- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc - “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ..”

20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83820)

tho-ma-1i-content

(Đọc tập thơ “Giấc” của Lữ Thị Mai, Nxb Hội Nhà văn, 2010)

 “Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống. Nó còn là một công cụ diễn đạt nhạy bén, trực tiếp, nói lên được những điều mà ngôn ngữ khái niệm không thể làm được. Nếu thiếu vắng hình ảnh, ngôn ngữ thơ sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt.

Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình. Với “Giấc”, Lữ Thị Mai đã mang tâm lực của mình, chi chút, nâng niu hình ảnh để tạo hình cho ý nghĩ, cảm xúc.

Đọc “Giấc”, người đọc bắt gặp những hình ảnh mở và tự mình tưởng tượng ra những hình ảnh đó. Tác giả của “Giấc” đã khéo dụng ưu điểm của ngôn ngữ văn chương để neo giữ lời thơ trong tâm thức người đọc. Tôi gặp ở “Giấc “ bức chân dung của một cô gái đa cảm trước những gì đang diễn ra, đang hiển hiện quanh mình rồi thốt lên: “bình minh đón ngày giọt sương xon xót/ước có bàn tay nâng/em chỉ là hạt mầm cô đơn/ khóc trước sự thành tâm của cỏ” (Mê khúc). Đa cảm thường đi liền với sự yếu đuối nhưng tôi lại gặp trong tập thơ một trái tim trẻ với tình yêu đầy khám phá, nhiệt thành và rung động sâu sắc. Có thể coi bài thơ “Ngón” là một đại diện cho dòng cảm xúc như thế. “ngón vu vơ miết cổ áo anh dò vết dị thường/ngón khơi mở lần tìm/ngón thành tâm chiếm đoạt…” Rõ ràng không hề có tính từ nói về nỗi nhớ, không hề có danh từ nói đến tình yêu nhưng những câu thơ diễn tả trạng thái của những ngón tay, đồng thời diễn tả tâm trạng của người con gái đang yêu. Tâm trạng đó không được đặt vào một thời điểm nào cụ thể. Những hình ảnh thoang thoáng lướt qua nhưng không loang loáng trượt trôi. Nó ám lại trong dòng cảm xúc của độc giả: “này rất nõn nà/ này thì ắng lặng ngón tìm ngón…”. Mai sử dụng điệp từ để diễn tả trạng thái của sự vật, từ đó mà gọi ra tình yêu.

Chấm phá, phác họa, hình ảnh của mười ngón tay ở các trạng thái khác nhau là sự dịch chuyển của tâm trạng. Mai diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình mà không hề gọi tên nó. Bức họa ngôn từ ấy gọi ra mảnh tâm trạng của một thiếu nữ đang “yêu” và đang “khát”. “Ngón” vì thế vừa mang tính phác họa, gợi mở vừa hết sức cụ thể, rõ ràng, day dứt. Ở một khía cạnh khác có thể coi “Ngón” là dấu ấn riêng mà Lữ thị Mai góp với dòng chảy thơ trẻ đương đại. Mai không đề thơ lên tranh hay vẽ tranh lên một bài thơ như thường thấy trong truyền thống để hai loại hình này tương hỗ, đề cao nhau. Chị kết hợp cả hai loại hình đó vào “Ngón” để tạo nên một bức hoạ được vẽ, được gợi ra bằng ngôn từ đã làm nổi bật sự cao quý của một bài thơ, khiến cho nó cụ thể hơn, sống động hơn.

Những hình ảnh được tạo bởi tư duy mĩ học và trí tưởng tượng giúp cho thơ ca - sản phẩm được tạo ra bởi sự thăng hoa của dòng cảm xúc vì thế không sa vào kể lể, miêu tả mà phải chạm tới bản chất của sự vật, bên kia cái vẻ bề ngoài của nó.

Ở một chừng mực nào đó, hình ảnh trong thơ ca mang cả hai yếu tố thực và ảo. Từ cảm nhận của cá nhân, thông qua ngôn từ, Lữ Thị Mai đã khắc họa trong cảm nhận của người đọc những hình ảnh không chỉ nhìn thấy bằng mắt mà chỉ hình dung được.

