- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giới Thiệu Sách- H L 92

12 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 8403)

GÁNH NẶNG DI SẢN

biên luận của Thái Việt

Về lý do viết cuốn Gánh Nặng Di Sản , tác giả Thái Việt cho biết, "Cũng có nhiều tác giả viết, tại sao đã có cuốn: ‘Người Mỹ Xấu Xí,’ khi cuốn sách được phổ biến, đã được Quốc Vụ Viện Hoa Kỳ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Cuốn ‘Người Trung Quốc Xấu Xí" của ông Bá Dương được phổ biến rộng rãi tại Hoa Lục, không vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn xấu hơn. [...] Người Nhật cũng có cuốn ‘Người Nhật Xấu Xí,’ tác giả là Đại Sứ Nhật tại Argentina, ngài Đại Sứ sau khi viết cuốn này liền bị cách chức. [...]

"Trong quyển này tôi không nêu cái tốt của dân tộc ta, không phải là tôi dám phủ nhận công lao của tiền nhân, mà chỉ vì đã có quá nhiều sách viết rồi: ‘Người Việt Cao Quí,’ Người Việt Đáng Yêu,’ ‘Tự Hào Là Người Việt Nam,’ ‘Giá Trị Truyền Thống Của Dân Tộc Việt Nam,’ ‘Đạo Sống Việt,’ nên không dám nhắc lại làm mất thì giờ của quí vị đọc giả."

Gánh Nặng Di Sản gồm ba phần: "Di Sản Của Tổ Tiên," "Gánh Nặng Di Sản," và "Có Tìm Được Lối Ra Không." Sách dày 330 trang, giá bán 20 Gia kim tại Canada, 20 Mỹ kim ngoài Canada. Ngân phiếu đề Lâm Thu Vân, gởi thư về Trung Tâm Dân Chủ Cho Việt Nam, 6420 Victoria #4, Montréal, Québec, Canada, H3W. Phone 514-343-4390.

 

TẠP GHI THƠ

Vũ Tiến Lập

Tạp Ghi Thơ gồm 80 bài thơ được sáng tác từ năm 1975 đến năm 2005. Tác giả đang sống tại Texas. Theo Trương Đình Luận, "Đọc thơ Vũ Tiến Lập cũng là thấy vật thể qua con mắt của hắn. Cũng không có gì thực hơn hay lớn hơn đời sống! Đường phố thở hắt lên mặt nhựa, ngày gõ tiêng cộc lốc trên bàn ghế, nắng soi miếng vỏ cây xù xì, và con châu chấu xanh đuổi bắt thời gian, ... Chỉ là tạp thi thôi. Rồi ở một chỗ nào, khi cái tạp ghi ấy chuyển thành thơ, thì cái nhìn về vật thể của Lập reo lên, lóng lánh những tinh thạch. Tạp Ghi Thơ chẳng phải là thơ nữa, mà chính là lời chứng cho sự sống này ."

Đọc bài "Nhớ Bạn": "Mùa xuân thoát ly tìm giấc ngủ / cỏ đá xanh / bến bờ đùm bọc / mây rã những khước từ / ghì lên cánh chiều về ngang mộ địa / đẩy gió thoắt đã bao năm / vẫn không đan gần khoảng cách / hoàng hôn lạc lõng / trên những ngón tay chìa thêm đốt mục / kiệt sức trong trí nhớ rối mù / côn trùng ngoi lên / lõi khúc quỉ quái / buồn đồng vắng / sự hiện hữu vô biên / sau ba mươi năm chợt thức / giữa tha ma ."

Tạp Ghi Thơ dày gần 100 trang, không đề giá bán. Liên lạc Gió Văn, P.O. Box 1035, Alief, TX 77411.

 

MƯA SÀI GÒN MƯA SEATTLE

tạp văn của Trần Mộng Tú

Mưa Sài Gòn Mưa Seattle gồm 27 bài tạp văn của nhà thơ Trần Mộng Tú. Đỗ Quí Toàn viết, "Đọc những mẩu chuyện đời do Trần Mộng Tú kể tôi nhớ hồi nhỏ đọc cuốn Tâm Hồn Cao Thượng, dịch từ tiếng Ý, mỗi lần đọc lại đều thấy mình phấn khởi cũng muốn trở thành một con người cao thượng. Trần Mộng Tú chỉ kể ra những chuyện thật đã gặp trong đời. Đọc xong mỗi đoạn chúng ta lại khám phá ra một nhân loại thật dễ thương, những đức tốt, những tính xấu sống chung với nhau ở trong mỗi người như anh em một gia đình ."

