- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Trương Văn Vĩnh

21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 108377)


truongvanvinh_dn_2011-content 

 Trương Văn Vĩnh_ Đà Nẵng 2011


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Trương Văn Vĩnh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng.

TCHL


MIẾNG MỒI GIÁ TRỊ

Tôi bật bếp ga
lửa rừng rực nóng cái chảo dầu sôi sùng sục
rồi cho tất cả các “giá trị” còn lại vào
những giá trị của tôi còn tươi roi rói máu
đảo qua đảo lại
(medium, or well-done)
đem ra nhậu với ly rượu phế tích chiều nay

Cái loại “giá trị chín vừa” là mồi nhấm khi tỉnh
Cái loại “giá trị chín kỹ” là mồi nhấm khi say

Té ra lâu nay còn có một miếng mồi ngon đến vậy để nhậu với loại rượu cay đến vậy mà tôi không hay biết
và nay tôi đã biết rồi
biết để mà say
say
tôi say
say man dại với “giá trị chín vừa”
man dại với “giá trị chín kỹ”
man dại với ly rượu phế tích

Vâng, tôi say
say như vậy đấy bạn bè ơi!

(Đà Nẵng 12/2009 )

MỘT NGÀY CHẲNG RA GÌ

G là kiến trúc sư
anh ta nói với tôi rằng:
Kiến trúc là một loại âm nhạc vĩnh cửu
khi mà thế giới của loài người quá dị hợm
thì kiến trúc đã cho anh cảm hứng
tồn tại vượt thời gian
Tôi nói với anh ta rằng:
Chưa hẳn đã như vậy
thế giới của loài người đang rất gấp gáp
mọi thứ đều có thể banh xác trong tích tắc
vì lòng đố kỵ và tàn bạo của chính con người
Rạng sáng mai quả đất sẽ nổ tung
nếu như đêm nay không còn một bàn tay người nào đó kìm hãm
đó là lý do
chẳng có khái niệm vĩnh cửu nào
G và tôi đã cãi vã với nhau một trận tơi bời đến điên loạn
và tận cùng của sự điên loạn ấy
chúng tôi rất tỉnh táo
tỉnh táo trong một ngày chẳng ra gì.

 

Đà Năng, 2010

T.V.V

 

 

XÁCH NGƯỢC

Phố xách ngược bàn chân anh từ hôm qua
Ngay khi gió xách ngược tiếng chim
Dưới bầu trời
Dưới vòm lá
Ngay khi nắng xách ngược ngày vào đêm
Ngay khi những khoảng lặng
Thời gian
Không gian
Xách ngược ánh sáng vào vùng
Tối
Đen
Đặc quánh
Không cho phép con đường lối đi nào
(những con đường bây giờ không có lối đi)
Ở đó
Loài rắn độc rực sáng đôi con mắt độc dược
Tiêm nọc độc vào tiếng chim
Chết
Tiêm nọc độc vào bàn chân anh
Khằng khụa
Trong sự hỗn loạn gần chết ấy
Anh đi theo lối di trú của ruồi
Anh
Theo
Gặp
Sống
Cùng những số phận ruồi bu
Này em
Chìa tay ra, dù muốn hay không...

Đà Năng, 2010

T.V.V

 

 

LỐI ĐI KHÔNG MÀU

dấu vết bàn chân trên lối đi không màu
nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện
không có chỗ nằm
sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện
mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh

rồi niềm tin cũng bước trên lối đi không màu
niềm tin trong anh nhập viện
một bệnh viện không bò, đứng, ngồi, lết . . . nằm không mơ
anh cởi niềm tin trong chiếc áo đẫm mồ hôi
chiếc áo cởi niềm tin khổng thể cởi
niềm tin chết
không lần điều trị đầu tiên hay cuối cùng

còn có ước mơ lội trên lối đi không màu
ước mơ trong anh nhập viện
ước mơ bò lê lết
bệnh viện khóc
nước mắt đổ dài
ước mơ nhiễm bệnh

trong lần hấp hối duy nhất cuộc đời
anh
nhìn
nghe thấy
vô số kể
những
nỗi buồn
niềm tin
ước mơ
chăn chân đi tìm bệnh viện
trên rất nhiều lối đi không màu
chết
trên đường
bệnh viện
có còn sự kiện cấp cứu nào không?

