- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC QUANG QUA ĐỜI, THỌ 68 TUỔI

28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99117)


nguyenducquang_2

 NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944-2011)

 

Tin Westminster - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày Chủ nhật 27 tháng 3 tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi. Cách đây hơn một tháng, hôm 11 tháng 2, nhạc sĩ được đưa vào bệnh viện Fountain Valley chữa trị vì tai biến mạch máu não. Thời gian trong bệnh viện, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang được chữa trị trong khu săn sóc đặc biệt và không ai được phép vào thăm bệnh nhân. Ông đã không bao giờ tỉnh lại và cho đến sáng 27 tháng 3 thì gia đình đồng ý rút giây để ông ra đi yên ổn.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang bắt đầu sáng tác năm 1961, với ca khúc Gươm thiêng hào kiệt viết riêng cho phong trào Hướng Đạo. Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, ông bắt đầu sáng tác các tác phẩm mang chủ đề thanh niên và những vấn đề đất nước. Đến năm 1964 thì chuyển hẳn sang chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc, xây dựng đề tài mới cho tập Trầm ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên. Ông là người tham gia thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966. Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong số hàng trăm tác phẩm để lại, phải kể đến những bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Bên kia sông”, “Vì tôi là linh mục”, “Chiều qua Tuy Hòa”, “Về với mẹ cha”, “Xin chọn nơi này làm quê hương”...

Năm 1979, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang định cư tại Hoa Kỳ và hoạt động liên tục trong ngành truyền thông ở Little Saigon. Ông từng là giám đốc trị sự và chủ bút báo Người Việt và là tổng giám đốc đầu tiên của công ty Người Việt từ 1984 đến 1988. Ông cũng là người sáng lập nhật báo Viễn Đông. Sau khi rời báo Viễn Đông, ông cộng tác với bạn bè lập công ty báo chí QMS Media, xuất bản báo Chí Linh, Phụ Nữ Diễn Đàn, đài phát thanh và truyền hình VOC. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sinh năm 1944 tại Sơn Tây, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, định cư tại Đà Lạt năm 1958. Ông tốt nghiệp đại học Đà Lạt, phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, khóa 1. Vào chiều ngày 27 tháng 3 tại nhà hàng Emerald Bay, Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam trao tặng cố nhạc sĩ này Bắc Đẩu Huân Chương trong chương trình Chiều nhạc du ca Nguyễn Đức Quang, đây là chương trình được dự trù thực hiện trước khi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời. Theo Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang gia nhập Hướng Đạo năm 1956, sau này trở thành trưởng và là linh hồn của Liên Đoàn Lê Lợi. Bắc Đẩu Huân Chương là huy chương cao quý nhất của phong trào Hướng Đạo Việt Nam trao tặng cho trưởng có công gìn giữ và xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.

SBTN

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 100059)
Đ ây là bài viết thứ hai, trong số 3 bài viết về tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long “Nhìn Xa Nửa Thế Kỷ Tới” . Bài thứ nhất, như một tổng quan, với nhận định: thủy điện vẫn là nguồn năng lượng rẻ nhất, do nhu cầu phát triển, những bước khai thác thủy điện trên sông Mekong, cho dù mau hay chậm, trước hoặc sau, thì đó vẫn là một tiến trình không thể đảo nghịch trong vòng nửa thế kỷ tới.( Ngô Thế Vinh )
05 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 122432)
T ôi ký họa mặt người vào dòng sông buông Nơi có lau sậy hóa mình trôi theo tiềm thức Đột ngột giận mình
04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93730)
C hủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011[...]Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 101661)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 102073)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 120448)
C ha bỏ xác trên rừng mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 124009)
M ỗi chúng ta phải chỉ có một thứ thôi Yêu tổ quốc mình và yêu tự do là trên hết Hãy làm đi và xin đừng rên nữa Đớn đau quá nhiều và hèn kém đã ăn sâu.
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 104245)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 89711)
" Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản." (Bùi Chát)
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 89167)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...