Bùi Bích Hà cho biết, "Từ bản chất, Trần Mộng Tú là một nhà thơ. Thơ trong cảm xúc, thơ trong suy nghĩ, thơ trong mắt nhìn con người và cuộc đời. Những câu chữ ngắt ra, có khi hợp vần, có khi níu kéo nhau bằng âm điệu, là thơ đã đành. Những câu chữ viết dài hơn, gọi là văn xuôi, vẫn cứ thơ. Thế giới sáng tác của bà, khổ đau hay hạnh phúc, luôn có cái long lanh của những hạt ngọc ."

Mưa Sài Gòn Mưa Seattle dày hơn 210 trang, giá bán $13 Mỹ kim. Liên lạc Văn Mới, email kimanquan@yahoo.com, hoặc tác giả tran_mong_tu@hotmail.com.

 

CÁT VÀNG

tuyển tập truyện ngắn của Lữ Quỳnh

Cát Vàng gồm 12 truyện ngắn. Trong lời giới thiệu, Nguyễn Mộng Giác viết, "Đây là tuyển tập những truyện ngắn bạn tôi – nhà văn Lữ Quỳnh – viết vào những năm đầu thập niên 70, lúc chúng tôi còn làm việc ở thành phố Qui Nhơn. Gần bốn mươi năm trôi qua, từ những thanh niên hăm hở đi tìm một giải pháp cho thời thế và cho văn chương, chúng tôi đã bắt đầu trở thành những ông già chậm rãi, mỏi mệt, cuộc vui hàng ngày không phải là những hăm hở mở đường phá núi, mà là những lúc ngồi lặng bên đống sách cũ, bùi ngùi nhớ lại thời trai trẻ, bồi hồi đọc lại những ước vọng ngông cuồng thời trước. [...]

"Thế hệ chúng tôi, thế hệ của Lữ Quỳnh, cũng có những ảo tưởng khác. Đọc lại truyện cũ chúng tôi viết ở Qui Nhơn thời đó, không hiểu sao chúng tôi thích dựng truyện trong một khung cảnh khá khác thường: truyện xảy ra ở vùng sôi đậu, có bên này và bên kia một dòng sông, có cây cầu bắc qua hay con đò lặng lẽ lén lút chèo giữa đám sương mù. Lữ Quỳnh có Sông Sương Mù. Tôi có Cây Cầu Tuổi Dại. Chiến tranh lúc đó đối với chúng tôi là một điều phi lý, dù không ai thoát ra khỏi được cuộc chiến tranh ấy. Cho nên người bên này hay người bên kia đều dễ thương như nhau, ít ra là "dễ thương như nhau" qua đôi mắt trẻ thơ của Bé Phượng trong Sông Sương Mù. Mà những người dễ thương như thế thì không có lý do chính đáng nào để ghét nhau, nói chi đến chuyện thù nhau, rồi tìm cách giết nhau ."

Cát Vàng dày trên 130 trang, giá bán $10 Mỹ kim. Liên lạc nhà xuất bản Văn Mới, email kimanquan@yahoo.com, điện thoại 310-366-6867.

 

LỊCH SỬ THIỀN HỌC tập 1

Tàn Mộng Tử biên soạn

Lịch Sử Thiền Học tập 1 là một tác phẩm biên dịch và chú giải rất công phu của Tàn Mộng Tử. Ông tốt nghiệp tại Đại Học Aichigakuin, thành phố Nagoya, Nhật, là nguyên cứu viên đặc biệt của Hội Chấn Hưng Học Thuật Nhật Bản thuộc Bộ Văn Hóa Nhật.

"Bước vào ‘Lịch Sử Thiền Học’ như đi vào một kho tàng văn học vô giá đa dạng, không phải chỉ riêng Thiền mà ta còn học thêm được nguyên nhân xung động giữa Thiền với các tông phái khác. [...]

