- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BẮC ĐẨU BỘI TINH TỪ NGÔ BẢO CHÂU ĐẾN TRƯƠNG VĨNH KÝ

10 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 95468)

ngobaochau_photodaongocthach-content

 GS Ngô Bảo Châu/ Ành Đào Ngọc Thạch

Tin Tổng Hợp - Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được Tổng thổng Nicolas Sarkozy trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh, huân chương cao quý nhất của Pháp, tại điện Élysée. Buổi lễ diễn ra trong tuần qua tại điện Élysée và Tổng thống Pháp Sarkozy đích thân trao tặng huân chương. Sau khi nhận huân chương, Giáo sư sang Mỹ tiếp tục công việc giảng dạy tại trường Đại học Chicago. Trước đó, ông đã từng trở về Việt Nam vào giữa tháng Giêng để chủ tọa hội nghị tiếp thu kinh nghiệm của Viện nghiên cứu Toán trên thế giới và tổ chức lễ ra mắt Viện Toán cao cấp Việt Nam. Sắc lệnh về việc trao Bắc Đẩu Bội tinh được Tổng thống Pháp ban hành ngày 22 tháng 4 năm ngoái. Cùng được trao tặng huân chương đợt này với giáo sư Châu có bốn người khác, gồm cựu đại sứ Pháp tại Afghanistan, một giáo sư toán học, và hai người nữa hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Bắc Đẩu Bội tinh là huân chương cao quý nhất của Pháp được xét và trao tặng, quyết định bằng một sắc lệnh của tổng thống Pháp. Huân chương này được Napoléon Bonaparte lập ra năm 1802 để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức cả dân sự và quân sự có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp, bao gồm cả người Pháp và người ngoại quốc. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền giáo dục của Pháp, khi ông được trao tặng Huy chương Fields là phần thưởng danh dự nhất thế giới trong lĩnh vực toán học.

truongvinhky-contentĐược biết, trước Ngô Bảo Châu cũng đã có nhiều người Việt được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Một trong những người nầy trong quá khứ là Petrus Key (Trương Vĩnh Ký) (1837-1898) . Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu: Petrus Key (sau này sửa thành Trương Vĩnh Ký) thường được ca ngợi là một học giả lớn miền Nam. Ông cũng có công quảng bá loại tiếng Việt mới, tức quốc ngữ hiện nay mà các giáo sĩ Portugal và Espania đã sáng chế vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, Petrus Key cũng đóng một vai trò đáng kể trong cuộc xâm lăng Việt Nam của Pháp. Petrus Key là một "khai quốc công thần" của nền Bảo hộ Pháp, không những tại Nam Kỳ, mà còn trong toàn cõi Đông Dương. Năm 1876, chẳng hạn, Petrus Key làm một chuyến viễn du Bắc Kỳ, cung cấp tài liệu tại chỗ cho Thống đốc Duperré mưu chiếm miền Bắc, nhưng kế hoạch này không được Paris chấp thuận. Năm 1886, "ẩn sĩ" Petrus Key ra Huế, làm trong Cơ Mật Viện để huấn luyện vua Đồng Khánh (1885-1889) biết đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi Đại Pháp–tức tách biệt Bắc Kỳ ra khỏi ảnh hưởng Huế, đổi lại, được phần nào tự trị trong các tỉnh còn lại của Trung Kỳ, từ Thanh-hóa vào Bình-thuận; và chiêu mộ các lãnh tụ Cần vương về hàng dưới chiêu bài "an phủ." Nhờ vậy, được Tổng Trú sứ Paul Bert ân thưởng Đệ ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương, một loại huân chương cao quí mà bao công dân Pháp thèm muốn. Dưới thời Pháp thuộc, tên Petrus [Trương Vĩnh] Ký được dùng đặt cho tên một trường Bảo hộ Pháp lớn nhất miền Nam ngay tại Sài Gòn. Sau ngày Pháp tái chiếm miền Nam, và cho tới năm 1975, trường Petrus Ký vẫn là một trường trung học công lập danh tiếng miền Nam. Để biện minh cho việc lấy tên Petrus Ký đặt tên cho ngôi trường từng đào tạo hàng chục ngàn nhân tài này, người ta vời vẽ ra hàng trăm giai thoại về sự tài giỏi, thiên tài về ngôn ngữ, v.. v... của Petrus Key, khiến khó biết chi tiết nào thực, chi tiết nào giả.

*Ghi chú của Hợp Lưu:

- Petrus Key Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886.

