- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

30 tháng 4 tôi nhìn lại mình

30 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35999)

red_sea_-tranh_tri_le-content
 Red Sea - tranh Trí Lê

LTS: Chúng tôi nhận được bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vào những ngày tưởng niệm 30 tháng 4 vào năm thứ 39 . Ông Nguyễn Quốc Quân cho biết đây là bài viết đầu tiên của ông về ngày 30/4 từ hơn 30 năm vượt biển và bài này cũng để ghi lại cảm xúc sâu đậm của ông khi đón nhận nhận sự ra đi của thầy giáo Đinh Đăng Định. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài “30 tháng 4 tôi nhìn lại mình” cùng độc giả Hợp Lưu .

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ năm ngày 3 tháng 4 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã công bố rằng nhà nước sẽ cho cử hành một đại lễ cầu siêu tổ chức tại Trường Sa dành cho những anh hùng tử sĩ hy sinh vì biển đảo, kể cả chiến sĩ VNCH, cũng như tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên biển Đông. Khi nhắc tới thuyền nhân VN, ông đã gọi bằng một tên mới đó là “nạn nhân chiến tranh” và cho biết nhà nước VN “không còn bận tâm đến mục đích ra đi của khoảng 4 triệu rưỡi người Việt đang sinh sống ở nước ngoài”.

Tạm gác qua bên sự khó chịu về kiểu nói trịch thượng của ông Sơn và kinh nghiệm đã có quá nhiều về những “ẩn ý” hay “toan tính” của các lãnh đạo của ông Sơn, người ta vẫn thấy không ổn trong những phát biểu này và chẳng thấy sự chân thành nào đối với những người đã mất.

Có lẽ điều không ổn lớn nhất là thắc mắc: Nếu ông Sơn thực sự có thiện tâm muốn "hòa giải dân tộc" thì thay vì chỉ biết níu áo “các xác chết” ông có thể đề nghị Nhà Nước của ông làm rất nhiều việc dễ dàng, cụ thể, và cấp thiết hơn nhiều; chẳng hạn như hoà giải với các nhà bất đồng chính kiến “vẫn còn sống” trong và ngoài các trại tù tại Việt Nam. Như nhà nước Myanmar đã làm.

Nhân mùa tưởng niệm 30/4, từ một cái chết khác - một cái chết được biết trước nhưng vẫn khiến nhiều người bàng hoàng và cúi đầu khâm phục - đã thôi thúc tôi ghi lại những diễn tiến tư tưởng qua vài khúc quanh nhỏ của đời mình để bày tỏ lòng biết ơn tới những tấm gương lớn, nhỏ đời thường trong dòng sống gian nan đầy khổ lụy của lòng yêu chuộng tự do và công lý. Và cũng để khẳng định thuyền nhân Việt Nam không bao giờ chỉ đơn giản là nạn nhân chiến tranh.

***

Hình ảnh ghi đậm vào tâm trí tôi, vào những ngày này năm 1975, là một sinh viên năm cuối Đại Học Sư Phạm Saigon ban Toán đang cùng mẹ và các em gái, tại một căn chung cư gần chợ Bà Chiểu, mỗi người một bọc nhỏ quần áo với ít tiền lộ phí ngồi ngóng ra cửa đợi người con trai cả ở xa chưa về. Với trí nhớ về Việt Minh trên da thịt của những người lớn tuổi phải di cư năm 1954 thời ấy, mẹ tôi chỉ mong cả nhà xum họp sống chết cùng nhau. Và một lần nữa, bà quyết định cả nhà phải "trốn thoát nanh vuốt của Cộng Sản!"

Khi ông anh Thiếu úy Hải quân VNCH vừa về tới, vào trưa hôm 29-4, để đón cả nhà lên một trong hai chiếc PCF vừa cập bến Bạch Đằng thì ... chuyến đi đã không thực hiện được. Bởi vì trong một khung thời gian rất hẹp, như một định mệnh – vắng mặt mẹ.

Thực ra, cá nhân tôi và người anh trai cùng các em sinh ra và lớn lên trên một vùng đất Miền Nam tự do nên không “dễ tin” vào những câu chuyện kinh hoàng thuở “xa xưa” của người lớn. Do đó, cũng chẳng háo hức gì lắm với việc hoà mình vào cái hỗn loạn lúc ấy để cố gắng tìm cho mình một chỗ thoát thân. Cả hai anh em chúng tôi thở phào: “Thôi ... ở nhà. Ít nhất cũng mừng đã hết chiến tranh rồi !”

