- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cảm Nghĩ Về Cuốn Thơ “các Bài Thơ Việt-nam Khó Quên Unforgettable Vietnamese Poems”

15 Tháng Tám 202110:45 CH(Xem: 15071)


cac bai tho VietNam kho quen

Cảm Nghĩ Về Cuốn Thơ
 “Các Bài Thơ Việt-Nam Khó Quên

 Unforgettable Vietnamese Poems

                                                                                     Nguyễn Công Khanh

 


 

 

Cuốn thơ song ngữ  có tên là “Các Bài Thơ Việt Nam Khó Quên – Unforgettable Vietnamese Poems” của Hương Cau Cao Tân đến với tôi vào những ngày đầu Xuân giữa mùa đại dịch. Sách khá dầy, khoảng 300 trang, trình bầy trang nhã, mỹ thuật, những trang thơ Việt-Anh in song hành dễ dàng đối chiếu.

Sách gồm 100 bài thơ Việt và 100 bài thơ chuyển dịch sang Anh ngữ. Tác giả đã chọn ra 16 nhà thơ nổi tiếng và lựa ra những bài mà tôi chắc rằng nhiều độc giả đã từng ưa thích.  Tôi tạm chia các nhà thơ ra từng thời kỳ để dễ cảm nhận những dòng thơ này:

Thời kỳ Văn Nôm: Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương.

Thời kỳ Tiền Chiến: Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, T.T. Kh.,  Vũ Đình Liên,  Xuân Diệu.

Thời kỳ Kháng chiến: Hữu Loan, Quang Dũng.

Thời kỳ Đất nước chia đôi: Nguyên Sa, Phùng Quán.

 

Những bài thơ của các nhà thơ trên đây có những bài đã được làm ra trên thế kỷ, gần một thế kỷ hay đã trên nửa thế kỷ qua. Trong thời gian đó, thế giới đã thay đổi quá nhanh ảnh hưởng mọi mặt về ngoại cảnh và ý nghĩ tư tưởng của con người, nhưng những bài thơ này vẫn được truyền tụng nhắc đến, chưa quên và vẫn được tìm đọc hay những khi được dùng để trích dẫn.

Sách dịch từ ngoại ngữ như Anh, Pháp sang Việt ngữ thì nhiều, nhưng sách được dịch từ Việt ngữ sang ngoại ngữ thì rất hiếm, đó cũng là cảnh mang chuông đi đánh xứ người của văn chương chúng ta.

Chuyển dịch một bản văn ngoại ngữ sang Việt ngữ đã là một vấn đề, chuyển từ Việt ngữ sang ngoại ngữ sẽ có nhiều vấn đề hơn. Chuyển thơ việt ngữ sang ngoại ngữ lại còn khó khăn nhiều nữa.  Chuyển các văn thơ cận đại hay hiện tại mà hình ảnh và tình cảm vẫn còn sống động, chưa phai dễ cho người đọc hình dung liên tưởng được.  Chuyển thơ cổ, thơ xưa mà hình ảnh và tình cảm xưa đã phai lạt không còn nữa sang ngoại ngữ thì thiết tưởng sẽ không dễ dàng chút nào. Người dịch phải tìm những từ ngữ, ngôn ngữ, câu văn thích hợp để làm sao phải kéo được người đọc về sống lại hay cảm nhận được cái ý và tứ thơ trong khung cảnh và thời gian trong một quá khứ đã xa của bài thơ.

Làm sao mà chuyển sang Anh ngữ được những bài của Bà Huyện Thanh Quan từ hơn một thế kỷ, khi mà không còn những bức tường thành rêu cổ, chú tiều phu lom khom… Làm sao chuyển được những  của Bàng Bá Lân, Huy Cận, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp…của thời Tiền Chiến, khi không còn những lũy tre xanh, cây đa đầu làng, xóm giếng ngày xưa, cô lái đò chờ khách sang sông.. . Làm sao chuyển được Hữu Loan, Quang Dũng cùng những quán nước sơ xác bên đường của người thiếu nữ Hà thành long đong trong thời lửa đạn, những chiều hành quân qua đồi hoa sim …trong thời kháng chiến hay của Nguyên Sa màu áo lụa năm nào...

