- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỢP LƯU 112 / XUÂN TÂN MÃO

15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75457)

lg_thutoasoanHợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.

 Hợp Lưu 112 đến với quí bạn đọc và văn hữu đúng vào dịp có nhiều biến chuyển chính trị; giấc mơ hiện đại hóa đất nước, khiến dân giàu dân mạnh không thuần là những câu khẩu hiệu vô nghĩa. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí vẫn luôn là giấc mơ vô cùng chật vật cho những người làm truyền thông ở xứ sở mà con người luôn sống trong nghi ngờ, lúc nào cũng lo sợ cái ác, dốt và hèn của bạo lực. Mặc dầu Việt Nam đã hơn một lần khẳng định sẽ cải tổ luật pháp, đẩy mạnh đổi mới, công nghiệp hóa dần đất nước, thâu ngắn khoảng cách kỹ thuật và kinh tế với các nước trên thế giới. Đến hôm nay, xã hội Việt Nam vẫn còn cấm đoán và trấn áp đối lập và thậm chí tìm cách bưng bít truyền thông bằng các loại “tường lửa”... trong hệ thống truy cập liên mạng toàn cầu. Một lần nữa, chúng tôi trong khả năng hạn hẹp của mình, cố gắng duy trì Tạp chí Hợp Lưu luôn là diễn đàn của văn chương và đệ tứ quyền của con người .

Hợp Lưu 112, với bài vở phong phú của một số báo Xuân, đồng thời cũng là một số báo đặc biệt về nhà văn Thảo Trường. Chúng tôi trân trọng dành ra 1/3 số trang của kỳ báo nầy để đăng tải và giới thiệu một số bài của Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, Phan Nhật Nam, Du Tử Lê và Đặng Phú Phong viết về Thảo Trường cùng những tác phẩm tiêu biểu của ông: Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Nhãn hiệu Mỹ , Những đứa trẻ đầu thai giữa hàng rào, Hành khách... , như một nén hương tưởng niệm kính gởi đến nhà văn Thảo Trường.

Hợp Lưu 112 được mở đầu với bài viết của học giả Chính Đạo Nhìn lại mùa Xuân khói lửa 1789 thời vua Quang Trung để suy ngẫm đến những mùa xuân cận đại của dân tộc, đến những hành động mà thế giới ngày nay lên án là “cultural barbarism” [sự mọi rợ văn hóa]. Chiều cuối năm trên bờ biển, bút ký của Trùng Dương đưa chúng ta vào thế giới ngày nay với những phương tiện tinh vi nhưng cũng thật cô đơn và buồn bã tận cùng ở cái mong manh hữu hạn của đời người; trước cái mênh mông và vô hạn của đất trời. Đinh Cường giới thiệu Mèo trong tranh Foujita bằng mắt nhìn của một hoạ sĩ. Hoàng Chính giới thiệu tiểu thuyết gia Peter Carey người Úc với tác phẩm Peeling .

Bằng sáng tác mới nhất Nam Dao đã gởi Mặt Nạ qua chữ Duyên trong Phật Pháp, Đỗ Phấn vẫn ý nhị và sâu sắc trong Cầu cho tôi không cầu mong gì cả và anh nói: “Ở Trung Quốc, màu đỏ có thể được nhìn như màu trắng. Hoặc không màu? Khi mà tất thảy đều mang sắc đỏ, con người ta bị mù màu tạm thời. Nhìn cái gì cũng thấy xanh biếc. Trong veo...” Và Những con giun của Hoài Băng làm cho bầu trời Hà Nội xám hơn ta tưởng.Trở lại với sáng tác hải ngoại Bùi Ngọc Khôi Giải thoát bằng một chuyện kinh dị liêu trai, Nguyễn Xuân Tường Vy vẫn Hoài vọng và không biết trả lời làm sao với cô con gái bé nhỏ trong bao nhiêu năm “Việt Nam chỉ có chiến tranh và trại cải tạo thôi hả mẹ?”. Nguyễn Tường Thiết êm đềm với Hải cảng yêu dấu. Cái bóng của Trần Mộng Tú mong manh như thân phận và buồn như quá khứ Hồ Xuân Hương Đà lạt. Và Trần Trung Sáng với Con mèo ngái ngủ cùng Phù Thuỷ của Lê Nguyệt Minh và Đường số 18...Thi ca nở rộ với những sáng tác mới của : Lê Thánh Thư, Trịnh Y Thư, Nam Dao, Đặng Hiền, Đa Mi, Đoàn Minh Châu, Lưu Diệu Vân, Nguyễn Thị Anh Đào, Trần Hữu Dũng, Luân Hoán, Trần Thiên Thị, Nnguong, Đức Phổ, Ngô Tịnh Yên, Nguyễn Hồng Nhung, Lý Thừa Nghiệp, Khaly Chàm, Nguyễn Đông Giang, Đinh Trường Chinh, Thường Quán... Bài phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm do Lê Quỳnh Mai thực hiện. Sau hết, vẫn là các mục thường xuyên: Phiếm luận với Song Thao, Mạn đàm Văn học với Trần Thiện Đạo, Tin Sách với Vũ Thuý Vi...

