- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHÊ BÌNH VĂN HỌC ĐỌC VÀ VIẾT VỚI HOÀNG THỊ BÍCH HÀ

02 Tháng Mười 20246:16 CH(Xem: 3479)




htbha

Trần Kiêm Đoàn

PHÊ BÌNH VĂN HỌC ĐỌC VÀ VIẾT
VỚI HOÀNG THỊ BÍCH HÀ

 

 

 Chủ nghĩa phê bình văn học thời cổ điển ở phương Đông thường diễn ra trong các hình thức: Bình văn, bình thơ và ca xướng hay ngâm vịnh; trong lúc ở phương Tây thì hình thức khá phổ biến là diễn thuyết và tranh luận. Cái hay của văn chương chỉ trụ vào hình thức diễn đạt một phần; nhưng sự tinh túy lại là cái “thần” nằm trong góc khuất của cảm xúc và tư tưởng. Bởi vậy, khi nói đến những trường hợp xướng văn, bình thơ hay phê bình văn học đã có rất nhiều văn nghệ sĩ Đông Tây như Jacques Prévert, Francoise Sagan, Mark Twain… ở trời Tây hay Tô Đông Pha, Bùi Giáng… ở trời Đông đã lạnh lùng lên tiếng, đại khái rằng: Các đầu óc thông minh và đôi mắt sắc bén của các nhà thông thái, phê bình… hãy tránh xa tác phẩm của tôi. Xin đừng toan tính chuyện phê bình hay nhận xét phân tích gì những điều tôi thích là tôi viết cả. Cái thú muôn đời của văn chương nghệ thuật là ở chỗ đó. Các nghệ sĩ sáng tạo thường là những “con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hát chơi” (Xuân Diệu). Hát “vô ích” cho đến khi vỡ cổ, sa rụng giữa bình minh. Thế nhưng các nhà phê bình thường sử dụng cái đầu óc lạnh lùng cân đo đong đếm của mình mà soi rọi tác phẩm “máu lệ” của tác giả thì có ai mà thản nhiên, hài lòng cho được.

 

Nhưng nói đi thì cũng có khi phải nói lại rằng, một nhà phê bình tài ba về một tác phẩm nghệ thuật có khi là “tái tạo” tác phẩm bởi nhìn ra được những nét diệu kỳ nằm trong góc khuất mà chính tác giả tuy đong đầy cảm xúc nhưng vẫn có khi chưa thấy được chính mình. Nhận được tác phẩm Phê Bình Văn Học tập 4 của Hoàng Thị Bích Hà; trong đó có phần nhận định và phân tích tập sách Về Huế của tôi được nhà phê bình đặt dưới tiêu đề: “Hồn Cốt Huế Trong ‘Chuyện Khảo Về Huế’ của Một Nhà Văn Rặt Huế” Tập sách được viết và xuất bản đã ngót 30 năm và cũng đã trải qua nhiều bài viết phê bình nhận định của nhiều tác giả nhưng năm nay lại xuất hiện một cách “dễ thương đầy tâm cảm” hơn qua cách nhìn của một người bạn văn, một độc giả đồng hương và một khuynh hướng phê bình văn học khá độc đáo của Hoàng Thị Bích Hà.

 

 Đọc tiếp các bài phê bình khác trong tác phẩm, thật khó để mời Bích Hà vào chiếc chiếu hoa cạp điều nào vừa vặn đã được soạn sẵn cho các nhà phê bình văn học tiền bối trên văn đàn tiếng Việt bởi sự đa dạng trong tầm nhìn, văn phong và khuynh hướng phân tích tâm lý của chị. Tôi lại tẩn mẩn muốn so sánh, nhận diện Bích Hà trên văn đàn phê bình văn học, trong làng văn bút đàn anh, đàn chị nhưng thật khó bởi “văn chương tự cổ vô bằng cớ” nên làm văn chương cũng như làm người, mỗi cá thể là một cánh rừng cô độc. Nếu có chăng sự trùng lặp giống nhau thì sáng tạo văn chương chỉ còn là phiên bản sản xuất hàng loạt như kỹ nghệ dây chuyền. Dạo qua thế giới phê bình văn học, dù chỉ là tài tử như cỡi ngựa xem hoa cũng có thể thấy rằng những khuynh hướng phê bình văn học xưa nay khó nắm bắt một nguyên tắc nhất quán khi nhà phê bình văn học khoác áo đội mũ đi vào chủ nghĩa trường văn trận bút là vô hình chung “bế môn luyện công” theo môn phái của mình.