 “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ”, câu thơ đó chính là sự liên tưởng, khái quát khi tôi khép tập thơ lại. Hình ảnh bàn tay trở đi trở lại trong tập thơ. Đó là: “tay khỏa nước giọt giọt ngày”, là: “ngón măng ngủ vùi chủ nhật
, là: “đêm gối đầu lên cánh tay” là: “thêm một lần cởi thắt lưng ban mai../Chậm rãi nếm vị mặn trên mấy ngón tay…”

Dù cho là vòng tay “khép hờ” hay là “hơi tay lạnh” cũng đều là sự sắp xếp có chủ ý. Tác giả dùng hình ảnh bàn tay là để:

 Thắp lửa trên mười ngón tay

 Xua những ý nghĩ vẩn vơ bay đi thật vội…

 (Vẽ lửa)

Khác với hội họa, diễn đạt trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể, thơ diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên và của cuộc sống bằng những nét ẩn dụ, và hình ảnh trừu tượng. Vì thế, hình ảnh bàn tay trong thơ Mai vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể, nó được nuôi sống bởi “ý nghĩ”. Như thế, cái đẹp của hình tượng văn học mà ta cảm thụ được trong óc tưởng tượng của ta, và ngay cả cái đẹp của một bức hoạ mà mắt ta nhìn thấy, cũng không thể nào giống hoàn toàn với cái đẹp mà người khác ghi nhận được trong đầu óc của họ.

Tôi không có ý định diễn giải những gì tôi cảm nhận từ tập thơ vì tính chủ quan trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học. Nhưng đã đọc “Giấc”, bạn hẳn đồng tình với tôi rằng: Khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ. Nếu nói “thơ ca là bức họa để cảm nhận thay vì để ngâm” thì “Giấc” của Lữ thị Mai là một bức họa như thế.

Nguyễn Hồng Nhung

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 202310:17 CH(Xem: 6397)
Bài thơ viết ngoài công lộ / Bị tuần cảnh chặn gắn giấy phạt / Lý do những con chữ không thắt dây an toàn /
13 Tháng Hai 20232:28 SA(Xem: 6398)
Con đường phía trước còn dài, chúc ai vững bước, dùi mài chí kia, ngày mai rồi hết phân ly, quê hương, bốn bể, một bề lành an, nhắc ai dừng bước gian tham, nhất là quyền lực, bạo tàn, hại dân
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6279)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
13 Tháng Hai 20232:10 SA(Xem: 7279)
Dắt xe vào cổng, đập ngay vào mắt tôi là một bộ nâu sồng trong phòng khách. Không lẽ là vị Đại đức yêu văn chương - điện ảnh kết nối FB với tôi mấy tháng trước đã tìm đến, sau khi tôi cho địa chỉ nhà riêng? “Bố! Mẹ Thơm đã về!” Con gái lớn của tôi reo lên hồ hởi khi thấy tôi bước vào. “Mẹ đừng nói, xem bố có nhớ mẹ Thơm của con không?”. Tôi thoáng ngỡ ngàng trước vị ni cô vẻ tiều tụy, rồi nhận ra ngay cô hàng xóm của mình gần 10 năm trước…
13 Tháng Hai 202312:43 SA(Xem: 6945)
順天者存,逆天者亡 Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong Thuận với thiên nhiên thì còn. Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử] “Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khoẻ của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.” Ngô Thế Vinh
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 7148)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
06 Tháng Giêng 202312:11 SA(Xem: 6786)
Nguyễn Du chỉ thốt lên một lần duy nhất: Ta vốn có tính yêu núi khi ông Bắc hành, ở đoạn cuối sứ trình; nhưng cái tính đó, ông đã bộc lộ biết bao lần trong 254 bài qua cả ba tập thơ chữ Hán của mình! Ai ham đọc sách mà không biết câu nói có tự cổ xưa: Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn (Kẻ trí thì vui với sông nước, người nhân thì vui với núi non); song cái ý tưởng sách vở thể hiện khát vọng thoát tục thanh cao, mơ ước được tựa vào non xanh để tìm sự yên tĩnh vĩnh hằng của nội tâm đó đã được Nguyễn Du trải nghiệm bằng toàn bộ cảm giác buồn, vui, qua các đoạn đời phong trần của mình, và ông miêu tả chúng qua bao vần thơ chữ Hán thực thấm thía, rung động.
06 Tháng Giêng 202312:02 SA(Xem: 7695)
bạn có thể vừa đi làn trái, lại cũng đi được luôn cả làn phải không hề lăn tăn chi? / và bạn quả thật (đang) làm được thế ư, thậm chí còn nhiều hơn? / vậy bạn đáng nể quá rồi / người siêu nhất trần gian!
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7259)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
17 Tháng Mười Hai 20222:10 SA(Xem: 6656)
Được tin buồn: cụ ông ĐẶNG VĂN NGỮ (Thân phụ của anh Đặng Hiền, cựu hs PTG ĐN niên khoá 75) Sinh năm: 1933 Đã từ trần vào ngày 06 tháng 12 năm 2022 (nhằm ngày 13 tháng 11 năm Nhâm Dần) Hưởng Thọ: 90 Tuổi