 
02/6/2010


Con tàu ngang ngạnh


Ngang ngạnh như thế là đủ rồi con tàu ơi
nằm trên thi thể ngày như thế thì cũng ruỗng mục thôi con tàu ơi
dừng lại để ngắm cõi người như thế là cũng thấu hiểu rồi con tàu ơi

Thức thách thời gian ư?
Thức thách lòng người ư?
Sai rồi
chỉ có thể bào mòn những cái hốc mắt nhạy cảm mà thôi
Nghe lời ta nói đây!
hãy về với biển đi
hãy về với cái thân phận lênh đênh của mình đi
hãy vượt sóng cùng những ước mơ đi
đời đang cần lắm
Hãy làm vậy đi!
rồi đời sẽ khác

Sao không về với biển đi
Hay là!
hay là không tin biển nữa
hay là biển gầm gừ lời của những tên cướp biển
hay là hành động man rợ của bọn người kia
hay là sự xua đuổi bắt cướp trắng trợn

Thôi, về với biển đi
khôi phục lại niềm tin đi
rồi đời sẽ khác
Về với biển đi
ta thương cho sự ngang ngạnh của mày quá
về với biển đi
đừng ngang ngạnh nữa
Tàu ơi!

(*)viết bên con tàu trên bờ biển Thuận Phước
Đà Nẵng 01/01/2010


TÔI THẤY RÕ NỖI CÔ ĐƠN RỜI RẠC CỦA TÔI

1. chiều đi qua tay biết bao nhiêu người mà tôi dại khờ chi ôm hết như chiều của riêng tôi để rồi chiều chết dần trong tầm tay thì tôi về với đêm đen mà lòng cô đơn trơ trọi như miền giông gió

2. gió ơi gió chơi trò ú tim với mái tóc dài của người thiếu nữ mà chi để rồi lẻn vào tim tôi đánh thức tình yêu không tuổi trỗi dậy vô hướng như một gã du mục mãn đời lang thang

3. mưa! mắt tôi mơ loang bóng mưa, từng sợi mưa dài chia ba khúc, khúc đầu trôi về quá khứ, tôi sống thời đang sống khúc giữa, khúc cuối chạm đất là tương lai đầu thai về làm bụi bặm bám rát mặt người

4. tôi nhặt từng lóng tay mình trong ma thuật ngón của trần tuấn và ngồi đối diện với mười ngón tay của mình chợt rùng mình khi biết chính tôi là kẻ chăn bò trong thành phố suốt đời đi tìm vạt cỏ lưa thưa mà ngóng đôi mắt buồn về thảm cỏ xanh rì thèm được như kẻ chăn bò ở quê mà không dám quay về vì đã lỡ dán lên mình cái model thành phố

5. chiều nhìn về phía nghĩa trang mù khói buồn những âm a của phạm phú hải xuôi về miền cực lạc sống dưới khe nước ngầm chảy từ trong đá mấp mem miền hoang cát mà mấy ai nhớ nhớ quên quên!

6. đêm co cụm bó gối ngồi chờ từng cơn lạnh đi qua! cái buốt lạnh viên hồn tôi thành viên đá nhỏ rơi tõm vào núi đá chôn vùi thoi thóp từng khúc thở sau cùng rồi chết, chết không lối thoát như những vần thơ của gã nguyễn lãm thắng hiện thời, và chết như ai đó đã viết về cái chết của kẻ làm thơ

7. đời nó dạy (mất dạy?) cho tôi những cái nhìn phiến diện mà chả có cái phiến diện nào ra cái phiến diện nào, thôi thì phiến diện tôi hay phiến diện đời hay là gì, gì, gì đó nữa thì trong tôi là sự cô đơn rời rạc như một kẻ chán đời cởi niềm tin trong chiếc áo đẫm mồ hôi.

8. vâng! rạc rời, rời rạc, rạc rời, rời rạc... phần tôi!

Đà Năng, 2010

T.V.V

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78290)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100270)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81189)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192130)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84712)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114649)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84696)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96270)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92731)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100317)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.