- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Mạn Đàm Văn Học H L 91

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 11955)

Paris văn học

T R U Y Ệ N SEX (E) D À N H C H O P H Á I Đ Ẹ P

 

Ai đâu lại ngờ rằng, ở Pháp, có một loại truyện sex(e) (*) đặc biệt dành cho phái nữ, những tưởng thể văn này từ xưa tới nay chỉ nhắm tới cánh đàn ông. Mà đây lại là loại truyện nhằm kích thích và thỏa mãn cái gọi là fantasmes féminins, những ước muốn nhục dục thầm kín của phái đẹp. Thêm nữa, có ai ngờ được rằng mỗi năm, với hàng chục đầu sách ra đời, tổng số sách mới và cũ cùng loại tung ra trên thị trường bán tới 12, vâng, mười hai triệu cuốn, nghĩa là ít nhứt cũng có 12 triệu độc giả chịu bỏ tiền túi ra mua - biết rằng giá bán rất rẻ. Thế mới biết các nhà xuất bản chuyên ngành, như Harlequin, La Musardine, Blanche, Pocket chẳng hạn, hằng năm hốt bạc chẳng ít thì nhiều (nhiều hơn là ít) nhờ ở loại sách dồn dập mây mưa dành cho nữ giới này.

Chúng ta thử sơ lược duyệt xem tình dục được thể hiện như thế nào trên các trang đó.

Từ lãng mạn…

Phải xác định ngay rằng, trong trường hợp bàn tới ỏ đây, lãng mạn tuyệt nhiên không hàm nghĩa huê tình kiểu, nói thí dụ, văn chương Pháp đầu thế kỉ XIX hay Tự lực văn đoàn của chúng ta giữa thế kỉ XX vừa qua. Thời ấy, người ta chỉ biết yêu đương trong tinh thần, trong ý tưởng và qua trái tim đập dồn hồi, còn tay chưn thì ngượng nghịu, mắt thì nhìn lá bàng rụng, chớ dám đâu rờ rẫm, mân mê, ngắm nghía các bộ phận đang chờ được thỏa mãn. Thời đổi khác, độc giả khác thì cách biểu hiện nhục dục cũng khác.

Bây giờ người ta lãng mạn một cách thiết thực hơn. Nhưng bởi nhắm tới thành phần phái đẹp dẫu sao cũng còn rụt rè trong tâm thức, chưa hoàn toàn thoát khỏi quán tánh truyền kiếp, nên nhà văn vẫn phải vòng vo đôi chút, nhưng không mập mờ úp mở, mỗi khi tả cảnh trai tài gái sắc quần quật vờn nhau. Các tủ sách cùng loại với tùng thư Passion (Mê li) của Nxb Harlequin đều chuyên lối biểu hiện như vậy. Cố tránh dùng từ ngữ thô… tục, nên mới phác họa cảnh người tình đang cơn hưng phấn như vầy : « Nàng cảm thấy có cái gì cương cứng như nhành củi khô châm chích trên làn da mình », rồi thì hai cô cậu thản nhiên lên giường quấn quít nhau một cách hết sức lịch sự, trang nhã nhưng chẳng kém phần rạo rực, nóng bỏng.

Lấy thí dụ cuốn Brûlures (Nồng cháy – Nxb Pocket) của nữ tác giả Cléa Carmin, với lời đề tặng hàm súc ý nghĩa : « Tặng anh để nhớ tới con người đã thọc lưỡi kiếm sáng ngời vào thân xác em, và hai vị thần Eros và Thanatos không ngừng ngự trị trên cõi đời này. » Qua hai biểu tượng tình yêu Eros và sự chết Thanatos, độc giả đà nghiệm trước được rằng xác thịt sẽ bị dằn xé, đớn đau tới chừng nào. Mà quả thật vậy, câu chuyện diễn ra trước đó ở phòng tiếp tân một khách sạn sang trọng, nàng tình cờ bắt gặp ánh mắt cháy bỏng của một anh chàng « điển trai, cao lớn, lực lưỡng » chinh phục. Thế là nàng bỗng dưng nghe thấy như bị lửa đốt từ đầu gối trở lên, châm ngòi vào vùng kín tựa hồ có ngàn vạn kim đâm. Cùng lúc đó thì chàng chợt thốt lời, giọng nghe « khô ráo » cứ như « cào xé da thịt, khiến cho nàng rin rít ướt ». Chàng liền đèo nàng ngay lên phòng trọ. Ở đây, tất nhiên chàng không phí thời giờ vàng ngọc, cởi phăng chiếc xịp của nàng : « Ngọn gió lào xâm nhập sâu thẳm vào thân xác em, thể như mũi kiếm của anh, ngọn giáo của anh, dùi cui của anh hợp sức xô sập cánh cửa của em... »

