- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc
Lượt người xem
207,374

Người chết

23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 185596)

 

motgochn

( Một góc Hà nội / Ảnh M.H)


LTS: Với những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.

TCHL

 

 

Người đi đường dừng lại, người đàn ông nằm bất tỉnh trên vũng máu loang lổ. Tôi cố tình chen lấn và trí tò mò dành cho tôi một chỗ trong đám người hiếu kỳ đó.

-Tránh ra cho anh ta thở nào?

-Còn sống hay đã chết?

-Gọi cho người nhà anh ta đi, anh ta ở đâu thế? Xem chứng minh nhân dân nào.

-Gọi xe cấp cứu chưa?

-Người đâm anh ta đâu rồi?

Những kẻ hiếu kỳ phía sau nhảy chồm chồm ngó qua đầu những kẻ hiếu kỳ phía trước. Đám người ngày một đông. Họ chen nhau tắc cứng cả làn đường, tôi lạc vào biển ngột ngạt đó từ lúc nào không rõ. Có ai đó gào lên.

-Khiêng anh ta và chiếc xe lên vỉa hè đi.

Một giọng trầm hơn.

-Hắn nói đúng! dính vào người chết xui bỏ mẹ.

Đám đông trở nên nhốn nháo, những chiếc xe nhích dần đến chỗ người đàn ông đang nằm sõng soài trên vũng máu tỏ ra sốt sắng và cáu bẳn. Họ ngó nghiêng, nhăn mặt, chép miệng, tắc lưỡi, chửi thề….

Có một vài cô gái trẻ thì tỏ ra dễ chịu hơn, họ chỉ trỏ chiếc xe nằm cách người đàn ông một quãng bình phẩm.

-Xe đời mới đấy!

-Đẹp nhỉ? Tiếc thật.

-Thằng bồ tao đang hứa sinh nhật tới mua tặng tao một con như thế này.

-Nhìn lão bồ mày có như tên nằm kia không?

-Phỉ phui, chỉ được cái độc miệng. – người ta bắt đầu nghe thấy tiếng cười xì xầm của hai cô gái.

Đường tắc quá lâu khiến hai chú bảo vệ của một công ty gần đấy cũng tỏ ra lo lắng và họ đã chủ động khiêng người đàn ông và chiếc xe lên vỉa hè, và đám đông lại tiếp tục di chuyển.

Anh ta được đặt lên một tấm nilon, nói đúng hơn là một cái áo mưa của kẻ tốt bụng nào đó vừa lôi từ cốp xe ra. Máu vẫn chảy rệu rã, be bét ở đầu và cánh tay. Tôi nhìn thẳng vào gương mặt tái bệch vì mất máu mà khẽ rùng mình một cái, anh ta chết rồi hay sao vậy? tôi không thấy anh ta nhúc nhích. Tôi tạt xe lên lề đường, quay sang hỏi cô gái ngay cạnh mình.

-Chị ơi! Thủ phạm của vụ tại nạn đâu rồi?

Cô gái quay sang nhìn tôi lạnh lùng một lúc lâu rồi mới bình thản đáp:

-Chạy rồi! hai thằng ranh đâm vào xong là chuồn mất tăm luôn.

-Sao đông người vậy mà không giữ chúng lại hay báo cảnh sát?

-Cảnh sát thì sẽ báo, nhưng có trời mới giữ được chúng nó.

Cô gái cau mày quay đi. Một thanh niên anh mặc kiểu nhà quê, có vẻ mặt hiền lành dễ mến dường như đã theo dõi câu chuyện của tôi và cô gái nãy giờ lên tiếng.

-Cô đến trễ.

-Vâng! Tôi hơi hiếu kỳ nên thấy đám đông cũng muốn nhào vô coi thử.

-Vâng! ai cũng có tính hiếu kỳ mà, lúc đó đường chưa tắc, anh ta đi khi thấy đèn xanh bật sáng! Hai cậu bạn vượt đèn đỏ với tốc độ cao đã đâm thẳng vào anh ta. Khổ thân anh bạn này, không biết có qua nổi không?

