- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cuộc hội ngộ của các phóng viên chiến trường trong Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Paris

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94598)

trienlamanhhenrihuet-content

Trên trang văn hóa báo Le Monde có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".

 

Hôm mùng 8 tháng Hai vừa qua, tại Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu tại Paris, đã mở cửa triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Huet, phóng viên chiến trường của hãng tin Mỹ AP. Ông đã bị quân đội Bắc Việt Nam bắn chết khi đang tác nghiệp trên chiến trường tại Lào cách đây đúng 40 năm.

 

Trong bầu không khí khá xúc động ngày mở cửa, cuộc triển lãm đã hội tụ về một số các gương mặt phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng, từng ghi lại những dấu ấn của cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Người ta thấy có mặt Nick Út, phóng viên đã nổi tiếng khắp thế giới với tấm ảnh chụp năm 1972 một cô bé bị bom na-pan đốt cháy, mình trần chuồng chạy hoảng loạn, hay như Christine Spengler, một trong số nữ phóng viên chiến trường rất hiếm hoi, đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

 

Trước những bức ảnh chụp cảnh chết chóc, đau đớn mệt mỏi của những người lính trên chiến trường, các phóng viên chiến trường thời đó đều có chung một hồi tưởng là: « chưa có một cuộc chiến tranh nào để lại dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của họ mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam ».

 

Trước hết đối với riêng các phóng viên ảnh chiến trường này thì đây là cuộc chiến đẫm máu. Có khoảng 135 phóng viên chiến trường của cả hai bên bị chết trong cuộc chiến này. Bản thân phóng viên Nick Út đã thoát chết, khi chiếc trực thăng định mệnh bị bắn rụng cùng với Henri Huet và ba phóng viên khác.

 

Anh kể lại : « lẽ ra tôi đã có mặt trên chiếc máy bay đó, nhưng vì chúng tôi đã dàn xếp với nhau nên Henri đã thay chỗ tôi, và ông là người bị chết ». Bản thân Nick Út cũng có một người anh cũng là phóng viên cho hãng AP, đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

 

Ông Richard Pryne, từng làm trưởng đại điện của hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến 1973 kể lại : « Chúng tôi được hoàn toàn tự do xâm nhập vào chiến trường. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất của người Mỹ không kiểm duyệt (báo chí) ». Tại thực địa, các phóng viên được quyền đi bất cứ đâu, được quân đội tạo điều kiện để tác nghiệp, được tham dự vào đời sống thường nhật của các binh lính và họ cũng bị nguy hiểm như những người lính, cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công của đối phương…

 

Theo Le Monde, những bức ảnh của Henri Huet đã ghi lại nét chân thực nhất của cuộc chiến tranh này. Ông đã ghi lại những khó khăn của người lính, cảnh những người bị thương nặng hấp hối, những túi xác chết chờ được chuyển về nhà. Một bức ảnh nổi tiếng của ông chụp năm 1966, ghi lại cảnh một bác sĩ quân y đang cố chăm sóc cho một người lính, trong khi bản thân ông cũng bị thương nặng.

 

Christian Simonpietri, từng là phóng viên của hãng tin Cuba Gramma tại chiến trường Việt Nam khẳng định : « Sau Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi. Người Mỹ đã nhận thấy tác động của các hình ảnh. Vì thế mà những cuộc chiến sau đó báo chí đều bị kiểm duyệt chặt chẽ ».

 

Đối với phần đông các phóng viên có mặt tại chiến trường Việt Nam hồi đó, hồi tưởng lại đều nhận thấy : dẫu gì thì cuộc chiến tranh Việt Nam là những trải nghiệm có một không hai trong cuộc đời của họ. Ông Richard Pryne của hãng AP nói : « những bài viết hay nhất, những kỷ niệm sâu sắc nhất của chúng tôi đều liên quan đến Việt Nam. Và những người bạn tốt nhất tôi cũng tìm được ở đấy ».

 

Tại cuộc triển lãm này, người ta cũng có thể thấy lại những bức ảnh nổi tiếng, mà các đồng nghiệp nổi tiếng của Henri Huet chụp trong chiến tranh Việt Nam, như của các phóng viên Nick Út, Eddi Adams, Dana Stone hay Lary Burows ... Tác giả bài báo kết luận, đó là những hình ảnh của nỗi khổ đau, của sự chết chóc và của tình bạn, cứ như chỉ có Việt Nam là nơi duy nhất sản sinh ra nó.