Để rồi cuối cùng, hồn vía chơi vơi trên mây, nàng không còn biết là « mình sướng thật sự hay đau điếng xuyên suốt da thịt ».

... tới hiện thực

đây nữa cũng vậy, cần phải xác định ngay rằng hiện thực tình dục không đồng nghĩa với bất kì luận thuyết văn chương cũ mới nào. Nó không dính dáng gì tới chẳng hạn như hiện thực huyền ảo kiểu Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez ở châu Mĩ Latinh hay hiện thực xã hội chủ nghĩa ngự trị một thời gian dài ở nhiều nơi trên nửa thế giới và ở bên ta, và mọi thứ hiện thực khác.

Hiện thực ở đây biểu dương những thèm khát nhục dục thầm kín của phái nữ (xem trở lại đầu bài) một cách trực diện. Nó không cần khoác trên mình những tình tiết rối rắm, những cảnh đời xô đẩy (xem tiểu mục trên đây) mà chỉ trưng bày thực thể duy nhứt mà nó biểu dương : nhục dục, sex(e), và chỉ mỗi món này mà thôi. Trưng bày qua thứ ngôn ngữ không màu mè sơn phết, gọi sự vật bằng tên cúng cơm, ăn khớp với mớ xác thịt trần trụi. Nó không dè dặt, rụt rè, ẩn dụ một cách nên thơ hay dài dòng dây mơ rễ má. Nó không giả đạo đức, chấm chấm chấm đằng sau chữ cái, kiểu con c…, cái l… Nó nói thẳng, từ loại còn hơi chơn chất như : « Hạ bộ của chàng phồng lên tựa một nhành cây sung sức » tới loại hoàn toàn tả thực như : « Chàng có một con chim to tuớng hềt cỡ ». Nhưng cho dầu chênh lệch nhau trong mức độ biểu thị, cả hai đều cùng một cái nhìn thông suốt, không tránh né, không che giấu.

Lấy thí dụ cuốn La Ceinture (Chiếc nịt - Nxb La Musardine) của nữ tác giả Nathalie Ours, không kèm lời đề tặng lắt léo, không khiêu gợi trực tiếp hay gián tiếp. Ngay nhan đề cũng đà trỏ rõ sự vật sắp được trưng bày : cái mà, vào thời trung cổ trước ngày xuất chinh, các chàng hiệp sĩ đều bắt vợ mình nịt kín ở phần dưới phòng khi có kẻ mưu toan chiếm đọat lúc mình xa cửa xa nhà ; nó lại còn được minh họa bằng một tấm hình bộ phận đeo nịt in giữa trang bìa. Một cô nường đà đến độ ngũ tuần, hồi xuân khao khát, nhưng không thuộc hạng nghiêng nước nghiêng thành nên chẳng có mống đực nào đoái hoài. Thiếu hụt, nàng đành phải tự mình mơn trớn lấy mình, nhưng chỉ thấy sương sướng vậy thôi chớ không làm sao mãn nguyện tới mức cực cùng như với đàn ông. Nàng bèn tậu một chiếc ceinture de chasteté (Nịt giữ gìn trinh tiết) hầu trói tay mình không để cho nó mân mê nắn bóp suốt một năm trời. Nhốt chặt thèm khát ngày càng dồn nén cho tới lúc…tức nước vỡ bờ mới chịu cởi tung chiếc nịt mà quay cuồng trong trận mê hồn nhục dục chưa từng được hưởng bao giờ.

Và độc giả (nữ) nghe thấy trọn cả mùi vị xác thịt nồng cháy toát ra từ mỗi dòng chữ in trên trang sách.