Tôi đã đọc nhiều lần những bài thơ mà Cao Tân chọn để dịch, những dòng thơ tuyệt tác này không phải chỉ riêng tôi mà nhiều người cùng lứa tuổi một thời đã thuộc nằm lòng và sống trong mơ với những bài thơ đó đến suốt đời.
Những bài thơ khó quên hay không thể quên được”. Cám ơn Cao Tân đã cho ta đọc lại những vần thơ ấy. Cao Tân không dừng lại ở đó và còn muốn cho những người Việt không hiểu được ngôn ngữ của mình hay những người ngoại quốc không biết nhiều về Việt Nam, một đất nước xa xôi, cũng được hưởng những bài thơ tuyệt tác đó.

Tôi nghĩ đến các vị thâm nho trước đã dùng một kỹ thuật dịch thơ Đường, thí dụ như trong cuốn “Đường Thi Trích Dịch” của Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản, một bài thơ chữ Hán được dịch sang thơ Việt ngữ, thường gồm ba phần: phần đầu là nguyên bản chữ Hán, phần thứ hai là diễn nghĩa, phần thứ ba là thơ bằng tiếng Việt. Ngoài ra nhiều bài còn có phần phụ chú về những điển tích hay địa danh.

Tôi đã có một cảm tưởng là Cao Tân đã gộp lại hai bước, phần dịch và phần làm thơ làm một, và đã thực hiện được một cách suông sẻ, nhưng phải dùng nhiều chữ hơn cho một câu thơ. Với cách này độc giả ngoại quốc hay những người trẻ Việt Nam sinh ra chưa bao giờ thấy mặt quê hương, cái tình tự nguyên thủy ngày xưa đó sẽ có thể hình dung thêm được khung cảnh và tình ý của bài thơ   

Hãy đọc lên những câu thơ dịch của Cao Tân, ta sẽ thấy sẽ có những âm điệu và những chữ cuối câu được thận trọng reo vần với nhau để nối các câu thơ thành một bài thơ.

Những câu thơ phải dịch dài thêm chủ ý làm thoát ý, không làm sai lạc, mà còn giúp cho câu thơ nguyên bản được hiểu thêm. Sau đây, hãy thử đi vào những đoạn thơ và phần chuyển dịch sẽ thấy rõ .

Bài thơ “Thăng Long Hoài Cổ” của Bà Huyện Thanh Quan:

“…Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn…”

“… The evening sky fades in the dusk that is approaching
The distant horn’s echoes mixed with the guard station’s drum rolling
Putting the oar’s blade, the fisherman goes back to the distant home
Knocking at the ox’s horns, the herdsman comes to the village alone…”

 Bài thơ “Cổng Làng” của Bàng Bá Lân:

“…Ngày nay dù ở nơi xa,
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.”

“…Today even though I am living at a place far away
But when I come back near the banyan tree at the village gateway
Then all the beautiful scenes
that are so dreamy
Would flash back when the gateway appears in rows of bamboo trees.”

 

Bài “Ngậm Ngùi’ của Huy Cận:

“…Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…”

“Tall trees seem to be astounded in their inclined shadows…
- Has your soul become mature after some seasons of sorrow?
My love please let your head lean on my arm in resting
So I could feel the weight of the sorrowful fruits in their falling…”

 

Bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lư:

“…Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô?”

“…Don’t you hear the autum forest breathing
Of the autumn leaves that are rusting,
And the sound of the bewildered yellow deer that is wandering
Stomping on the dry brown leaves that have been falling?”

 

Bài “Cô lái Đò” của Nguyễn Bính:

“…Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ giòng sông,
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông”…

“Giving up the boat, the steering, and the river full of memories
The boat girl goes away to find someone to mary
She’s definitely gone, vanishing from the scene forever,
Leavimg the sadness in the hearts of the passengers crossing the river.”

 

Bài “Áo Lụa Hà Đông” của Nguyên Sa:

“…Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng”.

“Where are you now, my beautiful autumn with short hair
Please carefully keep the colour of the Ha Đong silk dress there
I always love that colour of the dress, if not forever
Keep for me, the poem of love for a white silk dree, from a poetic poem”.

