Rất khó kiểm chứng câu thơ đầu “Bàn tay ta làm nên tất cả”, nếu không có câu kế “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Chúng ta nên đọc lời ai điếu cho hai chữ “tất cả”. Đáng lẽ câu thơ đầu, với hai chữ này đã trở thành lời thách đố mênh mang bất định cho nhân loại sau hậu, nếu không có câu thơ sau. Tiếc! Đây là hai câu thơ không nên vợ nên chồng nhất trong các cặp đôi thơ hay.
Mấy người đàn ông nhậu từ chiều đã bắt đầu hơi sỉn.Vân nhận ra điều đó vì giọng nói của họ trầm hẳn xuống, nhiều lúc đớ ra, ngập ngừng như mấy cậu con trai tán gái chưa có kinh nghiệm định mở miệng hùng hổ sẽ nói hết nhưng rồi lại nín thinh, chỉ còn lại nụ cuời nửa khờ khạo, nửa như liều lĩnh, ngượng nghịu, rồi cầm ly lên, làm một hớp nhỏ, rồi đặt ly xuống, quay cái ly vòng vòng, ngắm nghía đã đời rồi lại cuời mỉm chi, ngửng lên tiếp câu nói đang bỏ dở .
Từ khi đưa Ngọc Hân công chúa về Phú Xuân, mặc dù rất mực yêu thương người vợ tài sắc vẹn toàn này, Nguyễn Huệ vẫn phải coi Bùi Thị Lan là chánh thất theo chỉ dụ của vua Thái Đức từ trước. Khi Bùi Đắc Tuyên đưa được mẹ con Bùi Thị Lan, Phạm Thị Liên và gia đình các tướng lãnh trốn thoát khỏi thành Hoàng Đế về Phú Xuân, Nguyễn Huệ đã để mẹ con Bùi Thị Lan ở trong thành Phú Xuân và cho sửa sang phủ Dương Xuân bên bờ nam sông Hương...
Mặc kệ dân chúng nghèo đói, chính quyền phủ Quy Nhơn vẫn cho xúc tiến việc cải tiến, phát triển bến cảng Quy Nhơn thành một thương cảng lớn. Công trình bắt đầu khởi công vào đầu tháng tám thì tháng chín năm đó, một cơn bão lớn đã tràn qua các khu vực duyên hải từ Thuận Thành ra tận Quảng Nam. Bão to, mưa lớn rồi lũ lụt tràn xuống.
LTS: Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu trở lại với bạn đọc bằng tác phẩm “Hầm Mộ” sau một thời gian khá lâu từ tập truyện “Bóng Đè” được xuất bản tại Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh được gởi đến quí bạn đọc và văn hữu trích đoạn tác phẩm “Hầm Mộ” của Đỗ Hoàng Diệu.
Tạp Chí Hợp Lưu
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước
ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt:
đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo
một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân
yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường
ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.
Giữa lúc biến cố Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 đang gây xúc động sâu xa cho mọi con tim Việt Nam, Cao bắt liên lạc với Kham để hẹn gặp ở Berkerley trong buổi hội thảo "Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa".
T răng
non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba
thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả
sáng những dòng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nhìn ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát
gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyền câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện.
H ải
quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy
suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.
T in tức
về chỗ tàu sẽ vào bốc tưởng rằng rất kín đáo, rất bí mật, chỉ riêng Thủy Quân Lục
Chiến biết, hóa ra đã có quá nhiều người biết. Chuyến tàu dành riêng cho tiểu đoàn
4, nhưng khi chúng tôi đến nơi, số người đã đứng đợi sẵn cũng có đến cả vài
ngàn, xấp xỉ với số người đang chạy ngược chạy xuôi theo chiếc tàu.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.