông Saigon. Như những câu chuyện tình, các nhà văn thường hay tả cảnh lần đầu hai người gặp nhau, và lần cuối họ chia tay nhau. Nếu khung cảnh đó lại là một bến sông thì câu chuyện sẽ lãng mạn và lâm ly biết bao. Chuyện của tôi với sông Saigon cũng gần như thế. Tôi đến với Saigon năm 54 và rời Việt Nam năm 75 cũng từ bến sông Saigon.

 

 *

Nhớ lại từ hồi học lớp Nhì trường Lý Thường Kiệt ở phố Sinh Từ, Hà Nội, tôi đã là một tay bơi có hạng. Trung Thu năm 1946, thành phố tổ chức một buổi tập trận trên hồ Hoàn Kiếm, giữa Nhi Đồng Cứu Quốc và Hướng Đạo. Hướng Đạo chiếm lĩnh Tháp Rùa, có những thuyền nhỏ chèo đi phá các cứ điểm của Nhi Đồng quanh hồ. Mỗi nhi đồng được lệnh chuẩn bị từng xâu vỏ bưởi cắt thành từng miếng vuông đeo bên người làm võ khí. Mỗi khi thuyền của Hướng Đạo xông vào, là hàng lọat vỏ bưởi được ném ra túi bụi để đẩy lui thuyền ra xa. Lần đó tôi được tuyển vào Đội Yết Kiêu để bơi ra chiếm lại Tháp Rùa. Khoảng cách bơi gần nhất là chỗ Khai Trí Tiến Đức. Sau tiếng hô của đội trưởng, tôi nhoài người ra hồ, tưởng là gần nhưng sao bơi mãi mới tới nơi. Khi đó thì toán đến trước đã đẩy lui được Hướng Đạo, và họ đã rút lui bằng thuyền. Tôi vạch bờ cỏ, lên đảo và đi xung quanh tháp, sau đó vào trong lòng tháp đứng nghỉ. Nhìn quanh không còn ai, đội của tôi xong nhiệm vụ đang bơi vào bờ. Còn một mình, tôi chợt nhớ đến cụ rùa Hoàn Kiếm đã lấy lại gươm thần của vua Lê Lợi mấy trăm năm trước. Phải chi cụ hiện lên trong lúc này, nói với mình một tiếng thì thú vị biết bao!

 

Hồi chiến tranh Việt Pháp, gia đình tôi phiêu bạt hơn bốn năm trời trong vùng hậu phương trung du Bắc Việt. Tôi đã bơi qua nhiều con sông đào nhỏ, và có lần cùng bạn bơi qua ngang sông Đáy, gần ngả Vân Đình, để về trại tạm cư vì không muốn lội bộ quá xa để đến bến đò ngang. Sau này về Hà Nội, tôi lại thường bơi từ Petit Đồ Sơn ở Hồ Tây sang chùa Trấn Quốc, sang đình Nghi Tàm. Tại hồ Quảng Bá, tôi đã bơi ngang qua hồ sang đến gốc cây xoài phía bên kia.

 

Sau mùa hè di cư năm 1954 ngắn ngủi và bận rộn, tôi trở lại trường Chu văn An được đặt tạm tại khu nội trú của trường Petrus Ký, gặp lại được một số bạn cũ, và nhớ những người bạn đã ở lại. Năm đó là năm Đệ Tam, năm được gọi là năm ăn chơi không phải bận rộn thi cử. Các bạn tôi lúc đó ai cũng có xe đạp, nên sau giờ học là rủ nhau đạp xe đi khám phá thành phố mới. Cuối tuần chúng tôi đi xa hơn, mỗi người mang theo một ổ bánh mì thịt nguội hay cá hộp sardine, nước thì đựng trong bi-đông nhỏ của nhà binh. Cả bọn đạp xe qua cầu Bình Lợi đi thăm Thủ Đức, Lái Thiêu, suối Lồ Ồ. Có lần đi đến tận Biên Hòa và còng lưng đạp xe leo dốc thăm ngôi chùa trên núi Châu Thới.

 

Một hôm, đạp xe qua Khánh Hội, rồi vòng vào Kho 5, cả bọn dựng xe và ra bến sông Saigon. Lúc đó thủy triều xuống, lòng sông thu lại, những đám cỏ dại bờ bên kia trông cũng khá xa. Sông Saigon hồi đó còn nhỏ hẹp, không như bây giờ đã được khơi rộng ra nhiều lần. Một anh trong bọn nẩy ra ý cùng bơi qua sông. Tôi nhìn xuống dòng sông, nước ngả mầu xám, lóng lánh những vết dầu loang, có ý hơi ngần ngại, nhưng cũng theo bạn ùa nhau nhẩy xuống. Bơi được một quãng, ra đến giữa dòng, không ngờ nước chẩy xiết, cả bọn bảo nhau cố bơi ngang và cứ để mặc cho trôi theo dòng. Nước đã đẩy chúng tôi quá xa, hơn cả hai, ba trăm thước chỗ định đến. Trước khi bơi trở về, chúng tôi đã phải đi ngược lại gấp hai lần khoảng cách trên. Lên lại được bến Kho 5, thật là hú vía, cả bọn thấy mình thật là liều lĩnh, chắc là từ nay không anh nào còn dám đùa rỡn với con sông Saigon này nữa.

