- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đánh rơi nỗi nhớ / Trăng, anh và em

01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 113407)

songninh_hl_114-content
 Photo by Marijuz Wikowski

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Song Ninh là bút hiệu của người thơ đang sống và làm việc tại Sài gòn. Chúng tôi hân hạnh gởi những dòng thơ lạ và lấp lánh như nắng mùa hè của Song Ninh đến với quí độc giả và văn hữu.
TCHL


Đánh rơi nỗi nhớ


Đêm như đứa trẻ mới sinh
Ngủ ngoan trong vòng tay mẹ
Có khi giật mình tỉnh giấc và bật tiếng khóc
Giữa thanh âm tù mù của bóng đêm đang lõa thể

Nỗi nhớ em mang cho anh ngày vội vã
Chẳng kịp nói dăm ba câu
Chuyến tàu lao nhanh như kẻ trộm gặp lệnh truy nã
Anh như tội phạm thuộc về riêng em…
Và lẩn khuất trong dòng người tấp nập

Giấc ngủ em mơ hình anh bé nhỏ
Đôi tay ngoan quơ trống rỗng riêng mình

Bình minh phố ngập tiếng rao khản đặc
Khói bụi xô bồ ngả rạp về phía thinh không
Những ngôi nhà mùa đông vẫn nằm im trong gió rét

Nỗi nhớ có hình chi
Mà dẳng dai đến thế?

Bức tranh em vẽ cho anh đã hoàn thành
Mắt thường không thể nhìn thấy
Chỉ có nước mắt của anh mới vực dậy
Hồn bức tranh em vẽ bởi đợi chờ…

Trăng, anh và em

Ánh trăng tròn
Lạc trong bài thơ anh viết
Dành tặng cho em

Mùa thu đã sang ngang
Con phố quen cũng trầm tư trong bước chân mùa cũ
Hoang dại say trong chén rượu nhỏ
Ủ ê mặt người
Cười nói…

Lũ mèo hoang khát tình
À uôm trên những mái nhà cũ đỏ
Ngoao ngoao
Những cột đèn giao thông về đêm cũng dường như chết lặng
Nhấp nháy ánh vàng lặp đi lặp lại

Bờ môi khát những bờ môi
Đôi tay em trống trải
Những ngón tay nằm ngoan mơ nụ hôn anh về…

Trăng soi ánh mắt
Sương giăng khuôn mặt
Bờ môi gượng gạo tìm nhau
Ngọt mùa trăng dỗi…

Song Ninh
(Sài gòn)




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96450)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76051)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84735)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109913)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98797)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152072)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87851)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88176)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91394)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99680)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”