Không nhắn gởi

Trở lên trên là hai thí dụ điển hình cho loại văn chương sex(e) dành cho phái đẹp ở Pháp. Tác giả không nháy mắt mời gọi độc giả tìm kiếm ý nghĩa ở đằng sau dòng chữ, bởi họ không ẩn dụ điều gì, cũng không nhắn gởi điều gì, mà chỉ biểu dương khoái lạc thân xác, cùng với bề dày nhục dục của nó. Khác hẳn một Mai Ninh kín đáo treo cờ nữ quyền trong cuốn tiểu thuyết Cá voi trầm sát (Nxb Đà nẵng, 2004) hay một Đỗ Hoàng Diệu không thỏa hiệp với xã hội hiện hành trong tập truyện Bóng đè (Nxb Đà nẵng, 2005) ở bên ta chẳng hạn.

Hai phương trời hai cung cách chăng ?

 

TRẦN THIỆN- ĐẠO

(Paris, 13/05/2006)

__________________

(*) Khái niệm sex (viết theo tiếng Anh-Mĩ) hay sexe (viết theo tiếng Pháp) thường được chỉ định trong tiếng Việt qua các danh từ tình dục, tính dục. Chúng tôi nghĩ, ở đây, nên dùng danh từ nhục dục có lẽ thích hạp hơn.

 

 

Đính chính: Trong bài Nhận diện thơ tình cổ trung đại ,Hợp Lưu 90 , trang 121: Chú thích 3. Đã in: Thuật ngữ này được Jauss đưa ra lần đầu trong luận văn Chất thơ của những động vật vào thời Trung cổ (La poésie des animaux au Moyen Âge - 1959).

Xin sửa lại: Thuật ngữ này được Jauss đưa ra lần đầu trong luận văn Thơ ca về loài vật thời Trung cổ. (La poésie des animaux au Moyen Âge - 1959).

Thành thật cáo lỗi cùng quí độc giả.