 

Sau này, mỗi kỳ hè về thăm gia đình, tôi lại có dịp bơi qua sông Hương từ chỗ bến đò trước trường Đồng Khánh với những người bạn ở Huế, nơi cha tôi đang làm việc. Nước sông Hương ngày đó trong xanh, hiền hòa lững lờ trôi, khác hẳn những con sông mà tôi đã lội qua.

 

 

Dòng sông cuối cùng tôi đã bơi qua là con sông Dương Đông ở đảo Phú Quốc, khi tôi được chuyển ra đó làm việc vào khoảng đầu thập niên 60. Tôi ở đó gần ba năm không nghĩ đến chuyện xin đổi đi nơi khác. Nhiều lần, một mình tôi đã bơi từ Dinh Cậu, nơi dòng sông chẩy ra biển, sang bên kia cồn cát, nơi cái xóm nhỏ mới thành lập, mà tôi đã đặt tên là xóm Bình Định cho những người dân ngoài đó trốn chiến tranh đến đảo lập cư. Có lần tôi bơi ra xa, đến tận cái cọc mốc để hướng dẫn thuyền vào cửa biển, khiến một lão ông lo sợ tôi có thể bị cá mập tấn công.

 

 * 

Hơn hai mươi năm sống với mưa nắng Saigon, học hành, gây dựng tương lai, tôi đã có những năm tháng thanh bình cũng như xáo trộn vì tình hình đất nước.

Cuối cùng, một quyết định đau lòng là phải bỏ quê hương khi người anh em từ miền Bắc xông vào giải phóng “đồng bào miền Nam nghèo đói” với xe tăng và nón cối.

Buổi chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, gia đình tôi và ông anh vợ là quân nhân chạy về ngôi nhà đường Trần Quý Cáp của bà chị lớn. Tôi biết lòng anh nóng như lửa vì vợ con đã rời khỏi Việt Nam từ mấy ngày hôm trước. Nay phi trường Tân Sơn Nhất lại bị pháo kích. Chúng tôi gần như tuyệt vọng nghĩ không tìm được đường nào thoát. Bỗng có điện thoại, anh nhấc lên nghe, rồi buông một câu ngắn gọn: Ra ngay bến Bạch Đằng, đi tầu hải quân! Chúng tôi ùa ra khỏi nhà, định cho các con lên xe của chúng tôi chạy theo, nhưng anh bảo đi cùng một xe Jeep nhà binh với anh. Tới nơi, một vòng kẽm gai đã chăng ngang đường tới tận bờ sông. Lính canh ngăn chặn đám đông bên ngoài đang tràn vào. Anh cho xe đậu sát bờ sông, bên kia là tượng Đức Trần Hưng Đạo. Chúng tôi xuống xe đến nơi có lính đứng kiểm soát. Nhìn thấy anh đeo lon Trung Tá, họ cho vào, nhưng ngăn gia đình chúng tôi lại vì là dân sự. Anh không nỡ bỏ đi, nói khó với mấy người lính rằng tôi là một quân nhân biệt phái, nhưng họ nói không dám vì sợ trái lệnh trên. Không muốn nhùng nhằng làm mất cơ hội cuối cùng đi tìm vợ con của anh, tôi bắt tay anh, hối thúc anh đi may mắn, còn gia đình tôi có thể trở về. Đám đông ngoài hàng rào cản ngày càng đông, bỗng hàng tràng súng nổ phía sau tượng Trần Hưng Đạo, sau đó hàng tràng đạn bên trong hàng rào đáp lại, mọi người chạy tán loạn. Một toán lính dù đang định tiến vào nhưng bị cản lại, nhưng may là cả hai bên chỉ bắn chỉ thiên. Hai đứa con bé nhất của tôi sợ hãi, khóc ầm ỹ. Chúng tôi nghĩ nếu còn ở đây dám bị đạn lạc và quyết định lái xe về. Tôi đề máy. Xe không nổ. Đề lần thứ hai, thứ ba, xe cũng không nổ. Vì sợ rối lọan, lính vội chăng thêm mấy lần vòng kẽm gai rộng ra ngay đằng sau chiếc xe. Không còn biết tính sao, đi không được mà về cũng không xong. Chợt thấy anh trung sĩ trong rào cản, giơ tay vẫy tôi, anh nói: “Ra xe, nổ máy, khi tôi mở hàng rào thật nhanh thì phóng xe vào”. Tôi nghĩ xe đã không nổ máy, làm sao đây. Tuy vậy tôi vẫn vào xe, thầm cầu nguyện Phật Trời và vặn chìa khóa, thì lạ thay, xe nổ máy, thế là gia đình tôi thoát vào được! Nhưng cũng còn phải trải qua nhiều gian nan vợ chồng tôi cùng năm đứa trẻ mới leo được lên chiếc chiến hạm cuối cùng đang nằm ụ chờ sửa chữa.