Hợp Lưu trong thời gian qua bị chậm mất một thời gian, chúng tôi thành thật cáo lỗi cùng quí bạn đọc và văn hữu. Độc giả dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng đến việc gia hạn báo. Vì mỗi lần gia hạn là 6 hoặc 12 số báo, chúng tôi sẽ gởi đầy đủ những số báo quí vị đặt mua. Kể từ số nầy tạp chí sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Chúng tôi trân trọng tri ân quí độc giả, văn hữu, thân hữu đã giúp đỡ, đọc và cổ động Tạp Chí Hợp Lưu trong suốt bao năm qua. Kính chúc quí vị một năm Tân Mão 2011 an khang, thịnh vượng và nhiều sức khoẻ.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36742)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34633)
Chiến tranh kết thúc trên quê hương cô. Gió hòa bình thổi suốt từ bắc chí nam. Nhà nhà say mê chiến thắng. Người người ngột ngạt với cơn sốc hòa bình. Không còn ai nhớ đến lỗ hổng nơi trái tim cô.
24 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35734)
Nàng gặp một tỳ kheo. T ỳ kheo hỏi: Con đã quy y sao lại mê cờ bạc? Gia Ái đáp: Dạ, trong năm đều răn của nhà Phật (2) không có điều nào cấm cờ bạc. Tỳ kheo khẳng định: cờ bạc là gian dối… Gia Ái đáp: Dạ, càng không. Ở xứ Mỹ, đánh bạc trong các sòng bài đều minh bạch. Đánh bạc là một nghệ thuật kế hợp giữa trí tuệ và may mắn. Tỳ kheo lắc đầu, bỏ đi. Cờ bạc dễ kéo theo sân si. Tiếng xào xạc lá cây bồ đề khô xa dần xa dần rồi mất hút.
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 31420)
T ối nay em uống rượu gì Anh muốn biết nỗi buồn trôi đi bằng giọt trắng sake hay màu nho tím Hay em lại đốt vàng mã để hối lộ nỗi buồn đi xa Hay em đang viết những giòng thơ không hồi kết cuộc
21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34883)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Nhà văn Trần Thanh Cảnh sống và làm việc tại Việt Nam. Truyện ngắn " Giáo sư Kê" như " tiếng chuông cảnh tỉnh" cho tầng lớp "Trí thức đểu" mà hàng ngày họ góp phần lừa mị người dân trên các báo trong nước hiện nay. Đây là một truyện khá tâm đắc của tác giả gởi đến Hợp Lưu như một chia sẻ cùng quí văn hữu và bạn đọc.
20 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34132)
Tôi nhìn thấy em bốc lửa ở Yosemite. Lửa trại cháy bùng ký ức. Ngàn năm sau tôi vẫn nhớ khuôn mặt em ngời sáng. Lửa bập bùng, củi nổ tí tách, những đốm than hồng nở xoè trong mắt em. Đôi mắt phượng dài hút đêm thâu. Càng về khuya, ánh lửa càng xanh biếc. Hơi nóng hun ngùn ngụt. Em phừng lên như ngọn lửa. Tôi nóng ran người, bừng bừng mặt.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32743)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33874)
m ùa lặng lẽ theo mùa rơi qua âm u tháng Tám  bỏ lại anh lạc lõng phía câu ca không lời dẫu hồn nhiên đứng lơ ngơ giữa ngã tư, ngã năm , hay ngã bảy vẫn nghe lòng lưa thưa vắng một mình thôi
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32292)
...toàn cảnh các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong từ Trung Quốc xuống tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cho dù mang những tên gọi khác nhau nhưng đó vẫn là những đất nước chưa có dân chủ, vẫn là những “xã hội hình tháp – social pyramid” nói theo ngôn từ của nhà xã hội học Miến Kyaw Nyein, với đỉnh tháp là thiểu số thống trị và dưới đáy vẫn là đa số những người dân nghèo khổ bị khai thác và bóc lột.
16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32106)
t ôi thấy có sự màu mè giả dối những đóa ny-lon bày tràn đìa ngoài chợ bức bình phong bận đại cán ngay đơ gỗ que loe ngoe chòm râu tủm tỉm cười trên đầu trẻ thơ những tấm vé số say xỉn mua giùm mua giùm đi đất nước tôi sắp sửa trúng xịn lô hàng giát vàng giát bạc