Tôi hơi chần chừ, nhìn người đàn ông đang cận kề cái chết buột miệng.

-Hai cậu bạn đâm trúng anh ấy có sao không?

-Ai mà biết, chúng cũng bị thương nặng lắm! một thằng bất tỉnh nhân sự - chàng thanh niên chỉ tay về phía người đàn ông – như anh ta vậy. Cậu bạn tỉnh táo hơn bò được dậy đã gọi taxi và tống nó lên đấy! còn chở đi đâu không ai biết. Sau đó, nó dựng xe, rồ ga phóng thẳng bỏ mặc anh chàng này không cần biết sống chết ra sao.

Tôi hơi chạnh lòng, tự dưng lại cảm thấy lo lắng cho cậu thanh niên bất tỉnh trên taxi. Người đàn ông vẫn không hề nhúc nhích.

-Gọi cho người nhà tống khứ của nợ này đi, khẩn trương cho tôi còn đốt vía bán hàng.

Người chủ cửa hàng đồ nội thất phía sau vỉa hè lên tiếng giục giã. Lúc này có một người đàn ông sang trọng rẽ đám đông đi tới ngồi bên cạnh nạn nhân của vụ tai nạn. Hắn lục lọi túi quần bò của nạn nhân. Ở túi thứ nhất hắn lôi ra chiếc ví màu đen, sau khi kiểm tra giấy tờ hắn lại đút chiếc ví về vị trí cũ và nói to.

-Nhà thằng ranh này gần đây thôi! Mọi người đừng lo lắng.

Hắn sờ soạng sang túi quần thứ hai và lôi ra một chiếc điện thoại Iphone vừa đập hộp.

-Tôi sẽ giúp gọi người nhà nó tới, không xa đâu! Có thể họ sẽ tới trước cả xe cứu thương đấy.

Có những tiếng bàn tán.

-Đúng vậy.

-Tắc đường.

-Sao giờ mới có người chịu rút điện thoại anh ta gọi người nhà nhỉ?

Anh chàng bắt đầu giật lên từng hồi và người ta tỏ ra lo lắng. Tôi cũng cố chúi cái đầu về phía kẻ không may kia. Cho đến khi mọi người nói anh ta không ổn rồi và quay ra nháo nhào tìm người đàn ông nọ để hỏi xem người nhà đã đến chưa? Không ai nhìn thấy hắn nữa, chiếc xe SH sang trọng đậu trên vỉa hè lúc nãy cũng biến mất. Lúc này người ta mới ngỡ ngàng đặt ra hàng trăm giả thiết.

Tôi bất bình xô cả đám người để ngồi xuống cạnh anh ta.

-Còn chiếc ví.

-Đồ vô đạo đức, sao nó không khuân nốt đi chứ! Nhân đạo nửa vời à?

-Mọi người im lặng cả đi. Anh ta không ổn rồi!

-Mẹ kiếp quân khốn nạn, đồ ăn cướp.

Sau câu chửi thề của một giọng đàn ông, tôi đưa tay rút lấy ví của anh ta từ trong túi quần ra. Tôi rút chứng minh thư đưa cho chàng trai trẻ lúc nãy đứng bên mình và bảo.

-Anh thông báo cho người nhà anh ta theo địa chỉ này đi, đúng là không xa đâu.

-OK. – chàng thanh niên nhanh nhảu.

Tôi mở ngăn ví bên cạnh, anh ta không có nhiều tiền. Và tôi lôi được trong ngăn khóa ra một tờ hóa đơn màu đỏ, hóa đơn mua điện thoại của siêu thị “thế giới di động”, chiếc iPhone với giá 17.400.000 VNĐ. Gần như anh ta đã dùng cả tiền mua điện thoại nên chỉ còn vài trăm ngàn lẻ. Tất cả mọi người đều nhìn thấy và gần như đoán định ra câu chuyện, họ bắt đầu những màn cười khẩy và lắc đầu.

Tôi nhét tờ hóa đơn trở lại ví. Chàng thanh niên vẫn còn đứng đó.

-Sao anh không đi đi, và thông báo cho người nhà anh ta.

