- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

AMNESTY INTERNATIONAL TỐ CÁO VIỆT NAM TIẾP TỤC TRẤN ÁP MẠNH MẼ GIỚI LY KHAI

14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 111526)

 amnesty2011-content

Tin Luân Đôn - Trong bản báo cáo thường niên 2011 về tình hình nhân quyền trên thế giới được công bố hôm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng các biện pháp hạn chế gắt gao vẫn tiếp tục đè nặng lên quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. Một quy định mới về theo dõi Internet được áp dụng. Những người ly khai bất bạo động và các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền vẫn luôn luôn là đối tượng bị trấn áp mạnh mẽ.

 

Vẫn theo Amnesty International, các cơ quan công quyền Cộng sản Việt Nam ngày càng thường xuyên tố cáo các nhà ly khai đấu tranh ôn hòa là muốn lật đổ Nhà nước. Các tù nhân lương tâm bị kết án nặng nề sau những phiên xử không công bằng. Các nhà ly khai bị bắt, bị tạm giam trong một thời gian dài hoặc bị quản thúc tại gia. Tín đồ một số giáo phái bị sách nhiễu, ngược đãi. Trong năm qua, có ít nhất 34 trường hợp bị tuyên án tử hình. Ngoài việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, các website và blog bằng tiếng Việt của các nhà ly khai thường xuyên bị tin tặc tấn công. Tính đến cuối năm 2010, có ít nhất 30 tù nhân lương tâm bị bắt giữ, trong số này có người là thành viên của các tổ chức chính trị bị chính quyền cấm hoạt động, các nhà hoạt động công đoàn độc lập, những người viết blog, doanh nhân, nhà báo, nhà văn.

 

Cũng theo bản báo cáo này, từ tháng 10 năm 2009, Hà Nội liên tiếp mở các phiên xét xử nhắm vào giới ly khai và 22 người đã bị án tù. Các phiên tòa này không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về công bằng, đặc biệt là những nguyên tắc cơ bản sơ đẳng của tư pháp, như quyền có luật sư bào chữa, suy đoán vô tội trước khi bị kết án.

 

Báo cáo của Amnesty International nêu ra tên cụ thể của nhiều trường hợp như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy thức, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, bà Trần Khải Thanh Thủy. Amnesty International còn nhận định rằng Hà Nội có chính sách phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng tín ngưỡng thiểu số. Trường hợp điển hình là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, các tín đồ bị sách nhiễu, hạn chế tự do đi lại, lãnh đạo giáo hội, Hòa thượng Thích Quảng Độ thì bị quản thúc tại gia. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế còn nêu ra vụ giáo dân Công giáo Cồn Dầu Đà Nẵng bị cảnh sát vũ trang thẳng tay trấn áp chỉ vì do tranh chấp về đất đai với cán bộ địa phương. Hàng chục người bị thương. Gần sáu chục người bị tạm giam, hai người bị kết án từ 9 đến 12 tháng tù giam, nhiều người khác bị tước quyền công dân. Khoảng bốn chục tín đồ đã phải chạy sang Thái Lan xin tỵ nạn. Bản báo cáo của Amnesty International năm nay đánh dấu 60 năm hoạt động của tổ chức này, và buổi ra mắt đã tạo sự chú ý đặc biệt cho dư luận và được tất cả các hãng thông tấn trên thế giới loan tải.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 1986)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
26 Tháng Tư 20252:10 SA(Xem: 5064)
gã ngồi khóc một mình/ không vì chất da cam / làm chết con nghé què / bỏ vườn đi lên tỉnh / ** gã nằm khóc một mình / chẳng vì mất tình yêu / của con bồ hàng xóm / vượt biên sau bảy lăm
25 Tháng Tư 20256:47 SA(Xem: 3289)
Ta gối đầu lên đêm gió hú Cội nguồn mở cửa ngón tay trăng Những câu kinh ròng ròng máu đổ Tiếng chuông ngân xương trắng tủi hờn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 2989)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
24 Tháng Tư 202510:10 CH(Xem: 5169)
Ai vẽ một đường viền cộng đồng âm nhạc / Lá cỏ ngồi lên hương / Những choàng tay nhau níu cần đêm lạnh / Đàn bập bùng mưa trống vỗ / Thời xa xăm
24 Tháng Tư 20254:11 SA(Xem: 4251)
Năm 1954, khi di cư từ Bắc vào Nam, tôi còn bé lắm. Đại gia đình chúng tôi chọn Tuy Hòa làm nơi an cư lạc nghiệp. Bởi vì có người bà con đã định cư và làm việc ở đó. Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hoà với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông.
24 Tháng Tư 20252:14 SA(Xem: 3388)
Khi nào thì chúng ta- những người bạn, người thân,.. tâm sự cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi? Người ta thường nói: Chia vui để được vui hơn, chia buồn để nỗi buồn vơi đi. Điều đó đúng với người thật sự là bạn, người thân, tri kỷ. Nhưng khi trải lòng, trút cạn nỗi niềm cần đúng người đúng việc và đối tượng chia sẻ là với những người tin cậy, đối xử với nhau thật sự chân thành. Có người nghe với thái độ thờ ơ, hờ hững hoặc lãng tránh: “Câu chuyện của mày không liên quan đến tao nhá!”
24 Tháng Tư 20251:36 SA(Xem: 4251)
Em hiền như ly nước mát / Đơn giản như nụ cười không son / Là quả trứng buổi sáng, là tô canh rau buổi chiều / Là cơn mưa thì thầm trên thềm khuya / ** Em là xếp của nhớ thương / Em oai như nữ tướng / Em tính toán rạch ròi / Em rất bao dung
18 Tháng Tư 20256:00 SA(Xem: 4449)
Dưới màu hoa, như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em, bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve, trong trưa hè yên tĩnh / Không cho lòng ta yên
16 Tháng Tư 20259:59 CH(Xem: 3583)
Em hoa quỳnh nở về đêm / Tôi thằng trộm đứng bờ phên ngập ngừng / Hương một làn bỗng thơm lừng / Tôi hoàn lương chỗ đã từng lưu manh