Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
“Vòng Đai Xanh” của Ngô Thế Vinh được xem là một tiểu thuyết chiến tranh, được viết rất thực bởi một quân y sĩ xông pha ngoài trận tuyến. Cuộc chiến tự vệ của người dân Miền Nam chống xâm lược của Cộng Sản Miền Bắc kéo dài đến 15 năm (1960-75), nếu không nói đến hoạt động khủng bố, phá hoại 2-3 năm trước khi chiến tranh chính thức khai mào, cho nên chúng ta không thiếu những tác giả viết về cuộc chiến đó, cảm khái từ những mất mát, đổ vỡ, tan hoang của con người, của tuổi trẻ, của gia đình, của xã hội, của đất nước vì chiến tranh.
Tôi nhớ rõ ràng như chỉ mới hôm qua. Những năm còn bé nhỏ ở tuổi 12. Có một chiều, tôi ôm con gà đứng khóc tỉ tê, khóc sướt mướt, dai dẳng trước căn lều của người hàng xóm.
Đã qua không biết bao nhiêu thăng trầm, trôi nổi của những tháng năm dài… Vậy mà sự rúng động trong trái tim bé nhỏ của tôi vẫn y nguyên, vẫn còn như rất mới.
Năm ấy tôi chỉ mới tuổi mười ba, đang học lớp đệ lục trường Nữ trung học Quy nhơn. Cái tuổi be bé mới lớn ấy đã biết mộng mơ nhưng chưa biết chút chút nào về tình yêu đôi lứa cả. Thế nhưng tôi lại có một buổi thuyết trình về tình yêu và đó lại là một kỷ niệm tôi thương của thuở học trò.
Anh bảo /
Có những điều không thể nào hiểu được /
Có những buổi chiều không biết buồn vui /
Em trả lời /
Ví dụ như em với anh có khác /
Giữa lưng chừng không biết lúc nào rơi
Nhận được tin buồn / Nhà thơ NGUYỄN LƯƠNG VỴ / Sinh ngày 9 tháng 5 năm 1952 (Năm Nhâm Thìn)- Nguyên quán tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Tạ thế ngày 18 tháng 2 năm 2021 (Năm Tân Sửu) – Tại tiểu bang California, Hoa Kỳ. / Hưởng thọ 69 tuổi.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.