- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Vời vợi xa / Bài thơ này đang ốm

17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 116246)


2011-09-17_151714

Vời vợi xa

 

 

Xa xôi trong căn phòng hẹp

Bầy sẻ bay theo vệt sáng hoang hoang

Nhịp thảng thốt như tin nhắn lạc

 

Xa không chỉ từ thân xác

Cái tổ nhỏ nhoi kết bằng ý nghĩ về nhau cũng quá đỗi xa xôi

Dải sương mù cuối năm kéo ngôi đền lùi lại

Nấp sau bao lí lẽ tỏ mờ

 

Xa thật xa những nét vẽ bơ phờ

Đâu phải hình ấy, nghĩa ấy, cái vung tay ngạo đời cỏ rả

Cây biết chọn một ngày rụng lá

Đời tắt nơi nao thì bí ẩn muôn ngàn

 

Có chữ nào tát cạn

Khoảng cách mênh mang này

 

Hơi thở nào khơi lên đám cháy

Từ tro tàn ngày xưa

 

Người đang tới xa xôi gõ cửa

Múa tưng bừng trên những ngón tay thon...

 

 

Nguyễn Bình Phương

 

 

 

Bài thơ này đang ốm

 

 

Qua nét nhòa ô cửa

Những giọng nói một cái lá cũng nhòa

Mình ngờ dòng sông sắp hết

 

Ngờ những cuồng tin đã mệt

Liu riu khuất phía sau đồi

Có ai đó bỗng nhiên ngừng rơi

Sau quãng dài tê mê buông thả

 

Mình ngờ quá mưa không sang được nữa

 

Ngờ như những lời ngang ngửa

Đã xanh rêu với u huyền

Những áng bay ngọt lừ không còn mùa đưa tiễn

Chiều ra ngả bóng làm chi.

 

Ốm là bước qua nghịch lí

Về thiếp trong những nét nhòa

Kẻ dừng lại kia vừa giật mình chạnh nghĩ

Tuồng như sống cũng chỉ là rơi

Chỉ là dăm ba tiếng gọi

Hớt hơ trên những chia lìa

 

Mình ngờ ngợ thời gian rất lạnh!

 

Chấm một dấu chấm than đỏ quạch

Rồi xem ấm tới bên nào.

 

 

Nguyễn Bình Phương

(Hà Nội)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111017)
l á đỏ dưới ánh đèn mùa đông mùa đổi từ bao giờ lòng ta quanh năm chỉ một mùa vàng lạnh giấu bạn bè trong những giấc mơ .
13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111394)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Đậu Sỹ Nguyên là sinh viên K11 Viết Văn Nguyễn Du - Đại Học Văn Hoá Hà Nội. Chúng tôi hân hạnh gới thiệu những sáng tác đẹp như "màu hoa cải trắng" của Đậu Sỹ Nguyên đến với quí văn hữu và bạn đọc Hợp Lưu. TCHL
13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109041)
T ôi muốn hỏi cô gái “Tại sao cô lại xâm hình con rồng mà không phải cái gì khác?”. Cô gái nói: “Tôi thích”. Một câu trả lời không trả lời gì cả. “Tại sao cô thích?” Cô gái bảo: “Đi mà hỏi rồng”. Tôi muốn banh đít cô ra để hỏi, nhưng cô đang đối diện với tôi. Có nghĩa là tôi đang đối diện với cái điều “hữu hạn thì hư ảo mà cái vô hạn thì bất khả tri”.
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109271)
-  T ôi rất xin lỗi. Tôi có thể bồi thường. Hoàng cau mày “ Không bồi thường gì cả. Ông xem, thứ nước bẩn thỉu của ông đã làm tổn thương anh bạn bé bỏng này. Nó sẽ chết vì thứ mùi ô uế này” - Tôi nghĩ cái cây này sẽ lớn nhanh hơn. - Ông đang huỷ hoại công viên đấy.
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 107725)
n hư địa chỉ không bao giờ có cho một lá thư chưa bao giờ viết, tịch mịch một nốt nhạc chưa ngân, thành tiếng vang vọng bao lâu trong mơ hồ tĩnh lặng nơi chốn
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109930)
m ột đêm uống trăng máu ướp vần thơ mộ đỏ bào thai chưa kịp lớn kià thú dữ nốc cạn huyết tươi...
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86330)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86638)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 99144)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86114)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.