- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỢP LƯU 112 / XUÂN TÂN MÃO

15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75824)

lg_thutoasoanHợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.

 Hợp Lưu 112 đến với quí bạn đọc và văn hữu đúng vào dịp có nhiều biến chuyển chính trị; giấc mơ hiện đại hóa đất nước, khiến dân giàu dân mạnh không thuần là những câu khẩu hiệu vô nghĩa. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí vẫn luôn là giấc mơ vô cùng chật vật cho những người làm truyền thông ở xứ sở mà con người luôn sống trong nghi ngờ, lúc nào cũng lo sợ cái ác, dốt và hèn của bạo lực. Mặc dầu Việt Nam đã hơn một lần khẳng định sẽ cải tổ luật pháp, đẩy mạnh đổi mới, công nghiệp hóa dần đất nước, thâu ngắn khoảng cách kỹ thuật và kinh tế với các nước trên thế giới. Đến hôm nay, xã hội Việt Nam vẫn còn cấm đoán và trấn áp đối lập và thậm chí tìm cách bưng bít truyền thông bằng các loại “tường lửa”... trong hệ thống truy cập liên mạng toàn cầu. Một lần nữa, chúng tôi trong khả năng hạn hẹp của mình, cố gắng duy trì Tạp chí Hợp Lưu luôn là diễn đàn của văn chương và đệ tứ quyền của con người .

Hợp Lưu 112, với bài vở phong phú của một số báo Xuân, đồng thời cũng là một số báo đặc biệt về nhà văn Thảo Trường. Chúng tôi trân trọng dành ra 1/3 số trang của kỳ báo nầy để đăng tải và giới thiệu một số bài của Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, Phan Nhật Nam, Du Tử Lê và Đặng Phú Phong viết về Thảo Trường cùng những tác phẩm tiêu biểu của ông: Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Nhãn hiệu Mỹ , Những đứa trẻ đầu thai giữa hàng rào, Hành khách... , như một nén hương tưởng niệm kính gởi đến nhà văn Thảo Trường.

Hợp Lưu 112 được mở đầu với bài viết của học giả Chính Đạo Nhìn lại mùa Xuân khói lửa 1789 thời vua Quang Trung để suy ngẫm đến những mùa xuân cận đại của dân tộc, đến những hành động mà thế giới ngày nay lên án là “cultural barbarism” [sự mọi rợ văn hóa]. Chiều cuối năm trên bờ biển, bút ký của Trùng Dương đưa chúng ta vào thế giới ngày nay với những phương tiện tinh vi nhưng cũng thật cô đơn và buồn bã tận cùng ở cái mong manh hữu hạn của đời người; trước cái mênh mông và vô hạn của đất trời. Đinh Cường giới thiệu Mèo trong tranh Foujita bằng mắt nhìn của một hoạ sĩ. Hoàng Chính giới thiệu tiểu thuyết gia Peter Carey người Úc với tác phẩm Peeling .

Bằng sáng tác mới nhất Nam Dao đã gởi Mặt Nạ qua chữ Duyên trong Phật Pháp, Đỗ Phấn vẫn ý nhị và sâu sắc trong Cầu cho tôi không cầu mong gì cả và anh nói: “Ở Trung Quốc, màu đỏ có thể được nhìn như màu trắng. Hoặc không màu? Khi mà tất thảy đều mang sắc đỏ, con người ta bị mù màu tạm thời. Nhìn cái gì cũng thấy xanh biếc. Trong veo...” Và Những con giun của Hoài Băng làm cho bầu trời Hà Nội xám hơn ta tưởng.Trở lại với sáng tác hải ngoại Bùi Ngọc Khôi Giải thoát bằng một chuyện kinh dị liêu trai, Nguyễn Xuân Tường Vy vẫn Hoài vọng và không biết trả lời làm sao với cô con gái bé nhỏ trong bao nhiêu năm “Việt Nam chỉ có chiến tranh và trại cải tạo thôi hả mẹ?”. Nguyễn Tường Thiết êm đềm với Hải cảng yêu dấu. Cái bóng của Trần Mộng Tú mong manh như thân phận và buồn như quá khứ Hồ Xuân Hương Đà lạt. Và Trần Trung Sáng với Con mèo ngái ngủ cùng Phù Thuỷ của Lê Nguyệt Minh và Đường số 18...Thi ca nở rộ với những sáng tác mới của : Lê Thánh Thư, Trịnh Y Thư, Nam Dao, Đặng Hiền, Đa Mi, Đoàn Minh Châu, Lưu Diệu Vân, Nguyễn Thị Anh Đào, Trần Hữu Dũng, Luân Hoán, Trần Thiên Thị, Nnguong, Đức Phổ, Ngô Tịnh Yên, Nguyễn Hồng Nhung, Lý Thừa Nghiệp, Khaly Chàm, Nguyễn Đông Giang, Đinh Trường Chinh, Thường Quán... Bài phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm do Lê Quỳnh Mai thực hiện. Sau hết, vẫn là các mục thường xuyên: Phiếm luận với Song Thao, Mạn đàm Văn học với Trần Thiện Đạo, Tin Sách với Vũ Thuý Vi...

