- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LẠI MỘT MÙA THU “ĐI TÌM MẶT” SÓNG GIÓ CỦA “NGƯỜI ĐI TÌM MẶT”

04 Tháng Chín 20238:52 CH(Xem: 5145)


HH

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

LẠI MỘT MÙA THU
“ĐI TÌM MẶT” SÓNG GIÓ CỦA “NGƯỜI ĐI TÌM MẶT”

 

 

Mùa thu này, nhà thơ Hoàng Hưng và phu nhân trở lại thăm Thủ đô. Ông có gọi tôi cùng tới studio riêng của họa sĩ Trần Lương. Giữa cơn hứng trò chuyện với họa sĩ, ông tìm đến “quốc hồn quốc túy” qua sợi thuốc lào Vĩnh Bảo, và tôi đã chộp được một hình ảnh của ông để rồi chợt thấm một nỗi buồn…

Người thi sĩ nhiều năm nay cặm cụi tìm dịch bao thơ Pháp, thơ Mỹ từ cận đại tới hiện đại nhằm mong đóng góp chút gì cho việc đổi mới thơ ca nội địa; nhà giáo dục học cần cù dịch biết bao trang sách tâm lý học giáo dục hiện đại mong cứu giúp cho nền giáo dục quốc gia đương lụn bại; nhà văn hóa say sưa với những tìm tòi sáng tạo mới của lớp trẻ trong nghệ thuật; nhà báo kỳ cựu từng đau đáu với những vấn đề Dân trí, Dân sinh; con người hiền lành với bao khát vọng tinh thần cao cả cho cộng đồng ấy cho đến hôm nay vẫn bị chính quyền hoài nghi, đề phòng, cảnh giác - sau khi đã xích tay ông bắt ông bóc lịch 39 tháng từ mấy chục năm trước chỉ vì lòng yêu Thơ, yêu sự sáng tạo của Thơ Hoàng Cầm…

Nửa giờ nghe ông đàm đạo về nghệ thuật Hậu hiện đại với họa sĩ, rồi sau đó được ông mời bia hơi Hà Nội và cùng ông trò chuyện, tôi càng hiểu thêm điều này: Ông trăn trở nhiều năm “Đi tìm mặt mình” cũng là đi tìm những vẻ đẹp trong Sách vở, trong từng suy tưởng sáng tạo nghệ thuật của bọn trẻ - trong đó có cô con gái Ly Hoàng Ly của ông… Ông “Đi tìm mặt mình” bằng cách cùng một số nhà văn tâm huyết vận động thành lập trang Văn việt để rồi sau đó bị hạch sách, thậm chí bị thù địch, mặc dù ông đã vài lần chân thành và não lòng kêu lên rằng: “Văn Việt không hề có ý định đối đầu với ai cả!”

Tôi bỗng nhớ lại như in cái ấn tượng khi lần đầu được đọc bài “Người đi tìm mặt”(1) của nhà thơ Hoàng Hưng khi đang là sinh viên văn khoa năm nhất… Ngày hôm nay, tôi còn chợt nhận ra ở bài thơ đó thông điệp về khát vọng đi tìm nhân vật thẩm mỹ của nhà thơ cho sự nghiệp văn chương riêng mình.

Ta đói mặt người ta khát mặt ta

Ta vọng mặt em mặt em ở đâu?

Đốt đuốc từ ngữ

Thơ tìm giúp mặt thơ ơi!

Mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt

Không riêng gì nhà thơ Hoàng Hưng “đi tìm mặt mình”. Cả một thế hệ lúc ấy, và các thế hệ sau ông đã trăn trở “đi tìm mặt mình”, cũng tức là đi tìm ý nghĩa tồn tại của mình, tìm nghĩa lý cuộc sống - “Thơ tìm giúp mặt thơ ơi!” - khi mà hệ thống tuyên truyền & giáo dục chính thống cố nhồi nhét những tín điều xa lạ khét lẹt máu và thuốc súng, khi mà nền mỹ học Mao-ít chỉ mong biến văn nghệ sĩ thành những "thừa sai" trung thành, cái loa phát ngôn cho người cầm quyền đang sống chết bảo vệ những quyền lợi của tầng lớp quý tộc mới bằng mọi giá - kể cả chà đạp lên mọi quyền cơ bản của con người mà họ vẫn rêu rao…