- Một trong những “tác phẩm” nổi tiếng của Petrus Ký là lá thư ra mắt Đại Nguyên Soái (Grand Chef) Pháp của Petrus Key :

TÀI LIỆU I (theo Sử gia Vũ Ngự Chiêu)

Tháng 3/1859, Petrus Key viết thư ra mắt Đại Nguyên Soái (Grand Chef) Pháp, van nài hạm đội Pháp hãy tấn công ngay các thành trì miền Nam để giải phóng giáo dân Ki-tô và dân tộc Việt dưới ách cai trị chuyên chế, bạc đãi giáo dân của nhà Nguyễn.

Vì lý do kỹ thuật, phóng ảnh của tài liệu lịch sử trên không được toàn vẹn (có một số từ rất khó đọc).

Luật sư Trần Thanh Hiệp tóm lược nội dung thư như sau:

Thư Petrus Key có thể chia làm 3 điểm:

1. Petrus Key đã nhân danh một người che chở, bảo vệ cho tất cả Giáo dân Ki-tô cầu cứu hạm đội Pháp như các tông đồ kêu cứu Chúa và Chúa đã gửi xuống những Samson, Moise, Joseph để cứu khổ, cứu nạn. Petrus Key đã nói những lời van nài (supplications) thật sự, của những nạn nhân bị đàn áp một sống, mười chết. Để được ứng cứu, Petrus Key đã hết lời ca ngợi hạm đội Pháp vượt qua bao khó khăn trên bước viễn chinh để đến Việt Nam, và Petrus Key rất mong sự ra tay của binh lực Pháp.

2. Để giải thích lời kêu gọi cấp cứu của mình, Petrus Key đã mô tả thảm cảnh cấm đạo, giết đạo đang diễn ra, giáo dân "như đàn cừu non giữa đám sói tham mồi," hàng ngày tính mạng bị đe dọa, bị đặt vào thế phải lựa chọn ở khắp các ngả đường, giữa "bước qua thánh giá" hay bị chết chém. Đó là chưa kể việc còn nhiều đe dọa đối với an ninh bản thân, tính mạng của giáo dân, bị theo dõi ngày cũng như đêm, tên tuổi bị niêm yết khắp nơi, bị quan quân tróc nã, tra hỏi, xét xử, đánh đập, giam cầm. Trong vòng vây nghiệt ngã ấy, Petrus Key đã không thể liên lạc được với binh lực Pháp nên chỉ còn biết chờ đợi được giải vây.

3. Petrus Key cho người Pháp biết rằng nội bộ quan quân của triều đình rất rối ren. Quan quân rất sợ binh lực Pháp. Lính hàng ngày bỏ trốn nếu có cơ hội. Dân chúng hoang mang, oán trách quan quân gây chiến, chỉ mong có hoà bình để được sống yên ổn. Bởi vậy binh lực Pháp không nên trì hoãn nữa. "Hãy thương xót chúng tôi," "Hãy giải phóng chúng tôi khỏi nanh vuốt kẻ thù," đó là những lời kêu cứu của người viết thư!

Lược Dịch Thư Petrus Key

Gửi Đại Nguyên Soái Pháp

 

Kính gởi Đại quan (Ông chủ lớn)

Và các sĩ quan tôn kính của Đoàn Chiến Hạm Pháp Quốc,

Đáng lẽ tôi không được phép viết thư cho một người giữ chức vụ cao quý như Ngài; nhưng khi cái chết đang đe dọa từng bước chân, khi những hiểm nguy dồn dập đang vây quanh chúng tôi khắp nơi, tôi tin chắc rằng tấm lòng độ lượng của Ngài sẽ miễn thứ cho tôi được gởi đến Ngài những dòng chữ này. Tôi không dám hành động do lòng kiêu căng vô lối mà chỉ do sự dẫn giắt của ích lợi chung, và những hiểm nguy đang bao vây chúng tôi đã thúc đẩy tôi có hành động này.

Thuở xa xưa, khi các tông đồ bị bão tố dồi đẩy, đã van xin một cách tin tưởng với Thượng đế An lành "Hãy cứu chúng con, chúng con đang bị đắm chìm." Nhưng nhu cầu khẩn thiết bất chấp các luật lệ. Mảnh giấy thô thiển này, lá thư vụng viết này sẽ trình bày rõ với Ngài hoàn cảnh thật khốn khổ của tôi; thực ra, ở đây, dọc đường đi, tôi chẳng có gì trên người, không giấy, không tài liệu, không cả nghiên mực đàng hoàng, không ngòi bút thích hợp. Nhưng tôi xin nhân danh người đại diện cho các đạo hữu Ki-tô, dâng lên Ngài những lời than van của chúng tôi; tôi xin kể cho Ngài nghe tất cả nỗi đau khổ và bạo tàn mà chúng tôi phải gánh chịu dưới ách chuyên chế của bọn quan lại, vì quí Ngài là những người báo thù cho sự Tự do cho chúng tôi, vì quí Ngài là sứ thần của Thượng Đế, trong cõi nước Chúa, đã được Chúa lựa chọn để giải cứu chúng tôi khỏi bàn tay của kẻ thù chúng ta, giống như trước đây Chúa đã sai Samson đi rửa hận cho dân tộc ông ta, hay đã sai Moise đến giải phóng dân Israel (Do Thái) khỏi lao tù Egypt (Ai Cập), hay đã phái Joseph đến giới thiệu ngôi nhà của Jacob trong những cánh đồng bình an ở Channan....