 

Bài “Đôi Bờ” của Quang Dũng:

“…Xa quá rồi em người mỗi ngả
Đôi bờ đất nước, nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng vương hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào”.

My dear, both of us are on our own so far, far away
Each on either side of the country enduring the missing day by day
You are going wearinga thin coat with tear in vexation streaming
Does your tear of innocence show its nature in its overflowing?”.

 

Bài “ Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của T.T. Kh.

“Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương”…

“I remember one previous autumn, every day at dusk
Picking up a fallen flower withouth feeling touched
Letting my hair to be dyed with golden sunrays
I patiently waited for him, who was with love on the way”…

 

Tôi còn muốn trích thêm nhiều đoạn thơ nữa để chứng tỏ Cao Tân đã hoàn thành được cái kỹ năng dịch thơ riêng biệt của mình.

  •  

Tôi với Hương Cau Cao Tân quen biết nhau qua mối duyên  tao ngộ qua một mạng văn chương. Mỗi người một nước, chưa từng gặp mặt, cũng chưa biết hình ảnh của nhau, tôi chỉ biết qua Cao Tân qua một đoạn tiểu sử sau:

“Đã di-cư hai lần trong cuộc đời, lần đầu từ miền Bắc Việt-Nam đến miền Nam Việt-Nam trong đợt di-cư năm 1954, và lần thứ hai từ miền Nam Việt-Nam sang Gia-nã-đại, là nơi Hương Cau Cao Tân đã được may-mắn định-cư kể từ năm 1975. Hương Cau may-mắn được đi học chút ít tại quê-hương sau khi hoàn-tất bậc trung-học, đã hoàn-tất chương-trình kỹ-sư tại Phú Thọ, và sau khi đã định-cư tại xứ người, lại được may-mắn đi học lại và cũng hoàn-tất lại chương-trình đại-học trong ngành nghề máy-móc chẳng liên-quan gì đến sự đam-mê văn-chương của mình. Có lẽ vì sự đam-mê nên cho dù không phải là có khả-năng viết lách, Hương Cau cứ vẫn đua-đòi ...viết, nhưng chỉ là viết lại những gì Hương Cau ... bị đam-mê thôi-thúc, và viết ra có thể là trong tiếng mẹ đẻ, hoặc là trong tiếng Anh khó đọc, vốn là thứ ngôn-ngữ đã giúp Hương Cau được sinh-sống rất thăng-trầm trong những ngày tha-phương cầu-thực của đời hậu tỵ-nạn. Hiện-tại Hương Cau đã vượt qua số tuổi hưu-trí, nên mới có thời-gian và cơ-hội... “múa rìu qua mắt thợ” trong một vài bài viết cỏn-con của mình. Mong rằng các bậc tiền-bối và hậu-bối tài-hoa trong lãnh-vực văn-chương thông-cảm cho sự đam-mê.”

 

Hỏi về những dự định tương lai, sau cuốn thơ này, Cao Tân cho biết đang sửa soạn đem đi ấn hành bản dịch truyện Kiều sang Anh ngữ. Cao Tân đã gửi bản dịch đã hoàn tất này qua online cho tôỉ. Ngoài ra Cao Tân cũng đang soạn lại những bài dịch các truyện ngắn hay và quen thuộc tiền chiến, mà hầu hết thuộc các nhà văn nổi tiếng trong Tự Lực Văn Đoàn.

Tôi cũng cố tìm đọc một vài cuốn thơ dịch của các tác giả khác , mỗi người có một cách dịch riêng, khác nhau. Không có một tiêu chuẩn nào, qui luật nào là đúng nhất, nhưng mọi dịch giả đều cố gắng dịch sao cho đúng với ý nguyên bản. Dịch thơ không những chỉ là dịch thuật, mà tôi nghĩ cũng phải là người có chất thơ và lãng mạn đôi chút của riêng mình. Tôi tin rằng Cao Tân ít ra cũng có những điều kể trên.