 

Trong Phê Bình Văn Học, Hoàng Bích Hà đã thể hiện rõ nét phong thái rất “hồn nhiên” của ba trong muôn một pháo đài phê bình vừa gay gắt vừa nhẹ nhàng thỏa hiệp với tác giả và tác phẩm của nhiều khuynh hướng phê bình trong thế giới văn chương nghệ thuật ngày nay; đó là: Chủ nghĩa hình thức (Formalism: tập trung vào cấu trúc và hình thức của chính tác phẩm). Bích Hà theo sát tác phẩm và tác giả. Phê bình theo cách phản hồi của người đọc (Reader-response criticism: nhấn mạnh trải nghiệm theo cảm thức chủ quan của người đọc). Bích Hà như muốn nói thẳng với tác giả được chọn phê bình rằng, tôi hiểu và đọc văn của quý tác giả như thế đó! Phân tâm học (Psychoanalytic criticism: diễn giải và phân tích tác phẩm qua lăng kính tâm lý học). Bích Hà khi viết phê bình dường như muốn đánh mạnh vào cảm xúc tâm lý tác giả rằng, tôi đã nhìn ra những giải bày và góc khuất tâm lý trong tác phẩm theo hướng nhìn riêng tiềm ẩn trong tôi. Và, phê bình theo nhãn quan nữ quyền (Feminist criticism: nghiên cứu động lực giới tính trong văn học theo nhãn quan của một nhà văn có cách nhìn, cách chọn lọc sự kiện và hình ảnh đậm tính nữ lưu). Bích Hà đi vào tác phẩm không làm dáng kiêu sa chữ nghĩa mà hồn nhiên và dè dặt dịu dàng… rất Huế!

 

Phương pháp luận được sử dụng trong tác phẩm Phê Bình Văn Học, rõ ràng là tác giả Hoàng Thị Bích Hà đã chủ động chọn lựa một cách đọc và viết riêng, không theo một mô thức kinh điển hay cách tân nào đơn thuần và giáo khoa trong quá trình phê bình và nhận định của dòng văn bút đàn anh, đàn chị đi trước. Chị đọc, cảm nhận và suy luận về giá trị nội dung, hình thức cũng như tư tưởng xuất hiện trong tác phẩm vừa cảm tính, vừa lý tính nên chính tác giả của dòng văn được đưa ra làm đối tượng phê bình lắm lúc cảm thấy như dòng liên tưởng của mình trong tác phẩm một thời nào đó được tái hiện và thêm hoa lá cành cho tươi mát lại. Những cảm xúc chân quê của tôi trong Về Huế đã “bị” ngòi bút một thời áo tím của sông Hương núi Ngự làm sống lại những màu tím quan san, những cơn mưa Huế và những tâm hồn của vùng đất nhỏ như cái bể cạn mà vẫn thường mơ biển cả sông hồ!

 

Tôi có niềm thâm tín là những tác giả có tác phẩm được Hoàng Thị Bích Hà chọn làm đối tượng phê bình khi đọc những dòng tâm bút nói về tác phẩm của mình đều cảm thấy như có những âm thanh, màu sắc và tiếng vọng rất mới từng đã ngủ quên trong tác phẩm của mình vừa thức giấc với một nụ cười rất chan hòa vô ngại.

Cám ơn nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học… Hoàng Thị Bích Hà đã xuất hiện như một Triệu Tử Long phê bình văn học trong thế giới văn bút mới khi mỗi nhà văn là một tiểu thượng đế vì muốn cho nhân vật trong tác phẩm mình chết hay sống lúc nào cũng được. Và, mỗi nhà phê bình văn học là một Kinh Kha: Cứ qua bờ sông Dịch, cứ nghe tiếng trúc Cao Tiệm Ly… nhưng, có chết hay không thì cũng phải lý giải mà thực ra không cần phải lý giải gì cả bởi duyên nghiệp trùng trùng!

 

Sacramento, CA 29/9/2024

Trần Kiêm Đoàn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 101759)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 75747)
N hư mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đià nước mắt Les Misérables (Những kẻ khốn nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt nam...
16 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 83787)
N ói nào ngay, thì chẳng phải viện Hàn lâm Thụy điển không hề nghĩ tới Édouard Glissant: như vừa nói, tên ông thường xuyên nằm trong số nhà văn nobelisable(s) créolisation (tạp chủng) và tout-monde (toàn-cầu). mỗi năm gần đây. Có điều là hào quang tác phong quyết liệt nhưng bất bạo động của ông trong môi trường chánh trị và văn hóa trải dài hơn sáu chục năm tròn đã ít nhiều che trùm trên một sự nghiệp nghệ thuật cũng chẳng kém phần sắc cạnh. Suốt trọn cuộc đời khôn thôi sống động, ông không hề tách rời công trình sáng tạo văn chương ra khỏi mục tiêu mà ông tóm gọn qua haì í niệm
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78930)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87052)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 75933)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 91042)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 79752)
Một cái chết tức tưởi, phi lí như thân phận con người trên cõi đời, như Albert Camus đã nhận xét trước kia. Ở tuổi 46, hai năm sau ngày lãnh giải Nobel. Trong túi xách của ông có đựng bản thảo cuốn tự sự hư cấu còn dang dở Le Premier Homme (Người đầu tiên), kí ức tặng mẹ, “người sẽ không đọc được nó’’. Cây ngô đồng (không hiểu sao) nay không còn nữa, chỉ có đài tưởng niệm dựng ở ven làng. (1)
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92920)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 98756)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.