Những nhà văn, nhà thơ trẻ như Hoàng Hưng thời ấy, “Đêm xuống rồi/ Ta lẻn/ Đi tìm mặt mình”, đang mê mải say sưa đi tìm “nhân vật thời đại” thật sự cho cảm hứng sáng tác của mình, thì đã bị giăng “lưới thép tư tưởng” - than ôi, lại do một số văn nghệ sĩ đáng kính lớp trước bị thần phục tung ra theo lệnh trên, ví như những dòng phán xét này:

“Trở về Thủ đô mới trên một năm là có người đã viết trong Giai phẩm mùa xuân:

Những con người của chúng ta

Đang lờ mờ xuất hiện

Le lói hy vọng…

Những con người nào vậy? Chắc chắn không phải là những con người như Lê Văn Thọ, Phan Đình Giót, Ngô Gia Khảm, Nguyễn Thị Chiên […] Không, những con người của Giai phẩm mùa xuân đúng là cái đám người cũ bị dồn vào một góc và đang ngoi đầu dậy. Những con người hư hỏng ấy trong bao lâu bị chính nghĩa dồn ép, nay có hoàn cảnh ngoi đầu dậy là chúng liền phá vỡ nước sơn Cách mạng mong manh. Chúng nó quật dậy với ý định trả thù, táo tợn hung hăng lại càng cho mình là dũng cảm” (2).

Thế rồi nhà văn “canh cổng” tư tưởng chế độ này đã dùng “chùy thép” ngôn từ giáng không thương tiếc xuống tư cách, nhân thân của những người theo ông là “bọn phản nghịch”, là quân “mưu mô làm chính trị phản động”, bọn mang “nọc độc”, lũ “chuột dịch” “định kiếm chác một món to”(3).

 “Người đi tìm mặt” sau khi “vỡ mặt”, trở thành “Người về từ cõi ấy”, thành “kẻ xa lạ” thì cũng hơn ai hết hiểu rõ sự thật cay đắng này: khi những viên chức cấp cao thuộc tầng lớp “quý tộc mới” đương sống giữa biệt thự và các tiện nghi hiện đại dửng dưng trước nỗi khổ của Dân oan, thậm chí còn cao giọng lên án họ là “ác bá cường hào”, có thể thấy rằng họ  không giả dối đóng kịch chút nào, mà rất chân thực chân thành. Bởi trong máu họ, từ lúc còn là học trò, đã nhiễm tư tưởng “Ngôi Sao”, tức là cái đặc quyền đặc lợi đương nhiên được hưởng đối với gia đình mình, với giai tầng của mình; do đã có công lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng Dân tộc và Giai cấp nên tự cho cái quyền được ban ơn hay trừng trị, quyền sai khiến luật pháp! Dù một số người như họ kết cục đã bị đưa vào “lò đốt” của Tổng Bí thư, nhưng “bầy sâu” ngày một sinh sôi nảy nở, đe dọa nhấn chìm “khuôn mặt đích thực” của kiểu con người cần phải tồn tại để cứu vớt xã hội!

Công viên chiều đẹp quá và lịch sự đến thành xa lạ

Tường vi nở mưa trên gạch đỏ

Mặt họ no đủ quá

Họ vui dễ thế kia

Cả một mùa hoa tím nhợt đi

Trong nắng hạ.

Người ơi người đời ta biết có

Mấy ngày vui?

Đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình

Cho tới hôm nay, nhà thơ Hoàng Hưng cùng không ít người cầm bút vẫn đang tiếp tục “Đi tìm mặt mình” trong một tâm thế xã hội: “Quyền lực ở phía này, sự sợ hãi ở phía kia, luôn luôn là những cột trụ trên đó uy quyền phi lý được xây dựng” (Power on the one side, fear on the other, are always the buttresses on which irrational authority is built), như nhà tâm lý học người Đức Erich Fromm từng nói.