Dịch giả Cao Tân với phong thái giản dị, khiêm tốn không đề cao công việc mình làm, nhưng với lòng đam mê và nỗ lực đã âm thầm thực hiện được những công trình, hoài bão tôi cho là lớn lao, đáng ghi nhận. Cho dù không nói đến khía cạnh văn hóa mà chỉ nói đến sự đam mê,  nhưng trực tiếp hay gián tiếp cũng đã giúp cho sự lưu truyền văn chương và là cây cầu nối với thế hệ trẻ hay với người không cùng ngôn ngữ.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn thơ “Các Bài Thơ Việt-Nam Khó Quên – Unforgettable Vietnamese Poems” của Hương Cau Cao Tân đến quý độc giả.

NGUYỄN CÔNG KHANH

 

*Email liên lạc với Hương Cau Cao Tân: thomastncao2014@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 202111:36 CH(Xem: 13497)
Thỉnh thoảng tôi dọn sách vở xem cuốn nào cần giữ, cuốn nào mang cho, và đặc biệt là cuốn nào cần gửi trả khổ chủ kẻo lỡ quên đâm mang tiếng. Thuộc vào số ít sách phải gửi lại khổ chủ, tôi tìm thấy cuốn này: Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Người Việt Cộng hoà thời Thuộc địa - Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng, của sử gia Peter Zinoman thuộc phân khoa Sử học của Đại học California tại Berkeley. / Tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo của GS Zinoman từ khi đọc xong, với nhiều thích thú, từ… giữa mùa đại dịch Covid vào hè năm ngoái. Bài bên dưới là lời giới thiệu khái quát tập biên khảo đã giúp tôi biết thêm rất nhiều về nhà văn Vũ Trọng Phụng vốn khá độc đáo của nền văn học tiền chiến, nay càng thêm (có thể nói là) độc nhất như một tay “tiền trạm” của chủ nghĩa cộng hoà tại Việt Nam dưới cái nhìn của sử gia Zinoman.
04 Tháng Tám 20218:53 CH(Xem: 12779)
Từ những ngày còn trẻ chưa biết lo là gì tôi đã tình cờ đọc tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của nhà thơ Phạm Công Thiện, mà trong đó không biết vì sao tôi cứ nhớ mãi câu thơ này, “Cửu Long ca từ Tây Tạng!” Cũng từ đó Sông Cửu Long không bao giờ ngừng chảy trong ký ức của tôi. Và bây giờ tôi nhận được cuốn “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh như một tình cờ kỳ lạ mà tôi có với dòng sông lịch sử này.
03 Tháng Ba 202112:07 SA(Xem: 14586)
“Vòng Đai Xanh” của Ngô Thế Vinh được xem là một tiểu thuyết chiến tranh, được viết rất thực bởi một quân y sĩ xông pha ngoài trận tuyến. Cuộc chiến tự vệ của người dân Miền Nam chống xâm lược của Cộng Sản Miền Bắc kéo dài đến 15 năm (1960-75), nếu không nói đến hoạt động khủng bố, phá hoại 2-3 năm trước khi chiến tranh chính thức khai mào, cho nên chúng ta không thiếu những tác giả viết về cuộc chiến đó, cảm khái từ những mất mát, đổ vỡ, tan hoang của con người, của tuổi trẻ, của gia đình, của xã hội, của đất nước vì chiến tranh.
08 Tháng Chín 20209:38 CH(Xem: 16178)
Trong những ngày đang phải cố thủ tại gia một cách tuyệt vọng trước “kẻ thù vô hình” Corona virus giăng mắc, phong tỏa nơi nơi, “Mặt Trận Ở Sài Gòn” là một nguồn quên lãng lớn cơn đại dịch này. Trước hiện tại đang thêm phần đen tối không chỉ vì đại dịch Cô-Vy và nạn suy thoái/ lạm phát mà chủ yếu vì một chính tình thối nát, có khi người ta phải đi vay mượn một vài tia sáng từ quá khứ để có thể ngày qua ngày. Những câu chuyện cách đây cả 50 năm ở một nơi nay quá xa xôi bỗng dưng sống lại một cách da diết trong trí nhớ, trong con tim của mỗi chúng ta khi có “Mặt Trận Ở Sài Gòn” đặt đầu bàn ngủ (không phải gối đầu giường).
