- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ngô Thế Vinh: người bắt mạch cho những giòng sông

19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90309)
ngothevinh

Câu Chuyện của Dòng Sông

 Mekong – The Occluding River
Ngô Thế Vinh, Nxb iUniverse 2010


Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO. Tuy cùng dính dự vào vụ biến động này, nhưng Ngô Thế Vinh hoàn toàn chủ động trước những dữ kiện lịch sử để sửa soạn cho một cuốn sách. Trong khi đó tôi hoàn toàn thụ động và chỉ cần một chút thiếu may mắn khi bốc thăm, có thể đã khiến tôi trở thành viên sĩ quan trưởng toán thi hành bản án tử hình, phải bắn một phát súng ân huệ đối với các phạm nhân trong vụ nổi loạn này.
Vài năm sau biến động FULRO, năm 1971 lúc bấy giờ đã là bác sĩ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, một trong vài đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH, nhà văn Ngô Thế Vinh đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc, với tác phẩm “Vòng Đai Xanh”, viết về những gì ông đã chứng kiến, trải nghiệm qua các cuộc nổi loạn của các dân tộc thiểu số, chủ nhân nguyên thủy của vùng Tây Nguyên ngút ngàn nhựa sống. Chiến tranh đã khiến cho Ngô Thế Vinh từ một người lính bình thường trở thành người cầm bút. Chính chiến tranh và đời sống của một y sĩ ngoài chiến trường đã góp phần đào tạo ông thành một nhà văn.
Ngô Thế Vinh đã có một chút may mắn khi khởi nghiệp cầm bút, trong tư cách tổng thư ký, rồi chủ bút tạp chí Tình Thương, ông có thêm điều kiện để sửa soạn cho việc viết lách của ông. Ông có dịp nhìn chiến tranh trong tầm gần hơn nhiều nhà văn, nhà thơ khác trong quân đội. Thế rồi cơn bão chiến tranh càng ngày càng gia tăng tốc độ, đến lúc trời sầu đất thảm, nhà cháy ở khắp nơi, và người ta ngã xuống từ thành thị cho tới thôn quê, từ núi rừng cho tới thôn ổ. Người ở hai bên thì càng ngày càng say máu “quân thù”, càng cố giết nhau để đạt được những ưu thế trong bàn hội nghị. Chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu là sinh mạng của người lính hai miền Nam Bắc, và trong đó có không ít những người cầm bút.

Trước Tháng tư năm 1975, trong khi du học về “Y khoa Phục hồi” tại Hoa Kỳ, ông đã biết chiến tranh sẽ kết thúc bất lợi cho phần đất ông sinh sống, đang góp phần bảo vệ. Nhưng ông đã chọn trở về, để rồi trong những ngày chót của cuộc chiến đã khiến cho Ngô Thế Vinh thay vì được chứng kiến mắt bão của lịch sử như một nhà văn, ông đã chứng kiến những đổi thay qua những trại tù cải tạo.
Hơn hai chục năm sau biến động FULRO, tôi quen biết với Ngô Thế Vinh khi ông sửa soạn rời California đi thực tập thường trú tại một bệnh viện ở New York. Bây giờ ông là nhà văn lưu vong ở quê người.
Kể từ đó tới nay dễ chừng cũng thêm hai chục năm qua đi, tôi nhận chân được một điều: ông như là một nhà nho của hai thế kỷ trước còn sót lại, chăm chắm làm những công việc mà ông tin là đúng. Chính vì vậy mà ngay từ khi còn là một sinh viên y khoa, trong tư cách tổng thư ký và chủ bút tạp chí “Tình Thương”, ông đã dấn thân vào nhiều việc chẳng những đã làm cho ông sao lãng việc học hành, mà còn mang đến ông nhiều hệ lụy.
Để cho chính quyền miền Nam có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc đối xử với hơn 30 sắc dân thiểu số ở vùng Tây Nguyên, ông hoàn tất tác phẩm “Vòng Đai Xanh”, nhưng liền sau đó những bài viết, những truyện ngắn trên tờ báo Trình Bày đã khiến cho ông phải ra hầu tòa.
Tôi tin rằng những năm tháng chiến tranh, trong tư cách y sĩ của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, có dịp sống với rất nhiều binh sĩ thuộc các sắc dân Thượng, họ là những chủ nhân nguyên thủy của vùng Tây Nguyên, và ông đã không an tâm khi phát giác quá nhiều lỗ hổng trong đường lối cai trị hành chánh của miền Nam, và lên tiếng báo động trong tư cách nhà văn bằng một tác phẩm văn chương. Trong cách nhìn của một y sĩ, Tây Nguyên chính là “lá phổi” của quốc gia, lá phổi này đang có những vết nám lớn tạo bởi con người. Và dường như cho tới bây giờ vết nám đó càng rõ nét hơn với cách cai trị tàn bạo của chế độ Cộng sản ở trong nước, với sự chiếm đọat đất đai của các di dân từ miền Bắc, cộng với sự khai thác bauxite kéo theo sự xâm nhập của các đội quân lao động Trung Quốc, tất cả đã và đang tiếp tục hủy hoại toàn vùng Tây Nguyên. Cần phải thay đổi cách nhìn cũng như phải nỗ lực trong nhiều thế hệ để cứu nguy vùng địa bàn chiến lược này.