Thế rồi ít lâu sau đó, anh trai tôi chuẩn bị quần áo và thức ăn khô cho "10 ngày tập trung cải tạo". Sau ba năm tù cải tạo, anh trở về cùng gia đình tại khu kinh tế mới ở Bình Long - như một điều kiện để ra tù. Sẵn lòng sống như một người nông dân bình thường, nhưng vẫn không được để yên! Thời gian sau, anh trốn về thành phố sống chui nhủi lây lất vài tháng và vượt biển năm 1979.

Riêng tôi, cùng cả lớp ba mươi mấy mạng, phải ở lại trường thêm một năm để học chính trị và vỗ tay hát đồng ca. Lúc ấy tuy có hơi chống đối những cái lố lăng, nhưng trong thâm tâm thấy vui vì đất nước thống nhất. Cố căng mình ra để trải nghiệm và phản biện với những thực tế rất đặc thù Cộng Sản. May mà cũng được ra trường bổ đi dạy học tại tỉnh Kiên Giang năm 1976.

Suốt 5 năm dạy học, dốc hết tâm lực và niềm tin để chiêm nghiệm tương lai đất nước qua ánh mắt và ước mơ của học trò mình. Tuy rất tin cậy vào sức mạnh của giáo dục; nhưng tôi chợt hiểu ra, giáo dục không phải là bước khởi đầu và chắc chắn cũng không là giải pháp duy nhất để canh tân đất nước. Ở quê hương mình, lúc ấy và có lẽ vẫn kéo dài đến tận bây giờ, người ta đã phải giả dối, lừa lọc, thờ ơ, và đôi khi phải tàn ác để vươn lên hay thậm chí chỉ để tồn tại!

5 năm ấy thật quí giá và ý nghĩa cho một đời người đủ để có thể quyết định trôi theo sóng biển năm 1981, tìm cho mình sự lắng đọng trong tâm hồn và một lời giải cho lý trí.

*o*

Những ngày gần đây, lòng tôi tràn đầy cảm phục, xót xa và trăn trở theo dõi từng bước chân, lời nói, tâm tư ... của nhà giáo Đinh Đăng Định từ khi nhà nước nhất quyết không cho chữa trị nhưng “đại xá” cho về chết bên vợ con. Và đây chính là cái chết báo trước đã thôi thúc mình chia sẻ về cái Tôi tầm thường rất nguyên tắc và lắm ước mơ này. Như để tự vấn lương tâm ?!

Chưa đầy nửa tháng sau, ngày 3/4/2014 thầy giáo Đinh Đăng Định trút hơi thở cuối cùng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi cũng là một trong rất nhiều người cố gắng ghi nhận từng dữ kiện xung quanh thầy. Tôi hơi bất bình khi nghe gia đình thầy chỉ nghĩ rằng Nhà Nước đã nợ thầy Định một lời xin lỗi, nhưng rồi tôi phải thừa nhận gia đình thầy thực tế hơn tôi nhiều về những kẻ cầm quyền hiện nay. Hàng triệu người chết trên Biển Đông, sau 30 năm chỉ được lãnh đạo đảng "không còn bận tâm đến mục đích ra đi". Tôi chợt nghĩ những lời xin lỗi kiểu này, nếu có, đối với tất cả những cái chết mờ ám có dính líu tới bàn tay công an trong những năm tháng gần đây, sẽ thành khẩn hơn cả buổi đại lễ cầu siêu sắp tổ chức.

Xin được cùng thầy giáo Phạm Minh Hoàng tiễn bạn với lời cầu xin “Bây giờ, trên Miền Yên Vui, xin thầy cầu nguyện cho chúng tôi, đặc biệt là các đồng nghiệp của mình vượt qua sợ hãi để tiếp tục và hoàn tất ý nguyện của thầy – và cũng là ước vọng của tất cả chúng ta.”

*o*

Ước vọng của tất cả chúng ta dù có khác nhau đôi chút nhưng chắc hẳn cũng gần gũi với ý nguyện của thầy giáo Định. Như chân thật, như tự do, như thương yêu, như tương kính, như hạnh phúc, ... mà tựu chung, chính cái cơ chế Độc Tài Toàn Trị là thủ phạm chủ tâm hủy diệt ý chí từng người. Sợ Hãi là món quà phát không rất thường xuyên cho tất cả mọi người trong giới bị trị - bao gồm cả đủ các tầng lớp quan chức và nhân viên thừa hành.