Hợp Lưu trong thời gian qua bị chậm mất một thời gian, chúng tôi thành thật cáo lỗi cùng quí bạn đọc và văn hữu. Độc giả dài hạn sẽ không bị ảnh hưởng đến việc gia hạn báo. Vì mỗi lần gia hạn là 6 hoặc 12 số báo, chúng tôi sẽ gởi đầy đủ những số báo quí vị đặt mua. Kể từ số nầy tạp chí sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Chúng tôi trân trọng tri ân quí độc giả, văn hữu, thân hữu đã giúp đỡ, đọc và cổ động Tạp Chí Hợp Lưu trong suốt bao năm qua. Kính chúc quí vị một năm Tân Mão 2011 an khang, thịnh vượng và nhiều sức khoẻ.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 20141:18 CH(Xem: 29736)
Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt một dự án trị giá trên 411 tỷ đồng nhằm "cung cấp 24 kênh truyền hình, phát thanh phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài" trước năm 2020.
03 Tháng Mười Một 20142:39 SA(Xem: 30205)
“Đọc thơ Du Nguyên có cảm giác cô ấy góa chồng ngay giữa tuổi trẻ của mình” - đó là nhận định của nhà thơ Bình Nguyên Trang, khi đọcKhúc lêu hêu mùa Hè…
03 Tháng Mười Một 20141:46 SA(Xem: 36838)
Thời gian trôi bằng trái tim thiền sư Màu mắt dịu êm như trăng Anh muốn vẽ sóng về trong chiều nắng Chiếc áo đỏ của tình yêu em
02 Tháng Mười Một 20143:01 SA(Xem: 31760)
Tôi đã tự hứa với mình bao nhiêu lần. Là sẽ viết về cái duyên xưa của người xưa trước khi ký ức dòn tan, đậm đà ấy nhạt phai dần, tan dần từng mảnh ray rứt bé tí một, như mùi hương hoa trong khu vườn cũ hư hao dần và rưng rức theo gió bay đi tan vào trời xa...
02 Tháng Mười Một 20142:32 SA(Xem: 31284)
Chúng đang bị tiêu đi. Nhà của tôi. Cái cơ ngoai sáu tầng, với vườn tược, bể bơi, những gian kiến trúc Tây Âu, phòng để sách, rượu, đồ cổ…biến mất dần như bị nung chảy. Cái bể cá ở phòng khách đã không thấy nữa
02 Tháng Mười Một 20141:53 SA(Xem: 40610)
Hồ Quý Ly tên tự là Lý Nguyên, tự suy tổ tiên là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang vào đời Hậu Hán thời Ngũ Đại (947 – 950) sang làm Thái thú lộ Diễn Châu (Nghệ An). Sau đó, làm nhà ở hương Bào Đột thuộc lộ này, làm trại chủ đến đời thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại tỉnh Thanh Hóa, làm con nuôi Tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình.
02 Tháng Mười Một 20141:24 SA(Xem: 36375)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Sinh năm 1982, Nguyễn Văn Đôn là tên thật, hiện sống ở Tây Ninh là công nhân cạo mủ cao su. Thơ của Đôn thật đến lạ lùng như những dòng viết về mình và những ghi nhận về thi ca của chính tác giả. Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quí văn hữu và bạn đọc những thi phẩm của người bạn trẻ này.
02 Tháng Mười Một 20141:04 SA(Xem: 35988)
Đấu tranh để giành lại đất nước bị tàn phá, Việt Nam lại phải đối mặt với một Trung Quốc thù địch và sự đe dọa từ kẻ thù ở bên trong.
02 Tháng Mười Một 201412:46 SA(Xem: 33868)
trăng đêm soi ướt gối nồng nàn thu nồng nàn em
02 Tháng Mười Một 201412:01 SA(Xem: 32103)
Nguyễn Hoàng Anh Thư ngoài làm thơ, còn viết một số truyện ngắn. Thư giới thiệu hai truyện gởi đến Hợp Lưu như sau: " Buôn Làng buồn" đó là men say, thứ men say buồn của núi rừng và đầy sự cảm nghiệm thú vị. "Nướng vị giác" sẽ khiến bạn có cảm giác như cô ấy đang nhai, đang nghiền từng con chữ. Có một điều gì đó như đang nếm, đang trải qua những cảm giác từ thế giới của truyện”. Tuy nhiên, khi đọc chúng tôi có cảm tưởng như đang xem những bức tranh xã hội thật u tối và phiền muộn …Chúng tôi mời quí văn hữu và bạn đọc cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Hoàng Anh Thư. Tạp Chí Hợp Lưu