Nhà thơ từng “ Tồn tại trong sự tuyệt vọng” chắc chắn chưa lúc nào quên đi cái giấc mộng về “Nhân vật thời đại” lý tưởng của mình; kể cả lúc “Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui/ Hai năm còn mộng toát mồ hôi” cũng khắc khoải nghĩ đến:

Những con người của chúng ta

Đang lờ mờ xuất hiện

Le lói hy vọng…

Vậy, “Những con người của chúng ta” đó hiện giờ là ai, và đang ở đâu? Sự “lờ mờ xuất hiện” của nó từ hơn nửa thế kỷ trước làm cả xã hội “le lói hy vọng”, đã xuất hiện chưa? Hôm nay, giữa mùa thu vẫn đang còn rớm máu này, chắc ông vẫn còn muốn thốt lên:

Đốt đuốc lên

Cho ta đi tìm!

Đốt đuốc lang thang

Bàn chân bụi đất

Đốt đuốc tốc độ

Cháy vòng bánh xe

Đốt đuốc ái tình từng chiếc hôn đắm say hờ hững

Đốt đuốc nhịp điệu

Đất trời loảng xoảng nghịch âm

Đốt đuốc sắc màu

Cuộn quặn mặt trời Van Gogh

Đốt đuốc từ ngữ

Thơ tìm giúp mặt thơ ơi!

Mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt

Những câu thơ xót đau, trăn trở đến thảng thốt của nhà thơ trong quá trình “đi tìm mặt mình” đã khiến lão thi sĩ Hoàng Cầm nhận xét: “Phải viết để phơi gan, giãi óc trước cuộc đời mà anh yêu, lắm phen yêu đến cuồng nộ khi chẳng may cái mình yêu lại trở mặt phũ phàng với mình. Quá yêu nên mới mải mê tìm – tìm một hình thù giải đáp” (4).

Giờ đây, lòng thương thầm lặng của tôi đối với ông, tình thương của trò xưa đối với thầy cũ dường chợt lặn biến, để lại trọn vẹn trong tôi một lòng kính phục vô hạn, một niềm tự hào khó giải thích… Tự hào, và tin tưởng, bởi cái khát vọng “đi tìm mặt” – đi tìm những gì tinh khiết, chân thật nhất giữa trùng điệp thật-giả hầu vẫn còn nguyên vẹn trong ông; bởi giữa cái môi trường xã hội đang bị băng hoại bao điều tốt đẹp này, vẫn có những trí thức như ông, vào tuổi “hạc độc” vẫn tràn đầy sinh lực tinh thần và khát vọng cống hiến cho đời sống văn hóa đúng nghĩa đang chật vật hòa nhập vào những dòng lớn của Thế giới…

-------------

[1]. Người đi tìm mặt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 1993.

[2,3].Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nxb Văn học, HN 1982, tr.323- 324.

[4]. https://www.diendan.org/sang-tac/hoang-hung-di-tim-mat

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 1102)
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
21 Tháng Tư 20249:22 SA(Xem: 1228)
Gia đình chúng tôi rất đau buồn & thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc & bạn hữu: Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Chú, Bác của chúng tôi:Cụ Ông VŨ - NGỰ- CHIÊU / Tiến-Sĩ Sử Học Thế-Giới, Đại Học Madison, WI, Hoa-Kỳ / Tiến-Sĩ Luật Khoa, Đại Học Houston, TX, Hoa-Kỳ / Cử Nhân Giáo Khoa Triết Đông, Đại-Học Văn-Khoa Sài gòn, Việt nam / Cựu Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Khóa 16; Cựu Sĩ-Quan Pháo Binh Nhẩy Dù / QLVNCH / Nhà văn NGUYÊN-VŨ / Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN./ Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. / Hưởng thọ 82 tuổi.
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 1426)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 1194)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 3018)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 6061)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 7042)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 60598)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 1013)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /
22 Tháng Tư 20242:24 CH(Xem: 1193)
Ngày nào tôi cũng gắng làm cho đặc sắc / Cố hữu chỉ là một chủ xị buồn / Đêm tôi uống với lá / Nghe gió rung cành / Rồi chỉ thấy giọt mù lên mắt tượng / Ngày nào là ngày nào làm sao biết /