- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA KỲ CẢNH CÁO NHIỀU NƯỚC KIỂM SOÁT INTERNET

09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 86026)

 

 humanrights

Tin Hoa Thịnh Đốn - Chính phủ Obama ngày hôm qua cảnh cáo nhiều nước trên thế giới đang gia tăng việc kiểm soát Internet, hạn chế không để công dân nước họ vào được nhiều trang mạng, cùng nhiều phương tiện truyền thông khác, nhằm ngăn không để xảy ra phong trào cách mạng như đang xảy ra ở Trung Đông. Báo cáo nhân quyền hằng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra hình ảnh đáng quan ngại mà nhiều nước đang bỏ thời gian, tiền bạc trong nỗ lực ngăn chận người dân không tận dụng được những phương tiện truyền thông mới mẻ này.Hơn 40 quốc gia hiện ngăn công dân của họ không vào được Internet, đồng thời thiết lập tường lửa cùng các kỹ thuật nhằm ôhạn chế tự do ngôn luận, và xâm phạm quyền riêng tư của người muốn sử dụng những kỹ thuật tiến hóa mau lẹ này.

Trưng dẫn tập báo cáo dày 7,000 trang, Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton cho rằng ngăn chận Internet là vi phạm các quyền căn bản về tự do tư tưởng, tụ tập và lập hội.

Bà Clinton nói nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền cùng các blogger nhận thấy e-mail của họ bị xâm nhập hoặc máy điện toán của họ bị gài nhu liệu dọ thám spyware, mà mỗi cú gõ trên bàn phím đều bị theo dõi. Nhiều nhà vận động bị tra tấn buộc phải tiết lộ mật mã của mình, đồng thời khai ra cả những người cộng tác.

Ngoại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập. Tại quốc gia giàu có này, e-mail và chat room bị theo dõi, các trang mạng về tôn giáo như của Ấn Giáo, Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo đều bị ngăn chận. Trong thời gian bầu cử, chính quyền Sudan chận các trang mạng giúp theo dõi cuộc bầu cử.

 

Chính quyền Việt Nam phối hợp tấn công nhiều trang mạng quan trọng và theo dõi các blogger chống đối. Trong năm qua Việt Nam đã bắt giữ 25 người, ập vào nhà nhiều người khác, đồng thời tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của họ. Chính phủ Trung Cộng là một trong số những nước nhạy cảm nhất đối với mọi dấu hiệu chống đối, kiểm soát chặt chẽ nội dung của Internet, đồng thời bắt giữ người có quan điểm chỉ trích đường lối và chính sách của chính quyền. Tại những nơi khác, vấn đề nặng nề nhất là đàn áp chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo thiểu số, kể cả đồng tính luyến ái. Bà Clinton nói Pakistan là nước có vấn đề, vì tội phỉ báng vẫn còn được xem là tội bị xử phạt bằng bản án tử hình, và hai viên chức chính phủ muốn thay đổi luật lệ này đã bị ám sát. Nhiều vụ bạo động quá khích giết hại hàng chục người chỉ vì họ muốn thực hành tôn giáo của mình ở Iraq, Ai Cập và Nigeria, trong khi hồi năm ngoái Iran đã hành quyết 300 người. Tuy nhiên bà Clinton đưa ra tên một số nước có cải tiến hơn về nhân quyền như Colombia, Guinea và Indonesia.

Để giúp những người muốn nói lên tiếng nói của mình, chính quyền Hoa Kỳ tài trợ tài chánh vào việc phát triển kỹ thuật giúp tránh được tường lửa. Để đối phó hành động xâm nhập máy điện toán hoặc trấn áp người chống đối của nhiều nước, chính quyền Hoa Kỳ huấn luyện 5,000 người trên khắp thế giới hầu giúp những người chống đối có thể để lại càng ít dấu vết trên Internet càng tốt.

Kết luận bài tường trình, bà Clinton nói Hoa Kỳ sát cánh với những ai thực hiện quyền căn bản về tự do tư tưởng và tập họp bằng đường lối ôn hòa, dù dưới bất cứ hình thức nào.

SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Một 20151:30 SA(Xem: 28840)
nếu tình yêu như nỗi đau là có thật / hãy để em mang nó đến vùng đất của người chết / đặt nó vào lòng bóng tối /
23 Tháng Mười Một 201512:50 CH(Xem: 29850)
Bạn lên một toa tàu / Giữa tiếng động ồn ào, cầm tấm vé / Trên tay, đập như cánh bướm / Bạn chăm chú tìm số ghế, không ngẩng đầu lên / Tìm mãi / Không thấy bên kia đường, bên kia sân ga, cuối đường hầm / Những người đưa tiễn bạn vẫy khăn /
22 Tháng Mười Một 201511:02 CH(Xem: 26170)
có một người vừa bỏ trần gian / theo gió mây về đến thiên đàng / mang trong tim trăm nghìn cung điệu / mang trong hồn vạn cánh thơ thơm /
22 Tháng Mười Một 20151:16 CH(Xem: 26778)
Thôi con ở lại,thầy về / Chân đi trong cõi mù che mất đường / Một mùa thu rớt trong hương / Lạnh lan từng kẽ tóc sương bơ thờ /
18 Tháng Mười Một 20154:52 CH(Xem: 24258)
Vô cùng thương tiếc Nhà văn PHÙNG NGUYỄN đã từ trần vào ngày 17/11/2015 tại Adventist Hospital, Takoma Park, tiểu bang Maryland, USA, hưởng thọ 65 tuổi.
15 Tháng Mười Một 20152:57 SA(Xem: 44572)
Sau một thời gian khá dài tạm ngưng xuất bản báo in của Hợp Lưu, chúng tôi quyết định sẽ theo chiếu hướng phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền thông, để tái bản Tạp Chí Hợp Lưu in, đồng thời phát động việc ấn hành các tác phẩm có giá trị của các học giả và tác giả ngoài cũng như trong nước.
15 Tháng Mười Một 20152:36 SA(Xem: 44424)
Tác phẩm được chọn để mở đầu hoạt động của Nhà Xuất Bản Hợp Lưu là biên khảo mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Bà Hoàng Đỗ Vũ, về một đề tài sôi động dư luận suốt bốn thập niên qua, tức vấn đề “tranh chấp biển đảo” Đông Nam Á.
15 Tháng Mười Một 20152:00 SA(Xem: 23111)
Nhạc sĩ Anh Bằng, sinh ngày 5 tháng năm 1926, tại Nga Sơn, Thanh hóa. Ông đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc. Nhạc của ông đa dạng phong phú với đủ mọi giai điệu khác nhau. Ông định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1975, và kể từ đó cho đến nay, ông đã tiếp tục hăng say sáng tác nhạc. Cả cuộc đời ông gắn bó với âm nhạc, ông đã để lại hơn 650 nhạc phẩm trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam.
05 Tháng Mười Một 201511:57 CH(Xem: 38463)
Aviva Imhoff, nguyên giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế / IRN, đưa ra nhận định: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của ngót 70 triệu cư dân sống ven sông.
02 Tháng Mười Một 201510:03 CH(Xem: 30692)
Nhớ, cho đến khi không còn nhớ được / Cho đến khi nheo mắt nhìn mây / Vẫn thấy tóc em môi em trong đó /