Một sự thật đơn giản đến như vậy, thế mà tôi vẫn chưa thể lý giải một cách ngọn nguồn mãi tận đến năm 1985 sau khi tìm hiểu và tham gia một tổ chức đấu tranh. Tôi tham gia vào cái lúc mà tổ chức này đang bị điêu đứng nhiều nhất với sự lột xác trưởng thành. Tôi góp mặt với tổ chức không chỉ nhờ vào sự may mắn gặp gỡ các tấm gương trong sáng và kiên trì của các thành viên tiếp tục bước tới, mà còn vì đồng tình với chủ trương Đấu Tranh Vận Dụng dựa vào Sức Mạnh Toàn Dân. Coi như đây là bước nhích chân đầu tiên - bước chân của dò đường để hướng đến điều mình thường trăn trở.

Cuối năm 1986 hoàn tất luận án Tiến sĩ Toán tại NCSU chỉ để tự khẳng định sở trường sở thích của mình. Giữa năm sau, tham dự lễ phát bằng tốt nghiệp như một cách trả ơn cho cha mẹ. Sau đó, nhận được tin mẹ tôi – nghệ sĩ ngâm thơ Hồ Điệp (1930-1987) – mất tích trên đường vượt biên đường bộ. Thật là một bi kịch, khi vết dao đó cắt thẳng vào da thịt mình khiến suy tưởng ấy lan man đến những cảnh xảy ra cho hàng trăm ngàn người phụ nữ khác trên con đường tìm tự do! Thế rồi chỉ ít ngày sau, theo sự mách bảo của cái cảm tính mơ hồ trong trái tim của mình, tôi quyết định dành trọn thời gian trở thành một trong nhiều thủy thủ bình thường của tổ chức tiếp tục đoạn hải hành đầy gian khó. Con thuyền hướng về ước mơ chung từng gửi lại bên kia bờ Thái Bình Dương. Đây là bước nhích chân thứ hai, bước chân của ý thức.

Không phải lúc nào con thuyền cũng lướt sóng với nhiều hứng khởi và niềm vui. Bầu trời Việt Nam vẫn một màu tối đen mặc dù Đông Âu đã hửng sáng. Đôi lúc thủy thủ đoàn cũng vật vã với nhau và với hướng đi của con thuyền. Chúng tôi chỉ đoán là mình đang hướng về phương Đông, nơi của yêu thương và tổ quốc. Bởi vì, ở nơi ấy thỉnh thoảng loé lên những tia chớp cuối chân trời.

Từ năm 2000 và nhiều lần sau đó, âm thầm đặt chân về Việt Nam gặp bạn bè, người thân và đồng đội. Lòng càng trăn trở khi cả nước vật vã chuyện áo cơm; chia sẻ nhau nỗi sợ vô hình tuy không đậm nét nhưng đủ bao phủ một cách thầm lén lên tất cả mọi người. Có thể những năm tháng ấy chưa phải là thời “cực thịnh” của chó săn với tỉ lệ 1 trên 6 như hôm nay. Nhưng chúng tôi vẫn thấy cái sợ lây lan quá sâu qua từng kế hoạch công tác. Phải có bước đột phá!

Năm 2006, sự xuất hiện của khối 8406 cùng với thái độ đấu tranh kiên cường của Lm. Nguyễn Văn Lý là một mốc điểm quan trọng đã khởi đầu một giai đoạn mới cho lực lượng dân chủ. Trong suốt thời gian này chúng tôi ráo riết gần gũi các đồng đội để học hỏi lẫn nhau, xây dựng lực lượng và góp nhặt những kinh nghiệm đó đây của nhiều người trong cũng như ngoài nước. Đây là khung thời gian rất phấn chấn nên tôi đã đúc kết 2 phương thức, coi như bước nhích chân thứ ba - bước chân của trải nghiệm vì chính mình đã có cơ hội thử nghiệm từ cuối 2007 trong lần sa cơ đầu tiên. Hai phương thức đó là:

