- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

DỰ LUẬT CẤM NHẬP CẢNG VI CÁ VÀO CALIFORNIA TRỞ THÀNH LUẬT

08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105580)


vica

SACRAMENTO, Calif.-Vi cá được coi như là món ăn ngon của người Trung Hoa. Vi cá mập thường dùng để nấu xúp măng cua và được bán nhiều ở Khu Phố Tầu thuộc thành phố Oakland với giá hàng trăm đô la một pound. Tuy nhiên, kể từ hôm nay, người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển. Ông nhận mạnh vì quyền lợi của những thế hệ tương lai cho nên ông đã ký ban hành luật. Hiển nhiên đạo luật này của tiểu bang đã gây bất mãn cho cộng đồng người Hoa tại California. Carl Chan chủ tịch phòng Thương Mại của khu Phố Tầu tại Oakland cho rằng những nhóm bảo vệ động vật đã cường điều trong việc tố cáo việc cắt vi cá mập. Ông cho rằng việc bảo vệ động vật là hành động cao quí nhưng nếu chỉ nhắm vào cộng đồng Mỹ gốc Trung Hoa thì đó là sự kỳ thị. Những ngược lại, Christopher Chin của Trung Tâm Oceanic Awareness cũng là người Mỹ gốc Trung Hoa nhưng lại ủng hộ tối đa luật mới. Ông nói rằng thực tình ông nhận ra việc những con cá mập bị giết chỉ vì những cái vi của chúng, phần thân thể còn lại bị phế thải. Christopher Chin nói thêm rằng chúng ta cũng không biết rằng thế giới mất tới 90% lượng cá mập chỉ trong vòng 50 năm qua. Nhưng khi người ta nhận ra được mối đe dọa này thì phải hiểu rằng luật cấm của California là một trong những nỗ lực để cân bằng lại môi trường.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:32 SA(Xem: 33531)
Anh không về, hèn chi hôm qua, hôm kia, hôm kia kia nữa Con hẻm quen tự dưng nỗi chứng gập ghềnh Bầu trời đêm nay chẳng thắp nổi vì sao Mây cũng giận, khóc oà như trẻ con lạc mẹ
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 31289)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32218)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30982)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 29234)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31447)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 30041)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32768)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35707)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 38105)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”