"Nguyên tác rất ngắn gọn, cô đọng nhưng xúc tích, theo văn phong của Trung Thôn Nguyên (Nakamura Hajime). Đặc biệt phần phụ chú tiểu sử các nhân vật có nhắc đến trong phần chánh văn được dịch giả Tàn Mộng Tử sưu tra rất công phu và chi tiết [...]. Đây là ưu điểm của dịch giả, một công trình bổ túc cho phần chánh văn cô đọng, tạo thành một tác phẩm lớn, có giá trị nghiên cứu."

Lịch Sử Thiền Học tập 1 dày 655 trang, giá bán $25 Mỹ kim do Văn Mới phát hành.

 

HỐT MỘT THANG

tuyển tập của Phạm Quốc Bảo

Hốt Một Thang là cuốn sách thứ 17 của tác giả Phạm Quốc Bảo. Ông bắt đầu viết từ năm 1969 tại miền Nam. Ông sáng tác, biên khảo nhiều hơn sau năm 1975 tại California. Hốt Một Thang gồm 19 bài viết mang phong cách bút ký, kể những chuyện xảy ra trong cuộc sống tại Hoa Kỳ, có những chuyện ghi lại kỷ niệm thời tác giả còn là sinh viên tại Sài Gòn.

Nhật báo Người Việt viết về Hốt Một Thang : "Mang phong cách bút ký, kể lại chuyện thật, nhưng không nhất thiết sắp xếp theo một trình tự thời gian hay sự kiện nào. Hốt Một Thang cho độc giả cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, vì sự gần gũi của sự kiện và đơn giản của ngôn ngữ.

Hãy "Hốt Một Thang" thuốc, nở một nụ cười cho cuộc đời cho cuộc được hạnh phúc, giữ được tâm bình yên giữa được dao động của đời sống. Ông viết: "Ta nào có bị lưu vong / đất là đất sống, tạm dung bao giờ / Cái tâm gồm cả nay xưa / ứng vào đời sống cũng vừa nhân gian."

Những lời nhắn nhủ của ông được gửi gấm qua những chuyện đời thường, từ việc khó khăn giữa vợ chồng, anh em không thể sống chung nhà ở xứ Mỹ; chuyện một anh Mễ không còn bực mình, bị dằn vặt tâm trí về việc bỏ tiền vào máy mà lại quên bơm xăng, không biết ai đến sau bơm xăng với tiền của anh; đến một chuyện tình dang dở giữa một chàng sinh viên từ Sài Gòn và một thiếu nữ tại Đà Lạt.

