- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chuyên đề Tạp chí Văn

15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 103596)

Chuyên đề Tạp chí Văn

Nhiều Tác Giả

Chuyên đề Tạp chí VĂN với các bài viết của Thụy Khuê, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thoại Châu, Trần Hoài Thư, Mang Viên Long, Ban Mai, Lê Văn Thiện, Kinh Dương Vương… sẽ được Văn Chương Việt giới thiệu trong 3 ngày liên tiếp từ 15 đến 17.2.2011. Đường dẫn (LINK) của Văn Chương Việt (http://www.vanchuongviet.org )


Sau chuyên đề về Tập san văn chương Ý THỨC, Văn Chương Việt hân hạnh được giới thiệu chuyên đề về Tạp chí Văn và chân dung những người đã dựng nên tờ tạp chí một thời vang bóng này.

 van_1-content

Bán nguyệt san Văn ra số đầu tiên vào ngày 1.1.1964 với chủ đề “Tuyển tập thơ văn”.

Số cuối cùng phát hành ở Sài Gòn mang tên Giai phẩm Văn có phần đặc biệt : “Văn học và nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại”

(Trang cuối tờ giai phẩm VĂN số này có ghi : "Giấy phép số 315/75/BVDCH/PHBCNT/ALP/GP. Sàigòn ngày 13-3-75. Phát hành ngày 26-3-1975. Số lượng in 6.000 cuốn.)*

Trong giai đoạn này, Văn do ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm, thư ký tòa soạn Trần Phong Giao.

Năm 1972, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thay Trần Phong Giao trong vai trò thư ký toà soạn. Một năm sau, 1973, Mai Thảo về Văn cùng với Nguyễn Xuân Hoàng trông coi Văn. Năm 1974, do nhu cầu đời sống, Nguyễn Xuân Hoàng rời Văn, một mình Mai Thảo làm tiếp đến 30.4.1975.

Đến năm 1982, nhà văn Mai Thảo cho tục bản tạp chí Văn tại Mỹ. Năm 1996, sau số 158&159 tháng 1&2, 1996, do tình trạng sức khoẻ, Mai Thảo trao tạp chí Văn lại cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng làm chủ bút. Tháng 9, 1996, Nguyễn Xuân Hoàng ra tờ Văn số 161 cho đến Văn số 163 tháng 12, 1996. Đầu năm 1997, Nguyễn Xuân Hoàng ra Văn số 1, bộ mới. Năm 2008, tờ Văn số 125-129 cho tháng Giêng, Hai và Ba 2008 số đặc biệt về hoạ sĩ Thái Tuấn [tranh Đinh Cường] và bài vở đã tập trung lay out chuẩn bị đưa nhà in, nhưng vì lý do tài chánh và nhiều việc ngoài lề khác, Nguyễn Xuân Hoàng đành cho đình bản tờ Văn.

Theo nhận định của nhà văn Kinh Dương Vương:

“Tại miền Nam, sau giai đoạn mở đường, gieo những hạt mầm văn học vạm vỡ của các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ, Thế Kỷ 20..., là giai đoạn trồng, gặt những mùa gặt văn học sung mãn, bội thu, với các tạp chí Bách Khoa, Văn Học và Văn (tính từ thời điểm đầu thập niên 1960 tới tháng 4 năm 1975)”.

 Và nhà nghiên cứu lý luận Vương Trí Nhàn:

 “Sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam còn là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài Gòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó”.

 Và: “…nó mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu”.

 (http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2481)

tapchivan-content

 Có lẽ thế và còn hơn thế, vai trò của tạp chí Văn cũng như các tạp chí văn học nghệ thuật khác ở Miền Nam những năm trước 1975 trong việc gìn giữ và tạo dựng nên một nền văn học phong phú và đa dạng cần được nhìn nhận một cách chính đáng trong kho tàng văn học chung của một Việt Nam thống nhất.

 VCV tôn trọng chính kiến của từng tác giả, rất mong những trao đổi chân tình và thẳng thắn trong mọi góc độ của người làm công tác tư liệu.

 Chuyên đề này do hai nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Viện thực hiện với sự cộng tác của các tác giả và thân hữu.

 Văn Chương Việt trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 Ảnh bìa: Tạp chí văn số 142 ngày 15.11.1969.

 * Bổ sung lúc 14 giờ, ngày 15.2.2011 theo tài liệu của nhà thơ Trần Hữu Dũng

Nhiều Tác Giả


Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Chín 20212:42 CH
Khách
Kính gửi tòa soạn
Tôi cần tra cứu để tìm một nhân vật với những chi tiết rất mơ hồ như sau. Nếu quý báo có ý kién gì để giúp tìm ra nhân vật này.
1- Nhân vật này đã từng tiếp xúc với khá nhiều văn thi sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng ở miền nam trước năm 1975, nhưng tên tuổi không được nổi bật cho lắm.
2- Năm 1974 có một cuộc thăm dò do một tạp chí của thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 20 năm ra đời của tờ tạp chí này. Thăm dò này cho thấy nhân vật này đã được bình chọn là "NHÂN VẬT CỦA NĂM 1974"
3- Bút hiệu của nhân vật này dùng tên của cha mẹ mình ghép lại.
4- Đã sáng tác khá nhiều thơ mà một trong các bài thơ ấy diễn tả nỗi niềm của một cậu học trò khi đứng ở trên hành lang nhìn xuống những tà áo trăng nữ sinh mà chợt cảm thấy bâng khuâng.
Đó là tất cả những chi tiết tôi có được. Nếu quý vị có thể góp ý kiến về tên của nhân vật này thì xin chân thành tri ân
Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 7372)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 4613)
Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng…
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 8010)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20245:12 CH(Xem: 4581)
Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 4912)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 5064)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 5121)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.
24 Tháng Chín 202412:07 SA(Xem: 7194)
ừ có lụt thiên nhiên / nhưng có ai quên khuấy / vẫn còn cơn lụt kia / vẫn quanh năm thường trực ru ngủ / và đánh chìm
23 Tháng Chín 20241:01 SA(Xem: 4102)
Lời giới thiệu: Thủ tướng Hun Manet với hậu thuẫn của cha ông, người đã đề xướng ra công trình kênh Funan Techo như một Đại vận hà của dân tộc Khmer, đồng thời là di sản triều đại của cha con họ. Về địa chính trị, tuyến đường thủy vận này cho họ phương tiện chuyển hàng hóa từ Phnom Penh ra biển, không còn phải theo tuyến đi trên Sông Tiền hay Sông Hậu, sẽ giải thoát họ khỏi sự phụ thuộc vào Việt Nam. Cha con Hun đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng khi đặt cho dự án này dưới tên Funan, khơi động lên tinh thần dân tộc bài Việt, và soi sáng lại lịch sử Đế chế Funan của họ. Theo giới chuyên gia quốc tế, và phân tích trên Viet Ecology Foundation, lợi ích kinh tế của công trình này chắc chắn không khả thi, tác động nặng trên môi sinh cho Cam Bốt và xuyên biên giới xuống Việt Nam nhưng đã bị chính quyền Phnom Penh giảm thiểu hóa và gạt bỏ. Phnom Penh không giải trình toàn bộ chi phí và việc di dời đền bù cho người dân họ như thế nào. Họ cung cấp thông tin bất nhất và sai lệch ...
23 Tháng Chín 202412:44 SA(Xem: 8985)
Ướt chùng lòng anh / Thềm mưa bụi / Con tàu lầm lũi vùng quên lãng / Đi vào đi vào sương, hoa muồng vàng mù tối / Đắng khói hai hàng cây nuôi dưỡng tình đầu