Tôi không biết cơ duyên và động lực nào đã khiến cho nhà văn Ngô Thế Vinh quan tâm tới vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chỉ biết rằng năm 1999, với tác phẩm đồ sộ hơn bẩy trăm trang: “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” ông lên tiếng báo động cho con sông Cửu Long, cái “đại động mạch” của miền Nam nước Việt, đã bị những con đập thượng nguồn của Trung Quốc làm nghẽn lại. Hơn mười năm đã qua đi, lời báo động của ông dường như chưa về tới quê nhà. Tiếp đó, Ngô Thế Vinh đưa ra một lời kêu gọi thống thiết hơn trong tác phẩm “Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch”, mà ở đó để thấy tận mắt, nghe tận tai, ông đã có nhiều chuyến đi tìm tới thượng nguồn của dòng sông Cửu Long. Tuy không gian truân đến nỗi táng mạng Đoàn Thám hiểm người Pháp Doudart De Lagrée Francis Garnier vào những năm cuối thế kỷ 19, nhưng sự nguy hiểm mà nhà văn Ngô Thế Vinh phải trải qua chưa hẳn đã kém. Các nhà thám hiểm người Pháp đến để khai phá vùng đất bán khai, với súng ống tối tân, nên vì đó mà cung tên giáo mác của dân bản địa không làm họ chùn bước. Khi Ngô Thế Vinh một mình lang thang ở Trung Lào, ông không còn là một y sĩ ba chục tuổi, đội nón xanh của Lực Lượng Đặc Biệt, mà đã xa tuổi trung niên trong tay không một tấc sắt, không một bạn đồng hành ngoại trừ người tài xế lái chiếc xe thuê từ Vạn Tượng. Thế mà thấp thoáng trong rừng chiều, ông nhìn thấy những toán lính đa sắc phục, súng ống đầy mình nghênh ngang giữa rừng núi chập chùng.
Để có thể quan sát tại chỗ những con đập thượng nguồn, ở Vân Nam ông đã lặn lội tới chân con đập Mạn Loan, mà chính những người dân bản địa cũng không biết và cả bị cấm lai vãng. Những con đập này đã và đang là vấn đề nóng bỏng, nhậy cảm cho chính Trung Quốc, và vì vậy ông có thể bị bắt, bị gán cho tội danh làm gián điệp, như nhà văn Anthony Grey tác giả của cuốn Saigon, đã bị Trung Cộng bắt bỏ tù hai năm trước khi phóng thích, vì đã đến đây tìm tài liệu cho một cuốn sách.
Những con đập này tích lũy nước của dòng sông vào những hồ chứa khổng lồ, nên vì vậy mà ở hạ nguồn, diện tích Biển Hồ của Cam Bốt ngày càng thu hẹp, thay vì 12,000 km2 trong mùa nước lũ, chỉ còn 2,500 km2 mùa khô, và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nước biển đã nhiều lần cao hơn nước sông, đã tràn vào khiến cho vùng sinh thái ở đây bị nhiễm mặn.
Tôi đã bất bình khi được xem “Mê Kông Ký sự”, một bộ phim nhiều tập được đoàn làm phim của hệ thống truyền hình Việt Nam, với những phương tiện của quốc gia, tìm đến tận đầu nguồn của con sông, rồi theo dòng chẩy xuôi qua bẩy quốc gia Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt trước khi nhập vào lãnh thổ Việt Nam, rồi đổ ra Biển Đông với chín cửa bể để có tên “Cửu Long”. Qua bộ phim hơn 20 tập này, không thấy một ai trong đoàn nhắc tới các con đập bậc thềm Vân Nam chắn ngang dòng chính khúc thượng nguồn sông Mekong. Lẽ ra với chút ý thức về môi sinh, đoàn làm phim không thể không hướng ống kính vào các con đập này, nói với người dân nước Việt về những tai họa nó sẽ gây ra ở phía hạ nguồn. Và có khi nào đoàn làm phim này nghĩ tới những dòng sông nhỏ của Việt Nam hiện đang ngộp thở bởi cách xây dựng những đập thủy điện nhỏ ở khắp mọi nơi. 
Ngô Thế Vinh cũng đã đến với Tràm chim Tam Nông, để ngậm ngùi thấy những cánh hạc Đông phương hay còn gọi là những con sếu đầu đỏ càng ngày càng khan hiếm. Ông cũng đến thăm trường đại học An Giang, trường đại học Cần Thơ, để biết được chương trình giảng dậy các trường đại học này dường như không phù hợp lắm với vùng đồng bằng lúa nước, và là vựa lúa cho toàn bộ miền Nam cũng như nước Việt, trong một thời gian không xa sẽ trở thành một quốc gia có một trăm triệu dân. Từ 7 năm trước đây, ông đã có một tầm nhìn xa khi đề nghị thiết lập một Phân khoa Sông Mekong cho Đại Học Cần Thơ. Và mới đây, cũng vẫn lời kêu gọi ấy “Cần có Phân khoa Mekong cho Đại Học Cần Thơ” một lần nữa được nhắc đến trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30/08/ 2009. 

