- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BA BÀI LỤC BÁT

25 Tháng Sáu 202111:20 CH(Xem: 12748)


Khi nắng qua đồi- Quy SG
Khi Nắng Qua Đồi - ành Quý SG


BA BÀI LỤC BÁT

NP phan

  

mênh mông quê nhà

đã qua biết mấy suối sông

mà đi chưa hết mênh mông quê nhà

chưa tường ngọn núi mờ xa

chưa nghe trọn một tiếng gà gáy trưa

 

qua bao cơn nắng, cơn mưa

nào hay khúc hát đò đưa đẫm buồn

ai chờ con vạc kêu sương?

ai đi mòn gót trên đường cái quan?

 

chao ôi, bao độ đông tàn

mà chưa thấu nỗi cơ hàn mẹ cha

gió hoang thổi tạt hiên nhà

chợt cay đôi mắt: chiều tà bến sông!

 

bất chợt…

  

mưa chưa ướt những con đường

đã nghe ngọn gió ly hương thở dài

đoá quỳnh hát khúc tàn phai

họa mi hát những u hoài tuổi thơ

 

nghiêng về một phía phù hư

dòng sông thuở ấy hình như rất buồn

con thuyền nằm giữa trăng suông

lắng nghe ngọn gió hoang đường thổi qua

 

núi rừng bất chợt phồn hoa

cỏ cây bất chợt phôi pha sắc màu

chuyến xe thổ mộ về đâu

tháng năm xô lệch cả câu ân tình

  

 

mẹ về chốn lặng im

chao nghiêng giữa cánh đồng trưa

cánh cò chở hết nắng mưa bộn bề

miếng trầu têm giữa cơn mê

con ngồi đợi, sao không về mẹ ơi!

 

bên thềm loang bóng chiều vơi

luống khoai, bụi chuối rã rời, xác xơ

cây cau gầy đứng bơ vơ

trời xanh kia cũng xa mờ cánh chim

 

mẹ về với chốn lặng im

tay con gạt lệ bên thềm hư không

cõi người lạnh vắng mênh mông

gửi thiên thu một bông hồng trắng tang

 

NP phan

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109548)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109470)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 114260)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 40370)
về những điều không thuộc ranh giới đúng / sai như đã bao lần em giấu rất nhiều cách nhìn về anh khi tự dìu mình về một trời mưa khác
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 110942)
Một cái chức nhỏ nhẹ Một cái chức lăn như cỏ lông chông Mơ đeo vào tay xòe ra giữa nắng Mơ đeo vào gót chân mỗi bước mỗi khua vang rổn rảng
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109516)
một con thuyền dính bùa ngải của sông ý nghĩ găm đầy tháng năm mắc cạn em cố quên làm gì! khi ngay cả cánh tay anh cũng ảo
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109098)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110954)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 39525)
Trầm Hương chuyển ngữ ...Trong thi tập này, “Anh thích em lặng thinh" và "Đêm nay anh có thể viết những giòng buồn bã nhất" là hai thi phẩm tiêu biểu cho dòng thơ khắc khoải của Neruda sau cuồng nộ thân xác, được thâu vào đĩa nhạc dùng làm nền cho phim The Postman [Người Phát Thư]...
09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 38555)
Trầm Hương chuyển ngữ Pablo Neruda [1904-1973] tên thật là Netftalí Recardo Reyes Basoalto, sinh ra vào mùa hạ năm 1904 tại một thị trấn nhỏ miền quê Chí Lợi trong một gia đình nghèo khó. Cuộc đời của cậu bé Recardo tưởng chừng phải xa lánh bút mực vì cha làm công nhân hỏa xa và mẹ làm giáo viên chết sớm vì lao phổi một tháng sau khi cậu chào đời. “Tuổi ấu thơ của tôi là những đôi dép ướt, là thế giới của gió và lá rừng, của những thân cây gẫy phủ dây leo”, như Neruda sẽ kể lại về sau, khi nhận giải Nobel Văn Chương 1971.