29 Tháng Tám 20202:15 CH(Xem: 16903)
Mặt trận ở Sài Gòn là một tuyển tập 12 truyện ngắn của Nhà văn Ngô Thế Vinh viết về kí ức thời chiến tranh vào thập niên 1970s, chủ yếu ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Tuy có nhiều chứng nhân trong cuộc chiến, nhưng tác giả là một chứng nhân hiếm hoi ghi lại một giai đoạn chiến sự khốc liệt qua các câu chuyện được hư cấu hoá. Điểm đặc biệt của tập truyện ngắn này là có phiên bản tiếng Anh do một học giả ẩn danh dịch, có lẽ muốn chuyển tải đến độc giả nước ngoài về cái nhìn và suy tư của người lính phía VNCH.
02 Tháng Sáu 202010:06 CH(Xem: 18825)
Đã từ lâu tôi có một thói quen xấu, khi đọc thơ trí não tôi tự động phân loại rành rọt. Một: loại thi ca gây cho mình cảm hứng. Hai: loại không gây cảm hứng nếu không muốn nói làm mình mất hứng. Vậy mà lật tới lật lui, đọc đi đọc lại, tật xấu không nổi lên. Thay vào đó tôi thấy mình chăm chú lắng nghe. Tôi trở lại lần tay trên bìa sách, khoảng trắng với những vân vạch to nhỏ ngắn dài của biểu đồ tần số như phát lên một âm thanh vừa rè đục vừa trong vắt. Ở một nơi chừng như trống rỗng trắng xóa, ý tưởng mọc lên giữa âm thanh nhiễu loạn. Và bài Radio mùa hè tiếp tục văng vẳng
07 Tháng Mười Một 20198:36 CH(Xem: 24546)
Trong thời niên thiếu, anh cũng như một số bạn đều mê đọc tiểu thuyết, đọc thơ của các văn thi sĩ tiền chiến. Trong các nhóm nhà văn đó thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ảnh hưởng đến anh nhiều nhất. Văn của họ nhẹ nhàng, trong sáng, với những truyện tình lãng mạn lồng trong khung cảnh quê hương đơn sơ và lúc nào cũng man mác tình yêu. Truyện của họ, không lúc nào thiếu trong tủ sách gia đình của anh. Trong nhóm đó, Nhất Linh được anh coi như một mẫu người lý tưởng, một nhà văn, một chiến sĩ cách mạng. Nhiều nhân vật trong truyện đã in sâu vào ký ức anh. Họ không những đã trở thành một phần đời sống của anh mà đôi khi lại là những giấc mộng không thành. Trong những năm cuối cuộc đời, ông xa lánh cảnh trần tục, như một tiên ông quy ẩn bên dòng suối Đa Mê của rừng lan Đà Lạt.
09 Tháng Bảy 201911:36 CH(Xem: 19689)
Đọc xong cuốn sách về một con người đã chết cách đây hơn nửa thế kỷ khi còn đương xuân, đương ở những năm tháng tiềm năng nhất về sức lực và trí lực, tự tôi dằn lòng nở một nụ cười lớn hạnh phúc cho riêng tôi.
04 Tháng Năm 201911:02 CH(Xem: 19926)
Bác Sĩ Ngô Thế Vinh chia xẻ với tôi một cuốn sách anh và các bạn anh đang soạn thảo. Cuốn sách về một cuộc đời rất ngắn của người bạn đồng nghiệp: Nghiêm Sỹ Tuấn, một Bác Sĩ Quân Y, một Thi Văn Sĩ , tử trận ở tuổi 31 tại Khe Sanh năm 1968 khi anh đang là Y Sĩ Trung Úy Tiểu Đoàn 6, Nhảy Dù.
07 Tháng Chín 20183:06 CH(Xem: 28641)
Đó là những bài thơ hiếm gặp trên đời này. Đó là thơ Lý Thừa Nghiệp. Đó là những dòng chữ làm chúng ta giựt mình ngay tức khắc. Như dường chữ nhảy ra khỏi trang giấy. Nhiều bài thơ của anh có sức mạnh làm tôi sững sờ, ngồi yên lặng lẽ, và dõi mắt nhìn cho tới dòng cuối bài thơ.