- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chiều Tình Yêu của k c Nguyễn

27 Tháng Mười Hai 20217:22 CH(Xem: 8655)
Chiều Tình Yêu-kcNguyen
 

Chiều Tình Yêu của k c Nguyễn      

NGUYÊN YÊN     

 

Tôi vẫn có thói quen chờ đợi vào những ngày giờ trước Giáng Sinh. Hồi còn bé ở Sài Gòn, bao giờ thì “điều gì đó” dẫu lớn hay nhỏ cũng đến, khiến lòng mình rộn ràng. Lần cuối cùng tôi biết háo hức chờ đợi là ngày mở bao thiệp giáng sinh chàng gửi với tấm thiệp in hàng chữ: “It’s time for you to make amends....” và chữ ký dưới “Merry Xmas” như một lần nữa xác nhận anh đang “break up” với tôi.

Hôm nay, một ngày trước Giáng Sinh, trời mưa dầm dề cả ngày, mở cửa lấy xấp thơ vào nhà mắt vẫn cay khi giục các bao thiệp giáng sinh vào sọt rác, tôi thấy có bao thơ lạ từ xứ lạ. Mở bao bì, bìa tập thơ màu xám trắng như nỗi buồn trong cơn mưa khiến mắt tôi dừng lại ở dòng tựa: Chiều Tình Yêu.  

Ai đó đã nói: thơ là tấm selfie của lòng mình, là gặp lại một nỗi niềm, là nghe kể và được kể, là cuộc đối thoại giữa những cảm xúc... Tôi mở tập thơ đọc lời tựa do tác giả viết về việc viết của chính mình: “Viết khi thức và khi ngủ. Vì biết đâu. May ra thơ nói lên được cảm xúc của người đứng trong đêm lạnh. May ra thơ hiểu được nỗi buồn làm trũng đôi mắt những người đàn bà đen, gầy...” Chỉ đơn giản như thế khiến tôi đọc và đọc từ bài này sang bài khác.

 

Trang thơ đầu tiên: Nhớ”

 

anh ra đi

để lại vết nhăn trên áo lụa

những vết hằn

buốt từ ngực tới chân

 

con sò chờ vầng trăng rằm thu nhỏ

con cú mèo ngủ ban ngày chờ đêm

trái tim nằm im lìm

chờ nỗi nhớ ra đi

đâu biết các ngăn của mình đầy mộng tưởng

một dòng linh dược

nuôi nỗi nhớ

và anh

 

đâu biết nỗi nhớ là sắt se

là quắt quay

là ray rứt

là bàn tay choàng dậy giữa giấc mơ không đầu không đuôi

trong bóng tối sờ soạng

tìm anh

 

đâu biết

nỗi nhớ

đi chậm hơn thời gian

đâu biết sự bất tử là của những mối tình chết yểu

 

...

 

Chưa yêu chưa nếm mùi tình và chưa nhận thiệp giáng sinh “break up” sẽ không cảm, không hiểu, không hình dung được hình ảnh của “tháng năm những cái cọc thâm trầm không di động”, cũng như chưa trải qua mất mát sẽ không hiểu tác giả muốn nói gì trong bài kế tiếp Thiền:

 

cửa sổ anh trông ra một thiền đường

phố chạy dài từ tây sang đông và ngược lại

dòng xe đặc nghẹt, những con cá hồi cuối hành trình

vũng nước mưa còn sót bắn lên khi chúng bơi

qua. những hạt lấm tấm trên kính xe chiều

nghiêng của nắng

chiều nghiêng của những khuôn mặt, gần như

bất động

gần như sự bình an của thiền

 

anh cũng tìm kiếm sự bình yên

đi từ tây sang đông và ngược lại

đổi mười phút tối tăm với một giờ từ thiện

cân những hạt đỗ đen đếm những hạt trắng

trên đầu ngón tay...

 

Ở đây, cùng một tâm tư, cùng một nỗi nhớ, người muốn nhớ gọi nó là “nhớ”, người muốn quên gọi nó là “thiền”, cho nên:

 

cửa sổ anh đóng lại khi đêm về

thiền đường buồn như rạp hát

những ý nghĩ đi mất

còn một cái gì đó tựa như bâng khuâng tựa

như bùi ngùi tựa như hối tiếc...

