- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THI SĨ TRANSTROMER TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112910)

tomas_transtromer_3-content


Tin Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách. 

Viện Thụy Điển đã trao tặng giải văn chương cho một công dân trong nước sau một thời gian dài 30 năm, nói rằng thơ của thi sĩ Transtromer cô đọng, trong sáng, làm cho con người có thể nhìn thấu sự việc và thực tế. Tổng thư ký Peter Englund của Viện Thụy Điển nói rằng Thi sĩ Transtromer là một trong những thi sĩ lớn nhất của thế giới trong ngày hôm nay. Sau tai biến mạch máu não trong năm 1990, Thi sĩ đã bị giới hạn khả năng nói chuyện, không thể đi thẳng người và chỉ có thể chơi đàn dương cầm bằng tay trái. Thi sĩ nói rằng ông ta rất ngạc nhiên trước vinh dự được trao giải Nobel Văn chương. Bà Transtromer nói rằng bà ta nghĩ người được chọn trao tặng phải được cho biét trước, nhưng ông Peter Englund chỉ gọi điện thoại cho biết trước chỉ 4 phút. Ông Neil Astley là đồng sáng lập viên nhà xuất bản Bloodaxe Books với Thi sĩ Transtromer ở Anh nói rằng ông ta rất vui mừng trước tin tức, công trình của thi sĩ Transtromer là cái nhìn sâu sắc trong tâm lý và giải thích siêu hình của thế giới. 

Thi sĩ Transtromer sinh ở Stockholm ngày 15 tháng 4 năm 1931, con trai của một người mẹ làm giáo viên và một người cha làm ký giả. Tập thơ 17 bài của thi sĩ trong năm 1954 được coi là một tuyệt tác trong thập niên. Sau khi đậu bằng bác sĩ tâm lý, Thi sĩ chia đôi thì giờ, một nửa thì giờ dùng viết lách, một nửa thì giờ làm bác sĩ tâm lý. Sáng tác của thi sĩ được dịch ra 50 thứ tiếng. Viện Thụy Điển nói rằng 2 tập thơ mới nhất đã có mức độ tập trung cao hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34063)
E m giấu miết con thuyền bên kia dốc Đợi mùa khô thả vào lòng sông cạn Con thuyền sẽ trôi ra biển - ngày sông Tiên xuôi
05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35920)
khi Thơ không vui cứ để mặc nó buồn / như cô bé ở truồng thích tắm mưa thuở nhỏ / dường như có điều gì đó / sắp sửa trong veo /
02 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 35090)
Đ ừng nói với em rằng anh đã già Không, em không tin như thế Vẫn nghĩ anh như ngày nào Những năm 90 chúng mình còn rất trẻ
24 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 36519)
T a nợ trăng bài thơ dang dở Trải cõi lòng thiếu một nửa nhân gian Người đời gọi đó là đêm trăng khuyết Ta bảo rằng trăng thiếu tri kỷ đó thôi
23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 43171)
Ô ng Giản nhớ lại, năm ngoái chính vợ ông cũng đã nằm ở đây trong chiếc quan tài để người ta đưa ra cánh đồng, ông đưa tiễn vợ ra tận nghĩa trang. Ông thì thầm với vợ rồi cũng có ngày tôi sẽ nằm đây để người ta đưa ra với bà, bà đi trước tôi đợi tôi nhé! Bây giờ thì chính ông đang nằm đây, chỉ có khác vợ ở chỗ ông chưa chết nên chưa được nằm trong quan tài.
21 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 37556)
A nh đi rồi còn ai vuốt tóc Lời tình thơm sách vở học trò Đêm xuống rồi em buồn không hở Trời xa mù tầm tay với âu lo…
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 38093)
V ậy hôm nay anh thấy gì Thấy những tay lưu manh ở diễn đàn Asia chơi trò súc vật Làm những người hiền lành phải tránh xa
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34495)
T heo văn phong cải lương của Khổng tử thì hôn nhân là “The River of no-return”, đạo đức như tớ thì đời vợ chồng là “thánh giá Chúa gửi ,” vì như lời thánh kinh đã nói: “ Này ta bảo thật các con: những gã đực rựa nào vừa đi làm đổ mồ hôi lấy tiền nuôi gia đình, vừa nhẫn nhục sống trong cảnh vợ chúa chồng tôi, thì dù có bay bướm chút đỉnh, nước Thiên Đàng vẫn chính là của họ.”
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 35172)
luôn đi ngủ khi mặt trời thức dậy sao tôi có thể yêu đêm đến độ phải ruồng rẫy vừng hồng bình minh lên từ đâu trong tôi mọc một nhành đêm rất trắng
16 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 46850)
B ài viết này cố gắng xuyên suốt qua những màn hỏa mù tuyên truyền, tái dựng lại “bài học Đặng Tiểu Bình” dưới ánh sáng lịch sử và luật học. Nguồn tư liệu cơ bản của chúng tôi là tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Nga, Trung Hoa và Việt Nam thu thập hơn 30 năm qua—kể cả tư liệu kho Châu Bản nhà Nguyễn, chuyến thăm viếng vài trận địa cũ trong năm 2004-2005 nhân dịp du khảo Việt Nam với một học bổng Fulbright của Bộ Ngoại Giao Mỹ và tài trợ khác, cùng những thông tin truyền khẩu của một số người đã tham dự cuộc chiến, gồm dù không giới hạn trong số các bộ đội QĐND từng tham chiến.