- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”.

24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87292)
 

toshihito_aisawa

 Toshihito Aisawa, 9 tuổi

 

Cậu bé Aisawa bên cạnh dòng chữ nhắn nhủ khiến bất kỳ ai cũng phải rơi lệ.

Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.

 

Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình.

 

Cầm chặt hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân, cậu bé Aisawa suốt tuần qua đã mãi miết đi dọc khắp các hành lang ở những khu trú tạm trong thành phố quê hương Ishinomaki để tìm kiếm những người thân yêu của mình. Cậu bé dường như không biết mệt mỏi và không bao giờ hết hy vọng.

 

Lần cuối cùng, Aisawa nhìn thấy bố, mẹ, bà và anh họ của mình là khi cả nhà lèn vào một chiếc xe hơi và tìm cách chạy trốn những con sóng thần đen nghịt hung dữ. Nhưng chiếc xe của họ cuối cùng cũng chẳng thoát nổi. Những con sóng thần cao ngất đã nuốt chửng chiếc xe hơi trong vòng xoáy nước điên cuồng.

 

Aisawa đã thoát chết nhờ vào việc đập vỡ cửa sổ của xe và được các nhân viên cứu hộ lôi lên từ dòng nước trong tình trạng bất tỉnh.

 

Ngay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.

 

Hy vọng đã lóe lên khi cậu bé Aisawa đã được đoàn tụ với anh họ - người đi cùng xe với gia đình Aisawa trong cuộc chạy trốn vừa rồi. Aisawa nhớ lại những âm thanh ầm ầm ghê sợ của những mảnh vỡ đang bị cuốn trôi bên cạnh chiếc xe hơi của gia đình mình trong vòng xoáy của cơn sóng thần.

 

Khi một trong những mảnh vỡ tác động mạnh vào cửa kính xe hơi và làm nó rạn ra, Aisawa và anh họ Yuto đã dùng tay để đập vỡ nó và bơi ra ngoài.

 

“Sau đó, một thứ gì đó, có thể là cái cây, lao về phía chúng cháu và cháu đã phải bỏ tay anh Yuto ra,” Aisawa cho biết. Cậu bé đã bị dòng nước chảy siết làm cho tơi tả suốt nửa tiếng đồng hồ trên một mảnh gỗ trôi nổi. Quần áo của Aisawa bị mắc vào một khóm tre và cậu được cứu khỏi dòng nước sau đó. Aisawa được đưa đến nhà người thợ cắt tóc 64 tuổi tên là Mitsunari Kitahara. Ông này là bạn của gia đình Aisawa.

 

Theo lời ông Kitahara, cậu bé đã không thể hiện nỗi đau khổ của mình khi đối mặt với thảm họa. “Nó vẫn giúp chúng tôi sắp xếp bàn ăn và làm việc vặt. Tôi chắc cậu bé đang trải qua thời điểm rất khó khăn nhưng tôi không thấy nó khóc”, ông Kitahara cho biết.

 

Dù không bộc lộ nỗi đau nhưng nếu nhìn thấy khuôn mặt buồn rầu của cậu bé, chẳng ai có thể cầm lòng được.

 

(theo Toshiaki Takeuchi)

Nguồn: VNDC Radio

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 191414)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84264)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 113871)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84045)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 95575)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92037)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 99628)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.
30 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 82486)
Khi chúng ta đã thôi nhau anh mới chợt nhận ra Rằng mùa thu đổi sắc lá thành màu mái tóc em Tròn như một vòng trong xoắn ốc như bánh xe trong bánh xe Không kết thúc hoặc bắt đầu trên guồng quay không dứt
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 105874)
Nơi dòng sông mang dáng hình loang đường chỉ tay buổi chiều như tôi và em đã mơ rồi cùng gặp lại ở một nơi nào đó bậc cầu thang lặng câm nước của ngàn năm Thác Bạc hình như em khóc! lừng lững trên cao tóc cội buông dòng
23 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 104010)
Ta đang sống trong thời đại của xin lỗi. Dù xin lỗi do động lực nào thì cũng phải nhìn nhận là người được xin lỗi cũng phần nào nguôi ngoai, và người xin lỗi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Và đấy là bước đầu đưa tới hòa giải.