1. Sống hạnh phúc, sống hết mình : “Thương Yêu - Ước Mơ -Trải Nghiệm”

2. Vượt khó khăn : “sống với Niềm Tin - chọn thái độ Lạc Quan - giành thế Chủ Động”

Cùng lúc đó đã xuất hiện thêm nhiều mũi nhọn như anh Điếu Cày, Ls Lê Công Định, ... góp mặt cùng cha Lý, cha Lợi, Ls Lê Thị Công Nhân... đã thu hút đồng bào mọi giới từng bước nhập cuộc. Đông đảo dần, sôi động hơn, và dĩ nhiên đỡ sợ hơn với hơi ấm của Đám Đông. Tuy có lúc trồi lúc sụt tùy theo độ nóng của họng súng trấn áp, nhưng cao điểm cứ tăng dần từ cuối năm 2013 với sự góp mặt của đông đảo giới trẻ. Kéo dài đến năm 2014 vẫn còn ở cao điểm với sự góp mặt và phối hợp của dân oan và đồng bào nhiều giới dù cho sự đàn áp cũng đã lên cực điểm của tàn ác và phi lý. Mà đó cũng chẳng phải là điều nghịch lý, khi mà chế độ độc tài không còn điều tiết nổi mức độ tàn ác của bộ phận trấn áp.

Ngày hôm nay, như blogger Nguyễn Việt Trung cảm nhận “Qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người”

Từ dân oan đến trí thức, từ thanh niên son trẻ đến chú bác đã về hưu, cả trai lẫn gái chẳng hề kèn cựa nhau, cả vợ cả chồng, cả mẹ cả con, cả trong Đảng lẫn ngoài Đảng ... đang từng người xuất hiện, vượt qua chính mình để góp phần vào cuộc cách mạng vì phẩm giá con người.

Bà con đã dùng nhiều cách khác nhau để khống chế Sợ Hãi và vượt thắng chính mình. Một câu nói nổi tiếng của cha Lý mà tôi ghi nhớ mãi: “Đừng sợ những gì Cộng Sản làm. Hãy làm những gì Cộng Sản sợ.” Chắc mọi người cùng đồng ý rằng, Cộng Sản cũng như mọi chế độ độc tài khác sợ nhất 3 điều: Sự Thật, Lẽ Phải, và Liên Kết.

Cả ba điều này đều đã thể hiện thật rõ trong đám tang thầy giáo Đinh Đăng Định ngày 7 tháng 4 vừa qua. Ký giả Mặc Lâm đã ví sự kiện này với sức mạnh của “những chiếc đũa khi trở thành một bó”. Dù chỉ nhìn qua ảnh, mỗi chúng ta khó ai ngăn được xúc động.

Tự nhiên tôi muốn thốt lời tạ ơn hồn thiêng sông núi, Đất Trời và các đấng thiêng liêng. Không phải chỉ những người hiện diện trong đám tang tại Dòng Chúa Cứu Thế, mà còn rất nhiều người khác tôi rất muốn bày tỏ lòng biết ơn mà tôi không thể kể hết ra đây. Như gần đây nhất vợ chồng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở đến: người tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, chị Du A Lien, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, facebooker Lưu Gia Lạc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ... Dù các vị này không hề quen biết tôi nhưng cũng đã thực sự giúp vợ chồng tôi gia tăng thêm sức mạnh và vững lòng tin về tương lai của đất nước.

30/4 năm nay quả thực đã mang thêm một ý nghĩa mới, một động lực mới, một bậc thềm mới.

Riêng tôi mong đợi và sẵn sàng cho một vận hội mới.

Có thể đó là bước nhích chân thứ tư chăng.

Bước chân của chạm vai nhau?


