- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cuộc hội ngộ của các phóng viên chiến trường trong Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Paris

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94606)

trienlamanhhenrihuet-content

Trên trang văn hóa báo Le Monde có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".

 

Hôm mùng 8 tháng Hai vừa qua, tại Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu tại Paris, đã mở cửa triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Huet, phóng viên chiến trường của hãng tin Mỹ AP. Ông đã bị quân đội Bắc Việt Nam bắn chết khi đang tác nghiệp trên chiến trường tại Lào cách đây đúng 40 năm.

 

Trong bầu không khí khá xúc động ngày mở cửa, cuộc triển lãm đã hội tụ về một số các gương mặt phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng, từng ghi lại những dấu ấn của cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Người ta thấy có mặt Nick Út, phóng viên đã nổi tiếng khắp thế giới với tấm ảnh chụp năm 1972 một cô bé bị bom na-pan đốt cháy, mình trần chuồng chạy hoảng loạn, hay như Christine Spengler, một trong số nữ phóng viên chiến trường rất hiếm hoi, đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

 

Trước những bức ảnh chụp cảnh chết chóc, đau đớn mệt mỏi của những người lính trên chiến trường, các phóng viên chiến trường thời đó đều có chung một hồi tưởng là: « chưa có một cuộc chiến tranh nào để lại dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của họ mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam ».

 

Trước hết đối với riêng các phóng viên ảnh chiến trường này thì đây là cuộc chiến đẫm máu. Có khoảng 135 phóng viên chiến trường của cả hai bên bị chết trong cuộc chiến này. Bản thân phóng viên Nick Út đã thoát chết, khi chiếc trực thăng định mệnh bị bắn rụng cùng với Henri Huet và ba phóng viên khác.

 

Anh kể lại : « lẽ ra tôi đã có mặt trên chiếc máy bay đó, nhưng vì chúng tôi đã dàn xếp với nhau nên Henri đã thay chỗ tôi, và ông là người bị chết ». Bản thân Nick Út cũng có một người anh cũng là phóng viên cho hãng AP, đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

 

Ông Richard Pryne, từng làm trưởng đại điện của hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến 1973 kể lại : « Chúng tôi được hoàn toàn tự do xâm nhập vào chiến trường. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất của người Mỹ không kiểm duyệt (báo chí) ». Tại thực địa, các phóng viên được quyền đi bất cứ đâu, được quân đội tạo điều kiện để tác nghiệp, được tham dự vào đời sống thường nhật của các binh lính và họ cũng bị nguy hiểm như những người lính, cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công của đối phương…

 

Theo Le Monde, những bức ảnh của Henri Huet đã ghi lại nét chân thực nhất của cuộc chiến tranh này. Ông đã ghi lại những khó khăn của người lính, cảnh những người bị thương nặng hấp hối, những túi xác chết chờ được chuyển về nhà. Một bức ảnh nổi tiếng của ông chụp năm 1966, ghi lại cảnh một bác sĩ quân y đang cố chăm sóc cho một người lính, trong khi bản thân ông cũng bị thương nặng.

 

Christian Simonpietri, từng là phóng viên của hãng tin Cuba Gramma tại chiến trường Việt Nam khẳng định : « Sau Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi. Người Mỹ đã nhận thấy tác động của các hình ảnh. Vì thế mà những cuộc chiến sau đó báo chí đều bị kiểm duyệt chặt chẽ ».

 

Đối với phần đông các phóng viên có mặt tại chiến trường Việt Nam hồi đó, hồi tưởng lại đều nhận thấy : dẫu gì thì cuộc chiến tranh Việt Nam là những trải nghiệm có một không hai trong cuộc đời của họ. Ông Richard Pryne của hãng AP nói : « những bài viết hay nhất, những kỷ niệm sâu sắc nhất của chúng tôi đều liên quan đến Việt Nam. Và những người bạn tốt nhất tôi cũng tìm được ở đấy ».

 

Tại cuộc triển lãm này, người ta cũng có thể thấy lại những bức ảnh nổi tiếng, mà các đồng nghiệp nổi tiếng của Henri Huet chụp trong chiến tranh Việt Nam, như của các phóng viên Nick Út, Eddi Adams, Dana Stone hay Lary Burows ... Tác giả bài báo kết luận, đó là những hình ảnh của nỗi khổ đau, của sự chết chóc và của tình bạn, cứ như chỉ có Việt Nam là nơi duy nhất sản sinh ra nó.