Hai giờ sáng, con tầu rời bến Ba-Xoong trên chở năm ngàn người. Khi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này. Trông lên đường Nguyễn Huệ, con phố không một bóng người, đèn đêm vàng bệch như màu da của người sắp chết.

 

Sáng 30, tầu đến được Côn Sơn, nơi tập trung của hạm đội. Qua radio nghe tiếng tướng lãnh đầu hàng như một lời báo tử. Nhìn lại phía sau, Saigon và cả miền Nam khuất dần cuối chân trời, như đang chìm sâu xuống biển. Đi chẳng được bao lâu, tầu chết máy, nằm chơi vơi giữa biển khơi, phải chờ một chiến hạm khác quay lại kéo. Bẩy ngày sau tàu mới tới được Subic Bay, Phi Luật Tân. Trước khi cặp bến, họ yêu cầu xóa bỏ hết các dấu hiệu của Việt Nam. Tên tầu Thị Nại bị phủ một lớp sơn đen. Lá cờ vàng trên cao từ từ hạ xuống. Mọi người trên tầu đứng lên hát bài quốc ca, nước mắt nhạt nhòa. Tiếng hát theo gió tan trên biển như một bi hùng ca của những người thất trận.

 

Rồi chúng tôi cũng vượt qua được Thái Bình Dương, đến được lục địa Mỹ Châu, trở thành công dân Mỹ, thành người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi lại đi xuyên qua lục địa đến tận chân tượng Nữ Thần Tự Do phía bên kia bờ Đại Tây Dương, trèo vào trong lòng tượng và leo lên tới gần bó đuốc biểu tượng của Tự Do để chắc chắn là mình đã làm trọn lời nguyện khi đi qua tượng Đức Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng năm xưa.

  

 *

Chúng tôi đã trở lại. Về với Saigon sau 20 năm và về lại với Hà Nội sau 40 năm. Chúng tôi còn trở lại thêm nhiều lần. Có năm chúng tôi hẹn các con từ các tiểu bang về gặp nhau tại Hà Nội, rồi cùng đi dọc vào Saigon. Từ Hà Nội, chúng tôi đáp xe lửa vào Huế, để hoàn thành nốt cuộc hành trình Xuyên Việt Bắc-Nam, mà trước đây tôi còn bỏ dở. Chúng tôi lấy xe bus vào Hội An thăm khu phố cổ. Trên đường, xe ngừng trên đỉnh đèo Hải Vân, tôi dẫn các con đến gần chỗ tháp cổ xây từ thời Minh Mạng, cùng nhìn xuống biển Thái Bình bao la. Chúng tôi ra lại Đà Nẵng, từ đó lấy máy bay đi Nha Trang, đáp xe bus đi Đà Lạt, rồi vào Saigon.

 

Những ngày ở Saigon, tôi có dịp đưa các con đến lại chỗ mà một phép lạ đã cứu chúng tôi khỏi cơn đại nạn. Nếu không thoát, tôi sẽ bị những đồng bào thù nghịch đưa đi cải tạo tù đầy điêu đứng. Và là con của “ngụy”, các con tôi sẽ không tránh được cảnh sống khốn cùng. Dưới tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi đã kể lại cho các con nghe chuyện buổi chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975 và tôi cũng nhắc đến sự giúp đỡ của những người chúng tôi không bao giờ quên, như anh trung sĩ bộ binh đã mở rào cản cho gia đình tôi, Trung Úy Hải Quân Hùng đã giúp chở chúng tôi ra tận tầu, Trung Úy Người Nhái Trịnh Công Hiển người em nuôi đạo đức đã theo giúp săn sóc con cái chúng tôi suốt cuộc hành trình, Trung Tá Hạm Trưởng Nguyễn Văn Tánh, Trung Tá Hải Quân Phan Lạc Tiếp, thủy thủ đoàn tân lập và toán Người Nhái của chiến hạm Thị Nại 502 đã cùng điều động con tầu hư hỏng đến bến tự do, và trên hết, anh nhà tôi là Trung Tá Đặng Bá Cảnh đã mở đường cho chúng tôi khi tình thế trở nên tuyệt vọng nhất. Xin Thượng Đế phù hộ cho họ.

