- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BẮT RỒNG

13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 120181)


ngannamthanglong-content

 "Rồng của Ngàn năm Thăng Long" / Ảnh Internet


Những vòi nước bất ngờ đồng loạt phun tung tóe đầy khắp trên mặt cỏ. Cô gái không thể từ chối cơn cám dỗ lao mình vào làn nước ngọt ngào đó và cô chạy vào đám cỏ mặc cho nước phun tràn lên người cô. Một cơn cám dỗ khác tiếp theo và cô cũng không thể từ chối. Cô cởi phăng quần áo vất dưới gốc cây. Người cô tràn trề nước. Cô cũng tràn trề sự hưng phấn mà cô không biết rõ nó là gì và cô chạy lăng quăng dưới làn nước giống như một đứa bé tắm mưa.

Phải có một đôi mắt rất tinh người ta mới nhìn thấy ngay giữa khe đít cô có hình xâm một con rồng. Khi cô chạy, con rồng oằn oại cử động.

Một con rồng chỉ có thể bay lên từ lỗ đít.

Đó là sự khả ngộ về cái hữu hạn khi người ta thực chứng được nó cũng chính là cái vô hạn. Tôi không biết khoa học có chứng minh được vô cực thì bằng không (∞ = 0) hay không, nhưng tôi biết huyền thoại thì vừa có thể là tất cả, vừa có thể là không gì hết.

Như con rồng.

Và tôi không thể nào từ chối được cơn cám dỗ đi bắt rồng. Tôi chạy đến chỗ cô gái chạy vào trong làn nước. Tôi ôm lấy cô và nói: “Tôi đã bắt được rồng”. Cô gái bảo “Buông tôi ra. Tôi không phải là rồng”. Tôi nói “Cô là rồng”. Cô gái cãi “Không phải. Tôi không là rồng”. Tôi vẫn nói “Cô là rồng” và tiếp tục ôm lấy cô.

Một con rồng không bay thì không phải là rồng.

Tôi muốn hỏi cô gái “Tại sao cô lại xâm hình con rồng mà không phải cái gì khác?”. Cô gái nói: “Tôi thích”. Một câu trả lời không trả lời gì cả. “Tại sao cô thích?” Cô gái bảo: “Đi mà hỏi rồng”. Tôi muốn banh đít cô ra để hỏi, nhưng cô đang đối diện với tôi. Có nghĩa là tôi đang đối diện với cái điều “hữu hạn thì hư ảo mà cái vô hạn thì bất khả tri”.

Khi cô quay lưng và bước đi, con rồng ở khe đít cô nhúc nhích. Tôi bị kích động kịch liệt. Nếu tôi đâm vào lỗ đít cô thì hẳn nhiên con rồng sẽ bay. Thế là tôi chạy đến và đè sấp cô xuống. Tôi nói, “Tôi muốn bắt rồng”. Cô bảo “Anh không thể bắt được rồng”. “Nhưng ít ra tôi có thể nhìn thấy nó bay”, tôi nói. Cô bảo “Điều đó không dành cho anh”. Tôi nói “Tôi muốn nhìn thấy rồng bay” và cô không thể cưỡng được sức mạnh và lòng ham muốn của tôi. Tôi ấn lưng cô xuống và đút con đại bàng vào đít cô. Con đại bàng vỗ cánh mặt trời thực chứng cho sự huy hoàng của mặt đất. Cô nhổng mông lên. Tôi đã ở tư thế quì và thúc cho con đại bàng bay về phía vô hạn.

Và cũng tới lúc sự hữu hạn đã bằng với sự vô hạn. Tôi nhìn thấy con rồng bay.

Sự sống hay sự chết và ý nghĩa của cuộc tồn sinh này chỉ là sự hãm hiếp của cái hữu hạn với vô hạn. Đôi khi dồn dập đôi khi buông lơi như một cơn gió thoảng.

Người ướt đẫm.

Đấy là một số phận nhưng làm thế nào để có thể chấp nhận số phận? Chẳng phải là chúng ta vẫn luôn luôn cúi đầu đi vào địa ngục? Chúng ta vẫn để cho người khác quất lên lưng mình?

Triết lý không đi đến đâu và cũng không giải quyết được bất cứ điều gì cho con người. Cô gái vẫn ngồi trên hai chân dưới làn nước. Tôi không thể biết được cô đã hài lòng với ân sủng của trời đất hay cô đang khóc. Nhưng dù cô đang khóc hay cô đang nhận mưa ân sủng thì hình ảnh cô ướt đẫm dưới làn nước đang phun tung tóe vẫn là một cái đẹp vĩnh cửu.

Cái vô hạn hãm hiếp cái hữu hạn.

Tôi muốn nhìn ngắm cô mãi. Nhìn ngắm sự xung đột trong cô. Nhìn thấy cô vỡ nát đau đớn. Tôi nói “Cô không thể dùng con rồng để bay ra khỏi mặt đất này”. Cô gái bảo “Tôi không có ý định bay đi đâu. Mà thực ra làm gì có chỗ nào khác”.

Cuộc sống chỉ là sự triển hạn.

Cô gái nói “Tôi chỉ là cái căn nguyên của chính tôi, bởi thế tôi không thể ra đi cũng như không thể quay về”.