Nguyễn Quốc Quân



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20241:51 SA(Xem: 6473)
Vô cùng thương tiếc khi được tin: Nhà văn, Sử gia NGUYÊN VŨ - VŨ NGỰ CHIÊU Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN. Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ. Hưởng Thọ 82 tuổi
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 11697)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
03 Tháng Chín 20243:54 CH(Xem: 1168)
Bài thơ “GIÓ” của thi sĩ Nguyễn Chí Trung GỒM 48 tiểu đoạn, mỗi đoạn 4 câu, tất cả là 192 câu thơ được viết theo thể thơ lục bát. Xuất hiện lần đầu trên thi đàn quốc tế “International Writers In Belgrade” vào năm 2003./ Từ 2004 đến nay khắp các Đại Hội Thi Ca Quốc Tế ĐHTCQT International Poetry Festival trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc mời tác giả Nguyễn Chí Trung tham dự và đọc Thơ, Ông đều trình bày bài thơ này. Vì thế bài thơ GIÓ được dịch ra nhiều thứ tiếng gốc La tinh của Ậu châu, và cả tiếng Hindi của Ấn, hay tiếng Ả Rập, hay Thụy Điển hay ngôn ngữ tổng hợp Serbo-Croatia v... v...
02 Tháng Chín 20243:46 SA(Xem: 537)
Khi em trở lại / Bằng những cánh tay vàng của lá / Buồn ở nhớ nhung / Những đám mây mùa hè lẩn trốn / Em còn đâu đó trong tôi
02 Tháng Chín 20242:11 SA(Xem: 1042)
Tôi biết chị Hoàng Thị Bích Hà qua một cuộc gặp gỡ giao lưu giới thiệu sách song ngữ "Nhịp Điệu Việt." Từ lần đầu tiên gặp gỡ đó, giữa chúng tôi đã nảy sinh một sự kết nối đặc biệt. Chị Hà để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi không chỉ bởi vẻ hiền dịu, mà còn bởi sự sắc sảo và tinh tế trong từng bài viết của chị. Mỗi tác phẩm của chị đều thể hiện một sự chu đáo, cẩn trọng và đầy tâm huyết. Hoàng Thị Bích Hà là một tác giả đầy nhiệt tâm với một gia tài văn chương đáng nể. Chị đã xuất bản 16 tác phẩm gồm 4 cuốn bình luận văn học, 2 tập truyện ngắn và tùy bút, cùng 10 tập thơ. Ngoài ra, chị còn góp mặt trong nhiều tuyển văn và thơ, khẳng định vị thế của mình trong làng văn học trong và ngoài nước. Trong tập truyện "Bông Cúc Xanh," chị Hà một lần nữa cho chúng ta thấy khả năng văn chương của mình qua những câu chuyện ngắn đầy sâu lắng và ý nghĩa. (Võ Thị Như Mai )
01 Tháng Chín 202412:44 SA(Xem: 1423)
LỜI TÁC GIẢ- Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8 năm 2024, đài phát thanh Radio del Poeta CALIDOSCOPIO - Musica y Poesia del Mundo (Âm Nhạc Và Thi Ca Thế Giới) - giới thiệu Thơ của Nguyễn Chí Trung trong chương trình phát sóng từ Mexico và Argentina (tại Tây Ban Nha và Ý vào ngày hôm sau, Chủ Nhật 20.08). Nữ thi sĩ Ana Maria Garrido, giám đốc nghệ thuật của chương trình, đọc một tác phẩm Thơ của NCT, tựa đề là Tam Ca "RỪNG - LÁ - CÂY" :
31 Tháng Tám 202411:53 CH(Xem: 1348)
nhiều hơn tôi tưởng / thơ làm tôi / con mắt dốc ngược vào tóc / búi thi em xõa mềm / hồn cảnh nghiêng sâu huyền mắt thoại
31 Tháng Tám 202411:44 CH(Xem: 1331)
Bụi tro hụt hẫng lời ru / Cho rưng rưng trắng phù du mái đầu / Lá rơi níu hạt mưa ngâu / Ta về níu bóng giàn trầu hóa duyên
31 Tháng Tám 202411:01 CH(Xem: 1286)
Những bài thơ dưới đây được dịch ra tiếng Việt từ cuốn ”100 Poems from the Japanese” của thi sĩ/dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều bản chất tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng.
31 Tháng Tám 202410:09 CH(Xem: 1265)
Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn QuI Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả vòng đeo tay cho con gái. Có một thời tôi bán rất đắt hàng kể cả bán sỉ và lẻ. / Trong chợ có một chị làm công cho các quầy hàng bún phở. Chi tên Xíu, chuyên đi bưng bê các tô bún, tô cháo, hoặc là trà đá chanh, sinh tố cho bạn hàng buôn bán trong chợ. Ngày nào chị cũng ngang qua hàng của tôi mà ngắm nhin. Một buổi chiều sau khi xong việc, chị dừng lại hàng tôi và chỉ chiếc vòng mã não Mỹ mà tôi chưng bày trong tủ kính ( hồi thời đó vòng mã não rất quý).