 

songsg-contentMấy năm trước, con gái út tôi lập gia đình. Lớn lên trong xã hội Mỹ, con tôi đã làm chúng tôi ngạc nhiên và cảm động là cô quyết định về Saigon làm lễ cưới. Con gái và rể tương lai chúng tôi là bạn học, nay cả hai cùng làm việc cho Ngân Hàng Thế Giới, hai người có cơ hội đi khắp đó đây, nhưng lại muốn trở về Saigon để đánh dấu sự kết hợp quan trọng của hai cuộc đời. Ngoài một số họ hàng từ Mỹ, Anh và Việt Nam, hầu hết khách mời là bạn của cô dâu chú rể đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Nhìn họ, ta có cảm tưởng thế giới của chúng ta đã được thu nhỏ lại.
Lễ gia tiên được cử hành trên một chiếc thuyền rồng, lộng lẫy sơn hai màu vàng và đỏ. Rồng biểu tượng cho đất nước Việt Nam. Con thuyền đưa khách từ bến Nhà Rồng đến Bình Quới Resort dự tiệc. Hôm đó, trong lời chào mừng quan khách, tôi có dịp nhắc lại chuyện xưa: “Chúng ta đang đi trên sông Saigon, dòng sông lịch sử này đã nhắc lại cho gia đình tôi những kỷ niệm không thể quên. Nhiều năm trước, trong đêm cuối cùng trước khi Saigon thất thủ, chúng tôi cũng thoát được từ một bến không xa nơi này, trên một chiến hạm hư hỏng cũng trôi trên con sông này. Chúng tôi đã phải rời bỏ quê hương, không biết nơi đến và cũng không biết tương lai ra sao…”. Nhiều bạn ngoại quốc đã lau nước mắt và lên chia sẻ với cô dâu về sự bất ngờ họ được biết về một khúc quanh lịch sử của chiến tranh Việt Nam và lý do tại sao gia đình cô lại sống nơi hải ngoại. 

 

Saigon đã đổi mới rất nhanh. Đi xa quá lâu, về lần nào cũng thấy xa lạ, ô nhiễm và bất an. Lần vừa rồi, chúng tôi ở lại Saigon hơn một tháng. Trước ngày trở lại Mỹ, hai vợ chồng tôi đi dọc theo đường Tự Do, sang đường ra bến Bạch Đằng, tôi nhớ lại hơn nửa thế kỷ trước, gần tám trăm ngàn đồng bào từ miền Bắc đã cặp bến này đi tìm tự do, nay không còn một dấu tích nào để lại. Cũng tại nơi này 36 năm trước đây, gia đình tôi đã bỏ lại chiếc xe bên đường và nhờ sự tình cờ như một phép lạ mà đến được miền đất hứa. Chúng tôi đi ngược lên, đến dưới tượng Đức Trần Hưng Đạo, cố tìm lại chỗ của chiếc xe năm xưa. Ở đây họ đã xây một công viên nhỏ. Lúc quay về chỗ ngã ba để tìm cách sang đường Tự Do thì đúng vào giờ tan sở, xe chạy hai chiều không ngớt. Đường thì rộng, không đèn giao thông, cũng không có lằn sơn dành cho bộ hành, chần chừ mãi không dám qua. Chợt nghe thấy tiếng chuyện trò vui vẻ của mấy cô gái, chúng tôi quay lại thì các cô tươi cười “Các bác theo chúng cháu” và không đợi trả lời, hai cô đã nắm cánh tay của chúng tôi dẫn qua đường. Sang đến nơi chưa kịp nghe lời cám ơn, các cô đã vội rảo bước ríu rít đi. Tôi bỗng nhiên thấy trong cái xa lạ, trong sự bất an, trong cái vô cảm của cuộc sống hối hả, vẫn còn cái thiện căn bản trong sáng của những người trẻ Việt Nam.

 Nguyễn Công Khanh 

  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 94500)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108959)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95997)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 102333)
S au nhiều năm bị giam cầm và cả 7 năm quản thúc tại gia, lãnh tụ dân chủ đối lập bà Aung San Suu Kyi được thả ra. Ngay sau đó, từ tháng 8 năm 2011, bà đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi phong trào quần chúng hãy bảo vệ con sông Irrawaddy cùng với yêu cầu phải tái lượng giá ảnh hưởng môi sinh...
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117567)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91838)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89539)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 106247)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89521)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 102018)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.