Nước đầm đìa.

“Đừng tìm cách gặp lại tôi nhé”, cô gái bảo. Tôi gật đầu. Cô nói tiếp “Vả lại, tôi chưa bao giờ hiện hữu”. Và khi bước đi, cô nói lời cuối cùng “Chỉ là những ước muốn của tôi lởn vởn trên mặt đất này”.

 

13.4.2011

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 202510:28 CH(Xem: 6404)
Anh với tình quên cả rừng thơ / Dỗ trái tim trở chứng dại khờ / Tập ảnh cũ nụ cười ở lại / Con đường về xốc nổi lời ca
07 Tháng Giêng 20259:23 CH(Xem: 6434)
đưa em qua ngõ phù vân / kịp mùa xuân chạm đến gần nở hoa / anh đi mang nặng tính nhà / gởi theo hương tóc phồn hoa giữa trời /
07 Tháng Giêng 20259:15 CH(Xem: 7641)
không hẳn là nhớ, không hẳn thương / chỉ một chút vấn vương / những mảnh rời rạc của giấc mơ rất ngắn / không phải Hồ Gươm hay cầu Thê Húc / nhưng là con đường dốc đưa lên đỉnh Phượng Hoàng / mây trắng và cơm lam / tiếng cười cao và trăng hoa đáy mắt /
07 Tháng Giêng 20258:42 CH(Xem: 5286)
Nắng ươm cánh mai vàng lên mùa tươi mới / những cánh én mang tới niềm vui mùa Xuân / vườn xanh muôn hoa đơm mật ngọt / mê mẩn bướm, ong lơi lả hương ngần /
06 Tháng Giêng 202510:10 CH(Xem: 8217)
Mười lăm năm trước, vào cuối mùa thu, tôi có chuyến đi đến sa mạc Sahara ở Maroc. Tôi đã mang trong mình "cảm giác sa mạc" trước và trong khi viết tập thơ SA MAC (1975). Sau khi lấy bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư Dr.-Ing. tại Viện Đại học Kỹ Thuật Stuttgart, tôi đã có một chuyến đi dài ngày xuyên nước Mỹ vào năm 1977 để xem liệu mình có thể định cư, làm việc và sinh sống ở đó hay không. Trong suốt hành trình dài xuyên Bắc Mỹ, cảm giác về cuộc sống sa mạc dần dần mạnh mẽ hơn trong tôi.Tôi trở về Đức, nơi tôi sống và học tập từ năm 1967. Tôi sống từ đó cho đến ngày nay (2025). Tôi bắt đầu làm quen với triết học và âm nhạc Đức từ rất sớm, khi mới 16-17 tuổi. Trên thực tế, Heidegger và Bach là lý do khiến tôi học ở Đức chứ không phải ở Pháp, Anh hay Mỹ...
06 Tháng Giêng 20252:41 SA(Xem: 7698)
Nhớ anh đi lạc trong Thung Mây / Làm sao ra thoát khỏi anh đây / Sương mù dày đặc trong tâm thức / Rượu cần không uống mà em say
03 Tháng Giêng 20256:27 CH(Xem: 5531)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại. Những bài thơ dưới đây là từ tuyển tập thơ “Tóc Rối” (Midaregami) qua bản dịch tiếng Anh của Roger Pulvers. Đây là tập thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của bà được xuất bản năm 1901 khi bà mới 23 tuổi và nó gây một chấn động văn hóa lớn.
03 Tháng Giêng 20253:32 CH(Xem: 7594)
Hoang vu rất mực áo dài / Lên núi ngồi thở tóc mai bệt hồng / Nàng chưa từng thấy sương không / Hồn tôi mộ địa đã thông suốt trời / Chuông đồng lệch tiếng kinh rơi /
03 Tháng Giêng 20252:30 CH(Xem: 8597)
Tôi bị ám ảnh triền miên bởi những hình tượng ốm đau, kiệt quệ. Những lặng lờ thấp thỏm, sợ hãi đợi chờ cho một ngày cuối cùng, chấm hết… Nên đã rất ít khi tôi còn dám thăm hỏi ai thêm về chuyện thở ít, thở nhiều hay đã gần ngưng thở. Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ. Một tay chơi luôn cười cợt, ngạo nghễ với đời, để nếu cần, đang ngồi café cứ quăng đại chiếc ghế lên trời cho hả cơn giận dữ. Dễ thương và may mắn nhất là anh có được những tiếng cười xòa thông cảm, những tiếng cười phá chấp từ bè bạn.
02 Tháng Giêng 202510:17 CH(Xem: 8373)
Vô cùng thương tiếc khi nhận được tin / Ông ALEX NGUYỄN KHÁNH TRƯỜNG / Pháp danh: TOÀN CHÂN TỊNH / Nguyên Nhà văn, Nhà báo, Họa sĩ KHÁNH TRƯỜNG / Nguyên Chủ Biên sáng lập của tạp chí Hợp Lưu (1990) / Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1948, tại Đà Nẵng, Việt Nam / Mệnh chung ngày 29 tháng 12 năm 2024 / tại Fountain Valley, California, Hoa-Kỳ. / HƯỞNG THỌ 77 tuổi.