-Cô đưa tôi chiếc ví, tôi đút lại chứng minh vào đó đã.

Tôi đưa chiếc ví cho anh ta và tiếp tục nhìn người đàn ông. Không có ai dám ngồi xuống cạnh anh ta cả. Tất cả mở to đôi mắt nhìn chăm chăm như đang chờ đợi một điều quái quỷ gì đó. Họ tò mò. Họ háo hức. Họ thương cảm.

Tiếng còi báo động của xe cứu thương náo loạn từ đàng xa, nó không làm cách nào chen qua được đám người như nêm trên đường để tới gần anh ta hơn. Bỗng có vài người cả đàn ông lẫn đàn bà hớt hơ hớt hải chạy đến, mồ hôi nhễ nhại từ trán xuống khắp mặt và cổ. Tôi không nhìn thấy chàng thanh niên lúc nãy đi cùng họ. Họ chững lại trước người đang nằm trên những viên gạch vỉa hè vuông vức bật lên những tiếng kêu khóc. Tôi lùi dần lại phía chiếc xe, mở lòng bàn tay nhìn chiếc nhẫn vàng sáng bóng, tôi mơ hồ nghĩ đến tờ hóa đơn nộp học phí có con dấu đỏ chói. Đám đông lặng lẽ tản ra và tiếp tục lộ trình trên con đường tắc cứng, vẻ mặt bình thản. Ai cũng biết anh ta đã chết cách đó vài phút.

 

 Hoài Băng

(Hà Nội 2011)

 (Đã in trên Hợp Lưu 113, số tháng 3&4-2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 1842)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.
24 Tháng Mười 20232:52 CH(Xem: 2022)
bởi mùa thu chỉ là hoàng hôn bên cửa / bên ngoài sân ga / mà tôi bỏ quên dấu tay chưa che lại / của giọt sương mai trên mái tóc buông dài / cho thêm dỗi hờn lên ngực / đã ngủ say khi cơn mưa vừa thức / lắng nghe âm thanh của ký ức mịt mù / khi rừng vừa bị đốn sạch / chôn trọn mối tư tình vào hoang phế mùa thu
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 1811)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 2005)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 2084)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 2005)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 2144)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 1992)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]
07 Tháng Mười 202311:06 CH(Xem: 2275)
...Mai Ninh, Trần Vũ, Lê thị Thấm Vân vẫn viết về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đã qua. Trần Diệu Hằng với Vũ điệu của loài công, Mưa đất lạ và Chôm chôm yêu dấu vẫn là những tập truyện ngắn liên quan cuộc sống người tỵ nạn, đến tâm tình từ góc độ một người tỵ nạn. Lê thị Huệ với Bụi Hồng, Kỷ niệm với Mỵ Anh và Rồng rắn vẫn là những soi chiếu vào tâm tình những cảnh đời của nếp sống di dân qua hình ảnh cô sinh viên thuở trước và bây giờ. Nhưng người ta vẫn nhận ra đề tài về tính dục vẫn là nét trổi bật trong các truyện của các nhà văn kể trên (trừ Trần Diệu Hằng). Thứ văn chương với đề tài có xu hướng trổi bật về tính dục đã mở đầu như một thứ cách mạng tình dục trong tiểu thuyết. Trước đây thì cũng có Tuý Hồng, Lệ Hằng, Thụy Vũ... cũng đậm mà chưa đặc, chưa đủ mặn. Ai là người đánh trống, cầm cờ về đề tài này? Có thể là Trần Vũ, Trân Sa hay Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Hồ Trường An và nhất là Lê thị Thấm Vân. Truyện sẽ không viết, sẽ không đọc, nếu không có trai gái.
21 Tháng Chín 20232:50 CH(Xem: 3100)
Mùa thu trải ra trải ra / Từng bước chân trên ngọn cỏ khô / Có em chạy băng qua cánh đồng hoang tưởng / Nụ hôn vội một sáng ướt mưa / Có phải em và mùa thu / Chia tay và nỗi buồn có thật / Như mưa / Rơi xuống đời nhau.