ĐẶNG THỊ HẢO

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2034)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
05 Tháng Bảy 20227:53 CH(Xem: 6948)
Truyện Kiều ra đời đã hơn hai thế kỷ của đại thi hào Nguyễn Du đã làm say mê bao trái tim người đọc nhiều thế hệ kể cả trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều cây bút phê bình, thưởng lãm hướng đến áng thơ tuyệt tác này. Hãy cùng khám phá tác phẩm vừa mới xuất bản của một nữ lưu xứ Huế – Ninh Giang Thu Cúc – viết về Truyện Kiều có tựa đề Đọc Kiều thương khách viễn phương NXB Văn hóa văn nghệ quý II năm 2019.
15 Tháng Sáu 20222:18 SA(Xem: 6533)
Nếu ai đã đọc "Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa", chắc chắn đều bày tỏ sự thán phục đối với tác giả, tôi cũng vậy. Tác giả NTV đã đem tấm lòng thành cùng với nhiệt tâm thu thập dữ liệu về các nhân vật nói tới trong sách, cùng với các hình ảnh ghi dấu cuộc đời bể dâu của họ. Tuồng như tôi thấy họ sống lại thêm một lần nữa. Thật vậy, khi nhìn thấy hình ảnh một nhà văn quen biết ra đi từ lâu, và qua lời kể chuyện của tác giả, tôi xúc động biết bao, tưởng chừng như người ấy vẫn ở đâu đó, chưa một lần vĩnh biệt.
18 Tháng Ba 202210:50 CH(Xem: 7143)
Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.
18 Tháng Ba 20229:06 CH(Xem: 6709)
Tuyển tập II ra mắt vào tháng 2 năm nay, gồm chân dung của 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa: Nguyễn Tường Bách và Hứa Bảo Liên, Hoàng Tiến Bảo, Tạ Tỵ, Trần Ngọc Ninh, Lê Ngộ Châu, Nguyễn Văn Trung, Dohamide, Lê Ngọc Huệ, Nghiêm Sỹ Tuấn, Đoàn Văn Bá, Mai Chửng, Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, Phan Nhật Nam, John Steinbeck cộng thêm phần phụ lục Con đường sách Sài Gòn và Câu chuyện đốt sách.
07 Tháng Ba 202212:49 SA(Xem: 6999)
Tuyển tập II - Chân dung văn học nghệ thuật và văn hóa" là một công trình mới của Nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm, chân dung và chứng từ trong tuyển tập này minh chứng cho một nền văn nghệ nhân bản, năng động và đột phá đã bị bức tử sau biến cố 30/4/1975. Do đó, tuyển tập là một nguồn tham khảo quý báu về di sản của nền văn nghệ và giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa.
27 Tháng Mười Hai 20217:22 CH(Xem: 8091)
Tôi vẫn có thói quen chờ đợi vào những ngày giờ trước Giáng Sinh. Hồi còn bé ở Sài Gòn, bao giờ thì “điều gì đó” dẫu lớn hay nhỏ cũng đến, khiến lòng mình rộn ràng. Lần cuối cùng tôi biết háo hức chờ đợi là ngày mở bao thiệp giáng sinh chàng gửi với tấm thiệp in hàng chữ: “It’s time for you to make amends....” và chữ ký dưới “Merry Xmas” như một lần nữa xác nhận anh đang “break up” với tôi. Hôm nay, một ngày trước Giáng Sinh, trời mưa dầm dề cả ngày, mở cửa lấy xấp thơ vào nhà mắt vẫn cay khi giục các bao thiệp giáng sinh vào sọt rác, tôi thấy có bao thơ lạ từ xứ lạ. Mở bao bì, bìa tập thơ màu xám trắng như nỗi buồn trong cơn mưa khiến mắt tôi dừng lại ở dòng tựa: Chiều Tình Yêu.
15 Tháng Tám 202110:45 CH(Xem: 10656)
Cuốn thơ song ngữ có tên là “Các Bài Thơ Việt Nam Khó Quên – Unforgettable Vietnamese Poems” của Hương Cau Cao Tân đến với tôi vào những ngày đầu Xuân giữa mùa đại dịch. Sách khá dầy, khoảng 300 trang, trình bầy trang nhã, mỹ thuật, những trang thơ Việt-Anh in song hành dễ dàng đối chiếu. / Sách gồm 100 bài thơ Việt và 100 bài thơ chuyển dịch sang Anh ngữ. Tác giả đã chọn ra 16 nhà thơ nổi tiếng và lựa ra những bài mà tôi chắc rằng nhiều độc giả đã từng ưa thích. Tôi tạm chia các nhà thơ ra từng thời kỳ để dễ cảm nhận những dòng thơ này: Thời kỳ Văn Nôm: Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương. / Thời kỳ Tiền Chiến: Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, T.T. Kh., Vũ Đình Liên, Xuân Diệu. / Thời kỳ Kháng chiến: Hữu Loan, Quang Dũng. /Thời kỳ Đất nước chia đôi: Nguyên Sa, Phùng Quán.
04 Tháng Tám 202111:36 CH(Xem: 8484)
Thỉnh thoảng tôi dọn sách vở xem cuốn nào cần giữ, cuốn nào mang cho, và đặc biệt là cuốn nào cần gửi trả khổ chủ kẻo lỡ quên đâm mang tiếng. Thuộc vào số ít sách phải gửi lại khổ chủ, tôi tìm thấy cuốn này: Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Người Việt Cộng hoà thời Thuộc địa - Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng, của sử gia Peter Zinoman thuộc phân khoa Sử học của Đại học California tại Berkeley. / Tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo của GS Zinoman từ khi đọc xong, với nhiều thích thú, từ… giữa mùa đại dịch Covid vào hè năm ngoái. Bài bên dưới là lời giới thiệu khái quát tập biên khảo đã giúp tôi biết thêm rất nhiều về nhà văn Vũ Trọng Phụng vốn khá độc đáo của nền văn học tiền chiến, nay càng thêm (có thể nói là) độc nhất như một tay “tiền trạm” của chủ nghĩa cộng hoà tại Việt Nam dưới cái nhìn của sử gia Zinoman.
04 Tháng Tám 20218:53 CH(Xem: 8618)
Từ những ngày còn trẻ chưa biết lo là gì tôi đã tình cờ đọc tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của nhà thơ Phạm Công Thiện, mà trong đó không biết vì sao tôi cứ nhớ mãi câu thơ này, “Cửu Long ca từ Tây Tạng!” Cũng từ đó Sông Cửu Long không bao giờ ngừng chảy trong ký ức của tôi. Và bây giờ tôi nhận được cuốn “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh như một tình cờ kỳ lạ mà tôi có với dòng sông lịch sử này.