Nhà văn Ngô Thế Vinh đối với tôi không phải là một bác sĩ chỉ chuyên chẩn bệnh cho con người. Ông còn là người bắt mạch cho những dòng sông, tìm cách và kêu gọi mọi người bảo vệ sự khai thông của những dòng sông mà điển hình là con sông Mekong đang là “mạch sống” của hơn 60 triệu cư dân sống ven sông mà giờ đây vì hoàn cảnh lịch sử, vì những cái nhìn hạn hẹp cho những lợi ích ngắn hạn, đã và đang làm nhiều khúc sông bị nghẽn mạch.

HOÀNG KHỞI PHONG
Tác giả “Người Trăm Năm Cũ
08/2010
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 94231)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 91905)
C ách đây hơn 20 năm, Bảo Ninh mô tả chiến tranh như một bộ máy nghiền nát tất cả, trừ tình yêu. Nguyễn Bình Phương tiến thêm một bậc: chiến tranh nghiền nát cả tình yêu chỉ để lại tội ác, không cho con người một hy vọng nào...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 88578)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.
04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 108209)
N gày 6 tháng năm 2012, ông François Hollande thuộc Đảng Xã hội (PS, cánh tả) được bầu làm tổng thống nhiệm kì 2012-2017. Và sẽ chánh thức được chuyển quyền thay thế đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc Đảng Liên hiệp Phong trào Bình dân (UMP, cánh hữu) ngày 15 sắp tới. Từ đây tới đó, ông Nicolas Sarkozy vẫn còn là tổng thống, với đầy đủ quyền lực tối cao. Trong thời gian chín mười ngày này, nước Pháp coi như có hai vị tổng thống, một cánh hữu đương nhiệm và một cánh tả sắp chắp chánh.
31 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 91243)
M ười lăm khúc giáo đầu [...] là bản tường trình kế hoạch và tư cách làm việc của đương sự trong nhiệm kì ngồi ghế tổng thống sắp tới. Đồng thời, lồ lộ giữa các ngôn từ, cũng là bản cáo trạng hành tích và phong cách trái khoáy của tổng thống tiền nhiệm trong năm năm qua. Rốt cuộc ông François Hollande được bầu bốn ngày sau, trở thành tổng thống nhiệm kì 2012-2017.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 94742)
B a mươi năm là thời gian tối thiểu cho phép giới nghiên cứu và phê bình có thể dòm thấy, trong một nền văn học có truyền thống lâu đời bắt nguồn từ thời trung đại, những biến chuyển nội tại mà nền văn học Pháp đã và đang trải nghiệm. Qua chính nội dung và hình thức các tác phẩm của thế hệ viết văn ‘’ trẻ ‘’, mới và khác trước. Dưới đây, chúng tôi sẽ phác họa hiện tình, vạch ra những nét chánh, nhận thấy trong số tiểu thuyết khổng lồ xuất bản hằng năm từ 30 năm nay...
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 96137)
Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.
22 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 100771)
Nhiều nhà phê bình vẫn phàn nàn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn không có tim hay không có lương tâm. Sao y có thể say mê tẩn mẩn tỉ mỉ về cái ác đến bệnh hoạn vậy? Tôi thực sự nghĩ rằng đó là vì tấm lòng và tình yêu cuộc sống quá lớn của ông! Trong tác phẩm mới nhất,  Vong bướm cũng thể hiện rất rõ điều ấy!
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 96135)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 98987)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.