Chiêm nghiệm sự thụ mệnh Thượng Đế, nhìn lại biết bao đại dương Ngài đã vượt qua, biết bao xứ và vương quốc Ngài đã đặt chân, biết bao mối hiểm nguy, trên đất liền cũng như ngoài biển cả, để đến được với chúng tôi, chúng tôi có một niềm tin và hy vọng sẽ được Ngài bảo vệ. Hiện nay, chúng tôi giống như bầy cừu non giữa đàn chó sói đói mồi; sự chết truy đuổi không ngừng; sự khủng bố dầy phủ chốn cư ngụ; và lưỡi gươm chờ trực trước cửa. Giữa bầu không khí sợ hãi triền miên đó, giữa những nguy hiểm bất tận đó, trợ lực duy nhất của chúng tôi là hy vọng vào Ngài. Chiến dịch bài đạo ngày càng gia tăng, nơi đâu cũng có đặt Thập tự Giá dưới bước chân của chúng tôi, và [quan binh] căn cứ trên thái độ kính mến hay khinh bỉ Thập tự Giá mà nhận diện chúng tôi; những tòa án chờ đợi chúng tôi ở mọi ngả đường. Chúng tôi ngã xuống, chết vì những đòn vọt; chúng tôi bị vất vào ngục thất để chờ chết. Ngày thì phải lo việc sưu dịch nặng nhọc, ban đêm thì phải canh gác bảo vệ an ninh làng xóm, và thật ít khi có được giấc ngủ. Họ tên chúng tôi bị niêm yết trên những bản cáo thị, ngày đêm bị kiểm soát, không phút giây xao lãng. Tôi còn biết nói gì hơn...? Ngày và đêm trĩu nặng ưu tư. Lưỡi dao của đao phủ đe dọa. Trước mắt là hố thẳm, sau lưng đàn sói! Và chúng tôi kẹt giữa ngục đá và sự tử đạo dưới lưỡi dao đang dơ cao. Nhiều nhà truyền giáo đang bị giam cầm trong ngục thất và rất nhiều đạo hữu Ki-tô đang ở trong tay kẻ thù. Hôm qua, văn thư của các quan lại lưu truyền khắp các làng mạc, cho lệnh tăng cường thêm từ 10 tới 20 người cho các toán lính chịu trách nhiệm lùng bắt tín đồ của Chúa; và đã có nhiều người đang phải rên xiết dưới gông cùm trong tòa thành mà người ta mới dựng lên gần cầu Tham Lương. – Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta. Đây là tình trạng khốn khổ mà chúng tôi đang sống; tinh thần chúng tôi trôi nổi bấp bênh; mối sợ hãi và lo lắng làm héo mòn và tiêu tán dần con người của chúng tôi. Chẳng còn sự nghỉ ngơi thân xác! Chẳng còn được sự an bằng tinh thần! Thật đúng vậy! Bụng dạ đâu mà nhai nuốt, hay cách nào thưởng thức sự êm ái của chiếu nằm khi con người luôn luôn thấy lưỡi gươm đang treo trên đầu họ?... Phần tôi, kẻ nô bộc hèn mọn của Ngài, đang nôn nóng tìm gặp Ngài, đã buộc phải dừng lại sau khi đã đi được ba phần tư chặng đường, sau khi đã đổi ngựa và người để đi cho đến đích cuối của cuộc hành trình. Các đồn binh được dựng lên khắp mọi nơi, những cuộc khám xét thường xuyên dài theo các trục lộ mà tôi phải vượt qua, và tôi như một con cá đang lội trong một dòng sông khô cạn, chẳng còn phương tiện để tiếp tục. Tôi đã cố gắng vượt qua rừng rậm, đồng ruộng, đồi núi và bình nguyên để đến với Ngài, dù khó khăn cách nào đi nữa chẳng quản ngại, mà cũng không được. Chỉ đành biết chờ đợi các vũ khí vô địch của Ngài đến giải cứu tôi. Trên đây là những nỗi khó khăn của chúng tôi, mà theo chỗ tôi hiểu, có lẽ Ngài không phải không biết đến.