 

Tác giả chuyển nỗi nhớ vẫn còn sắt se của người mất mát sang sự hối tiếc của kẻ đánh mất, như một lý giải hay chỉ đơn giản một an ủi, vuốt ve để giúp nguôi ngoai:

 

anh đọc lại một bài viết

thầy tu không hiểu bàn tay có nhiều sóng điện

mỗi cái chạm để lại từ trường từ trường giữ

chặt hình ảnh không buông, em vẫn còn đó dù

anh nhắm mắt...

 

Hai bài thơ mở đầu tập thơ phác họa hình ảnh đôi chim một lần xoắn xuýt một lần lìa xa, đưa thẳng tình yêu vào không gian thời gian của “chiều”. Và ánh sáng còn lại từ đây sẽ là Những giấc mơ vay mượn khi:

 

anh hái một đóa hoa từ cánh đồng sau nhà,

mong manh

đầy những giấc mơ ban ngày

khi hoa nghiêng trong bình thủy tinh nhỏ

em đầy nước trong

và giấc mơ ban ngày

của cả hai...

 

Chiều Tình Yêu của k c Nguyễn là những trang thơ của những buổi chiều tình đầu, tình cuối, của những người đàn bà “lớn lên trong chiến tranh, nửa khôn nửa dại”, của “những người ra đi có khi trở lại, có khi không”, của những Hoàng Hôn”:

 

tháng sáu hoàng hôn rất ngắn

giữa mặt trời và mặt trăng chỉ là một khoảng

thời gian nhỏ

ngày ra đi, áo vàng chói

đêm đến, áo choàng đen lấm tấm phấn hoa

ta hối thúc đàn chim bay ngang

với những cái vẫy tay

tay ta xương xẫu, lại một lần nữa thời gian là

tiêu đề của tâm thức...

 

Tự bao đời, “yêu” là hình tượng được vẽ nên bao bức tranh, được ngâm nga dưới ngàn lời thơ, được gắn cho biết bao nhiêu định nghĩa. Với Chiều Tình Yêu:

 

yêu nghĩa là bỏ tất cả hiểu biết vào một cái

bình

lắc nó cho tới khi nhìn thấy

genie (*)                                              

 

hay chiều tình yêu là:

 

nói yêu, nhớ những hàng cây hoa hướng dương hai bên

con đường chạy suốt lên cái dốc cao dẫn tới

ngọn đồi nơi mở đầu mùa

...

nói yêu

bẻ cong tất cả kích thước mà ta biết

chiều dài chiều rộng chiều sâu chiều thời gian

trộn nhào thứ tự chúng

nói yêu như ngày nào

ta thốt

làm như ta biết gốc nguồn của cái chữ ban sơ

làm như nó được ngâm trong bất diệt

làm như nó còn mãi thực, dù ta không...

 

Chiều Tình Yêu của k c Nguyễn đi từ buổi chiều tình yêu đôi lứa sáng buổi chiều đất nước trong

Nửa phút mặc niệm cho 30 tháng 4:

 

Ba mươi tháng tư

mở phone, xem thời khóa biểu

ghi: nửa phút mặc niệm

 

cho người bạn cùng lớp lúc nào cũng tếu

chết trên giang thuyền

nụ cười đông trên miệng mếu

sông nhỏ đưa máu về Tiền Giang

 

cho những người bạn khác, tan hàng

may mắn trở về nguyên hình nguyên xác

chỉ có linh hôn là tản lạc

chỉ có cuộc đời là nát tan

...

cho những người chết xa

không phải chỉ trên đườnghồ chính minh cay nghiệt

nhưng bất cứ đường nào

đưa ra khỏi nước

những xác khô

những hồn ma luẩn quẩn ngơ ngơ ngác ngác

bên Miên bên Việt

chỗ nào là quê hương?

 

Chiều Tình Yêu cũng là chiều của những niềm tin, khi Thiên đường đánh mất:

 

Bà tôi không cầu nguyện thánh thần

vì đã được nghe tôn giáo là thuốc phiện

bà chỉ kể chuyện đời xưa...”