 

Trưng bày ảnh chiến tranh Việt Nam tại Triển lãm Nhiếp ảnh Châu Âu - Paris. Theo Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu (MEP)

 

Anh Vũ - RFI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 20154:22 SA(Xem: 30489)
LTS:Cận cái chết, nhìn cái chết ... một tâm trạng đau buồn, ray rứt. Những ra đi vĩnh viễn, mất mát và bấu víu vào mất mát. Nuối tiếc. Trịnh Duy Kỳ đến với Hợp Lưu lần đầu với 28,5 với những cái trên. Xin giới thiệu đến độc giả.
13 Tháng Năm 20154:18 SA(Xem: 31640)
Mấy tay bạn trai của Nga nhiều lúc cũng âm mưu, đưa Nga vào những chỗ nhạy cảm, rồi đòi hỏi này nọ, nhưng Nga cương quyết từ chối. Không phải là Nga không thèm muốn. Thì thịt da ai chả là người. Nhiều lúc ở bên các chàng chuyện trò tâm sự. Rồi chân tay đụng chạm, ôm ấp hôn hít, cũng rực hết người lên. Những muốn mặc kệ cái sự đời…
13 Tháng Năm 20154:12 SA(Xem: 32333)
Tin nhắn chú Tư e không qua khỏi đêm nay làm Nhiên đờ đẫn. Nhiên đóng cửa phòng mạch, chạy chẳng kịp chào ai. Đường vào nhà chú ngoằn nghèo rắc rối tựa ma trận. Sau rốt Nhiên vẫn đến được theo quán tính. Sự âm u lạnh lẽo cô buồn bàng bạc khắp nhà. Một vùng cấm mấy chục năm nay không hề có bóng đàn bà. Chú cấm tiệt. Cấm luôn thằng con trai duy nhất, không được có bạn gái.
13 Tháng Năm 20154:03 SA(Xem: 33364)
Không ngủ được. là khi không được ngủ Mở hai mắt ngó chằm chặm quanh mình Ngủ không được có vì tờ mộng rách Dạ thưa nường đồi núi chợt rung rinh
13 Tháng Năm 20153:58 SA(Xem: 30272)
Tháng tư đá dựng mờ sương khói Những chiến trường xưa đất bạc màu Anh hùng rót mật tràn gan phổi Đồng đội dồn lên đỏ chiến hào
13 Tháng Năm 20153:53 SA(Xem: 30989)
Đám đông đã chia thành hai phe và tranh cãi rất quyết liệt. Cuộc tranh cãi có khi đổ máu đã kéo dài suốt 40 năm. Sự tranh cãi ấy bắt đầu từ những thứ tài sản cướp được của những người chạy trốn. Đôi lúc, qua những khe cửa rất nhỏ từ xa, có những ánh mắt nhìn về phía họ mà sợ hãi. “Lạy trời, lạy thánh, cho chúng ôm hết về mà im tiếng ngay đi”. Đó là bọn đĩ điếm và quân ăn cướp.
13 Tháng Năm 20153:43 SA(Xem: 31857)
Từ nhà tạm cư ở Merang, Trăng-ga-nu, đúng chữ là Terrenganu, Cao Ủy đã đưa 38 người của tàu SS0682 nhập trại Bidong, chỉ riêng anh Huân bị đứt một lóng tay và Bố ói ra máu đòi vào nhà thương nên Cao ủy bảo ở lại đất liền. Chớp mắt Ngà thành thông dịch viên đi theo vì dường như đó là điều hợp lý (!) và làm cho người đi kẻ ở được an tâm.
26 Tháng Tư 20151:48 SA(Xem: 31478)
Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. [Võ Phiến nói chuyện với Đặng Tiến 28-10-1998] Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình...
20 Tháng Tư 201512:22 SA(Xem: 31689)
Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn. Câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng chủ trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại nhưng liệu có còn chính xác với tình thế hiện tại của đất nước ? Ngày nay, kinh tế tụt hậu, hàng xuất là lao động giá bèo, cái đinh vít cũng không làm được mà nhập hàng ngoại tuốt tuột, nợ chồng chất. Rồi tham nhũng lên đỉnh cao, đạo đức xã hội xuống cấp...
13 Tháng Tư 20154:11 CH(Xem: 33952)
Cho tôi quá giang qua mùa nắng hạ Bỏ mặc phố trôi về phía thật xa Cho tôi quá giang về nỗi buồn hôm bữa Có còn người với góc phố chậm đưa?