Hốt Một Thang dày 180 trang, Việt Hưng xuất bản giá bán $15 Mỹ kim. Liên lạc pqbao@nguoivietweb.com, hoặc thư về Phạm Quốc Bảo, 14772 Bolsa Av., #107, Westminster, CA 92683.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5639)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
07 Tháng Ba 202212:57 SA(Xem: 2907)
"Tuyển tập II chân dung văn học nghệ thuật và văn hoá" là một công trình mới của nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hoá thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam.
19 Tháng Bảy 202110:50 CH(Xem: 9455)
Lê Chiều Giang viết mà như vẽ lại, như tả chân một cách vô cùng linh hoạt. Không hề tẩy xóa, chẳng tô vẽ thêm, nhưng rất lạ, Cô đã làm mới lại được những điều xa xưa, những tháng ngày rất cũ (Nguyễn Thị Thụy Vũ)
04 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 9643)
Bác sĩ Ngô Thế Vinh từ lâu đã quan tâm sâu xa tới các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông đã thu thập một khối lượng dữ kiện quý giá liên quan tới con sông Mekong dài hơn 4.800 km bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng chảy ra tới Biển Đông. Rất nhiều bài viết tâm huyết của ông đã cung cấp cho bạn đọc trong nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại những thông tin hữu ích về chuỗi các con đập thủy điện khổng lồ Vân Nam cùng với những ảnh hưởng tác hại ra sao trên đời sống của bao nhiêu triệu cư dân ven sông.
03 Tháng Sáu 202110:43 CH(Xem: 10977)
NGUYỄN THẾ TÀI | Biên khảo: Viết về Marie Curie là viết về một người đàn bà phi thường, một nữ khoa học gia lỗi lạc đầu thế kỷ 20. Cuộc đời bà là một chuỗi những thử thách và chịu đựng gian nan. Sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khó khăn, trải qua tuổi niên thiếu với biết bao gian khổ nhưng với ý chí kiên cường, lòng quả cảm và trí thông minh, bà đã thực hiện hoài bão của mình.
15 Tháng Giêng 20211:55 SA(Xem: 13567)
Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyên vào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó. Rõ ràng là tác giả Ngô Thế Vinh đã hiểu biết rất rõ về các sắc dân Thượng cùng với những nguyện vọng của họ giữa và sau cuộc chiến tranh.
22 Tháng Mười 20203:25 SA(Xem: 12763)
“Diều Hâu” là biệt danh ông bác sĩ đặt cho tính hiếu chiến của tôi. Xem ra ai cũng có vẻ bực bội về những tin tức xáo trộn ở Sài Gòn. Ông tiếp: - Tụi sinh viên có đứa nào bất mãn, Diều Hâu cứ việc hốt hết đem lên căn cứ 7 giao cho tôi. …/ Cầm lấy ly rượu như muốn bóp vỡ trong tay, thiếu tá Bính giọng gay gắt hơn: - Cứ để tôi thì khỏi cần tốn phi tiễn với lựu đạn cay. Chỉ cần mấy cỗ đại liên trí mấy đầu phố. / Xem ra chính trị đã làm phân hóa giữa chúng tôi. Rồi ông quay sang hỏi ông Bác sĩ: - Sao Docteur Zhivago, ông nghĩ sao về tụi sinh viên tối ngày chỉ biết có biểu tình phá rối ấy? (Mặt Trận Ở Sài Gòn, tr. 27-28) Nếu ngược về năm 1971-1972, đọc đoạn trên thì tôi sẽ rất bất mãn với thái độ của mấy ông quân nhân này. Dạo đó tôi đang là sinh viên năm thứ hai Luật... Hồi đó chúng tôi rất không ưa, hơn nữa còn gọi là -đám lính cảnh sát đàn áp- biểu tình. Ngày ấy, với bọn chúng tôi, dường như hình ảnh sống có lý tưởng là phản chiến...
20 Tháng Tám 20208:06 CH(Xem: 13950)
TẠP CHÍ HỢP LƯU HÂN HẠNH GIỚI THIỆU : Hai tác phẩm mới nhất của tiến sĩ Trần Công Tiến vừa được giới thiệu trên YOUTUBE: - ĐẠO THƯ - HEIDEEGER, KHỞI ĐẦU KHÁC và ĐÔNG PHƯƠNG
13 Tháng Tám 20202:53 CH(Xem: 13174)
Vẫn liên tiếp xuất hiện những cuốn sách viết về Chiến Tranh Việt Nam, tuy nhiên có rất ít sách đề cập tới quan điểm từ miền Nam, từ góc cạnh của những người thất trận nhưng họ đã từng chiến đấu và tin tưởng ở một nền Cộng Hòa miền Nam mới khai sinh. Ngô Thế Vinh qua kinh nghiệm của một y sĩ trong một đơn vị Biệt Cách thiện chiến đã đem tới cho chúng ta những lý giải và soi sáng về những tình huống lưỡng nan ngoài trận địa.
02 Tháng Sáu 202010:06 CH(Xem: 14859)
Đã từ lâu tôi có một thói quen xấu, khi đọc thơ trí não tôi tự động phân loại rành rọt. Một: loại thi ca gây cho mình cảm hứng. Hai: loại không gây cảm hứng nếu không muốn nói làm mình mất hứng. Vậy mà lật tới lật lui, đọc đi đọc lại, tật xấu không nổi lên. Thay vào đó tôi thấy mình chăm chú lắng nghe. Tôi trở lại lần tay trên bìa sách, khoảng trắng với những vân vạch to nhỏ ngắn dài của biểu đồ tần số như phát lên một âm thanh vừa rè đục vừa trong vắt. Ở một nơi chừng như trống rỗng trắng xóa, ý tưởng mọc lên giữa âm thanh nhiễu loạn. Và bài Radio mùa hè tiếp tục văng vẳng