 

Và cũng là hình ảnh của những buổi chiều đẹp, khi tác giả ví “Đàn bà già phiên bản 2”:

 

Người đàn bà như rừng thu muộn

đẹp nhất khi lá đỏ bừng lên

không còn sự bỡ ngỡ của con nai vào thành phố...

 

Chiều Tình Yêu còn là chiều của những giấc mơ, chiều của quá khứ, chiều của “hiện tại thu hẹp chiều rộng và chiều dài”, hay là
"Một Buổi Chiều Mùa Đôngnhư chiều nay, buổi chiều trước Giáng Sinh mưa tầm tả lạnh lẽo hơn nỗi buồn cô quạnh:

 

 ...

ngôi nhà của họ ấm áp quá

ngay cả trong buổi chiều mùa đông

tôi chào tạm biệt

và tự nhiên thấy ngượng

lái xe không điểm hẹn và cuối dùng dừng

tại một công viên, ướt đến phần trong cùng

mà nó vẫn còn sống động

 

ngồi trong chiếc xe nhỏ

tôi quan sát cơn mưa, những cây thông xanh

bốn mùa

những bụi cây run rẩy

hồ nước dâng

tự hỏi nó có khác vào mùa xuân

 

nếu sự chắc chắn là tất cả những gì còn sót lại

tôi có thể thấy mình đi trên một con đường

không phương hướng

tìm kiếm một định nghĩa khác về hạnh phúc

định nghĩa của riêng tôi.

 

Chiều ngày 23 tháng 12, bước vào Giáng Sinh 2021, chiều đã sang đêm, đọc đến trang thơ cuối trong tập thơ “Chiều Tình Yêu”, xin được mượn lời tác giả  k c nguyễn trong bài thơ cuối "đi cứ đi" để gửi đến bạn đọc những buổi chiều đẹp những ban mai tươi, khi bên ngoài đất trời vẫn nặng nhẹ cơn mưa hay cơn bão lòng cuối năm:

 

“khi mưa rơi nhẹ trong tre rỗng

chảy một dòng sông những lệ vui”

  

Xin trân trọng giới thiệu tập thơ "Chiều Tình Yêu".

Nguyên Yên

*Thần ở trong bình hiện ra. Sự tích cây đèn thần.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 20142:39 SA(Xem: 29871)
“Đọc thơ Du Nguyên có cảm giác cô ấy góa chồng ngay giữa tuổi trẻ của mình” - đó là nhận định của nhà thơ Bình Nguyên Trang, khi đọcKhúc lêu hêu mùa Hè…
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32732)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 33096)
T rong một cuộc hành quân dài ngày cuối năm 1970 thế kỷ trước, chúng tôi những người lính tác chiến của Quân đội Miền Nam Việt Nam, được lệnh trang bị khá chu tất, từ súng đạn tới quân trang quân dụng. Tuy cồng kềnh, nặng trĩu, tôi vẫn cố sắp xếp để ba lô có được một khoảng nhỏ, đủ chứa vài ba cuốn sách, do vợ tôi, bấy giờ còn là “người yêu” gửi ra hậu cứ. Đó là bốn tác phẩm của Y Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Ngọc Tuấn, và Ngô Thế Vinh. Ba tác giả đầu tôi đọc say mê, đến Vòng Đai Xanh thì khựng lại...
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36849)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31295)
J . Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34585)
V à chúng ta dễ dàng nhận ra màu đỏ của “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” thường xuyên nhất được dùng để tả máu. Máu khi người vợ sinh con, và máu khi những con chim sẻ bị bắn chết: sự đối lập của màu đỏ của bắt đầu sự sống và màu đỏ của bắt đầu sự chết.
19 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35094)
M ột hiện tượng, tưởng rằng đã chết khi ông Osho tức Bhagwan Shree Rajneesh bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ vào năm 1987, nay đang có những chỉ dấu sống dậy, không phải chỉ trong cộng đồng Oregon, Hoa Kỳ như trước đây mà là trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và có thể ở cả trong nước qua một số sách do Osho giảng được Sư cô Thích nữ Minh Tâm và hội Osho International Foundation dịch ra Việt ngữ.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 52206)
T ừ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “ Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90855)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 88102)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...