Nếu trái tim Ngài chưa khép kín sự Bác ái mà Chúa Jésus Christ đã từng rao giảng, để làm tròn sự mong đợi của Giáo hội, thì xin Ngài hãy mở rộng bàn tay cứu giúp, giương rộng cánh tay đầy quyền năng, và Ngài sẽ xứng đáng với Chúa và Giáo hội. Rất đông [quân địch] đang bao vây Ngài, nhưng Ngài sẽ chế ngự được họ không mấy khó khăn. Vì sự sợ hãi đã xâm chiếm kẻ thù của chúng ta và làm cho họ không dám đến gần.

Tôi đã thấy những đám lính đào ngũ, và đã nghe tin đồn rằng trong quân đội, từ cấp chỉ huy đến tên tiểu tốt, hầu hết đều nói rằng mặc dù có lệnh quan, họ neo thuyền giữa giòng sông để nếu cần sẽ lội thoát thân. Cả dân tộc, kể cả kẻ ngoại đạo, đang rên xiết và đòi hỏi hòa bình với những lời thảm thương. Họ nói: "Nếu vì quyền lợi vương quốc thì họ phải cho chúng ta thấy có một ông vua đem lại sự thái bình cho chúng ta, chấm dứt những công việc khổ nhọc... mà các quan lại đòi hỏi để phục vụ chiến tranh – Tại sao lại phải làm việc không công suốt ngày? Ai muốn ngồi trên ngai vàng cũng được miễn là họ làm nhẹ được gánh nặng của chúng tôi?" Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi. Sự quang vinh và danh dự của Ngài đòi hỏi Ngài phải làm, những mối ưu khổ của chúng tôi cũng đòi hỏi Ngài phải làm nhiệm vụ đó. Và các thế kỷ sau sẽ nói đến chiến công của Ngài, sự tưởng nhớ Ngài sẽ không bao giờ phai, những lời tán dương về Ngài sẽ lưu truyền trong lịch sử Giáo hội, và tên Ngài sẽ được tôn vinh đời này qua đời khác, và quan trọng hơn cả là Ngài sẽ xứng đáng sống đời đời trên cõi Trời, cuộc sống hằng cửu, mà người thường khó đạt được.

Hãy thương xót chúng tôi. Hãy thương xót chúng tôi. Quí Ngài là những nhà giải phóng của chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã xâm phạm đến chúng tôi! Than ôi! Người đi giày biết rất rõ chiếc giày thốn đau ở chỗ nào. Chúng tôi cũng biết là "Kẻ nào ôm đồm quá nhiều thì giữ không được chặt." Nhưng những nỗi khổ đau của chúng tôi đã khiến chúng tôi phải kêu cứu đến quyền lực của Ngài và đệ trình lên Ngài, tự đáy lòng của chúng tôi, tất cả những sự việc kể trên mong chờ sự thận trọng và minh triết của Ngài phán đoán.

 

Người nô bộc hèn mọn

và vô dụng.

Petrus Key

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 202412:07 SA(Xem: 864)
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1974, nhật báo Sóng Thần do tôi làm chủ nhiệm bị chính phủ kiện ra tòa với tội danh “phỉ báng mạ lỵ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việc này xẩy ra sau khi số báo đề ngày 21 tháng 9, 1974 bị tịch thu vì đã đăng tải bản cáo trạng tham nhũng trong chính quyền do Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng và Kiến tạo Hòa bình phổ biến. Có hai tờ nhật báo khác cùng chung số phận với Sóng Thần, đó là Đại Dân Tộc và Điện Tín. Phiên tòa cho hai tờ này được ấn định vào một ngày khác.
21 Tháng Tư 202410:31 SA(Xem: 1111)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn /Phu quân của bà Đỗ-Thị-Hoằng / Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU /Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi. Cụ ông VŨ NGỰ CHIÊU
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 1078)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 1173)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 987)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 1549)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 1391)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 1443)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh
15 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 1311)
Thế nào gọi là tiểu-thuyết-mới (Nouveau Roman). Đó là câu hỏi của những người chuyên viết về tiểu thuyết và những người thường đọc tiểu thuyết. Giữa hậu bán thế kỷ XX; một phong trào văn chương thuộc thế hệ trẻ Pháp như Alain Robbe-Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida, Nathalie Sarraute, Pierre Bourdier…được tung ra giữa “thị trường” văn học thời ấy vào đầu thập niên 1962,cái gọi là Tiểu-Thuyết-Mới, lập tức phong trào nầy được khám phá ngay, không những ở Pháp mà ngay một vài nước khác trên thế giới,Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng phong trào thời thượng lúc đó, kể cả bộ môn nghệ thuật khác, tuy không rực rở nhưng đã hội nhập được với trào lưu thời bấy giờ…
14 Tháng Tư 202411:29 SA(Xem: 1435)
đã tháng tư rồi ... mây vẫn bay nước xuôi dòng cũ … ngày qua ngày đôi khi cứ tưởng là trong mộng một triệu vui buồn cuộc đổi thay *