 

Trưng bày ảnh chiến tranh Việt Nam tại Triển lãm Nhiếp ảnh Châu Âu - Paris. Theo Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu (MEP)

 

Anh Vũ - RFI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 20154:32 SA(Xem: 33608)
Bất ngờ, chị đến gần la lớn. Chào, ông thiếu úy đồn trưởng. Người xe thồ giựt mình sém phun cọng mì, mắt nhìn lấm la lấm lét xung quanh. Tám năm trong tù ra, giờ mới có người gọi ông là thiếu úy. Lạy chị, đừng gọi tôi như rứa. Tôi mới được…từ trại cải tạo về…trả quyền công dân thôi.
09 Tháng Tư 20154:54 CH(Xem: 34343)
Người đàn ông cán sự xã hội rất nhanh nhẹn và hoạt bát, thao thao bất tuyệt với giọng Bắc nhưng vẫn là âm gốc Huế. Anh dí dỏm kết luận bài học công dân đầu tiên: "Xin nhớ cho đây không còn là ở Việt Nam nữa, quý vị bây giờ đang ở trên đất Hoa Kỳ, đã có hoàn toàn tự do, kể cả tự do phê bình tổng thống hay quốc hội, nhưng - anh ta ngưng lại một chút như để tự tán thưởng bằng một nụ cười riêng thú vị: nhưng quý vị sẽ không có tự do trốn thuế. Trốn thuế ở Mỹ thì chỉ có ở tù và được coi là tội nặng nhất..."
09 Tháng Tư 20154:07 CH(Xem: 32598)
Chúng ta đang trên đường đi về phía những ước mơ Nên câu thơ mãi xanh tươi dưới vòm trời khái niệm Mang theo hành trang tình yêu Nào dám nghĩ đó là viên kẹo ngậm Nên sự chỉ định nào cũng đều tối nghĩa phải không em?
09 Tháng Tư 20153:54 SA(Xem: 33117)
Tôi ngồi nhìn thằng bạn chơi games trong căn phòng của nó, một buổi trưa nóng bức, hơi nóng hầm hập nằm bên ngoài ô cửa kính đóng chặt, khung cửa thỉnh thoảng rung lên vì gió. Trong phòng máy lạnh chạy đều đều mang theo một làn hơi mát có tác dụng phụ khiến người ta khô mũi. Ngày chủ nhật, hai thằng con trai chẳng có gì làm ngoài việc nhìn nhau chơi games.
09 Tháng Tư 20153:19 SA(Xem: 34761)
Ới cha ơi, sao nhà cao cửa rộng cha không ở, cha lại bỏ con bỏ cháu mà đi, ới cha ơi! - Ới cha ơi chúng con ăn ở với cha như bát nước đầy sao cha lỡ bỏ chúng con mà đi cha ơi! Phướn, người con thứ hai phủ phục xuống quan tài cha khóc nức nở, tiếng khóc không lâm li nhưng cũng đủ làm cho lòng người đến viếng đám ma xao động mà thêm thương tiếc cho ông Phượng
09 Tháng Tư 20152:57 SA(Xem: 31797)
Dì Cúc nê cái bụng bầu bảy tháng lặt lè chăm vườn hoa cúc trắng. Chỉ có Dì mới được sờ vào hoa, bất kể ngày đau ốm. Hai hàng hoa cúc trắng tạo thành lối đi zích zắc, rắc rối như cuộc đời của dì, chạy từ ngõ tận hiên nhà. Bây giờ chòm xóm đã quen dần cái bụng lúp xúp của dì. Dăm tháng trước, tin dì có bầu chấn động cả thị trấn nhỏ bé có duy nhất một con lộ. Dì không có chồng lẫn bạn trai mà có bầu...
09 Tháng Tư 20152:43 SA(Xem: 32405)
hắn chờ vờ chàng vàng một hồi cũng nặn ra hình tượng những con chữ. mặt. cắt không còn một hột máu
09 Tháng Tư 20152:34 SA(Xem: 34327)
Nếu cụ Nam Cao còn sống, cụ sẽ bình là đôi lứa xứng đôi. Ở nước Việt mình bây giờ, đại gia và người đẹp chân dài luôn là một cặp phạm trù gắn bó hữu cơ. Không phân biệt đâu là chủ thể, đâu là khách thể.
26 Tháng Ba 20153:34 SA(Xem: 32814)
Ngôi nhà ấy tuổi đã hơn 100 năm, đó là tất cả những ký ức thuộc về người xưa: ông cố, ông nội và ba hắn. Nơi ấy vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm phai mòn như con ngựa gỗ cũ được ông nội gọt đẽo từ thứ gỗ gụ đen cứng. Thời gian đã đã phủ một lớp bụi mờ trắng mỏng trên những đường vân gỗ, từng cái kèo cột, cả bộ ngựa ba mảnh đặt cạnh gian giữa nhà trên.
24 Tháng Ba 201510:37 CH(Xem: 32627)
Những bài thơ không yêu nhau Giấu cái nguýt dài trong mắt nhìn hờ hững Bài thơ tương tư vì sao Quên mất mặt đất mình đang đứng Triệu năm lạc lối về