- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Trịnh Hải Yến

28 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 36202)

trinhhaiyen_0_300x129_1

Gõ cửa mùa Đông

Anh có bao giờ gõ cửa mùa Đông
Suơng mảnh khảnh bay trong ngày lãng đãng
Môi tham lam cuộn tròn làn khói bạc
Nỗi nhớ ngân dài khi chợt gọi tên

Có bao giờ anh chạm đến lời nguyền
Khi mùa Đông ôm ly cà phê nóng
Tháng 12 năm nào cũng đến
Mang máng thẹn thùng, hơi ấm trượt qua tay

Em đã từng đứng thật lâu, thật lâu
Đặt lên môi ly cà phê ngày xưa anh uống
Giọt sương đêm long lanh mỏi mệt
Giật mình tìm đom đóm mùa Đông

Tình yêu nẩy mầm khi đối diện sai lầm
Thật ấm áp nhưng cũng thật đau lòng
Biết làm gì khi tìm ra sự thật
Em chỉ là trò thách đố trong anh


Hà Nội: 12/8/2009


Đồng xu


Đồng xu gieo vào định mệnh
Bàn tay em năm ngón vẫn là năm
Phố lẳng lơ chẳng thể yêu anh
Trò chơi yêu rao bán được mấy lần

Em vịm vào vận mệnh yêu anh
Quên một người quả là quá khó
Làm sao bán trái tim khi không từ bỏ
Định mệnh là gì? định giá được không

Trò chơi yêu hết cười lại khóc
Em biết những điều anh cố giấu em
Nhưng phải làm sao khi em cũng tổn thương
Zíc zắc yêu vạn kiếp ủ mầm dối trá

Đếm làm sao những đường vân giả lả
Định mệnh đồng xu úp ngửa mấy lần
Tình yêu không ôm dối trá vào lòng
Em không bán trái tim lấy đồng xu định mệnh

Hà Nội 24/8/2009


Giọt nước mắt cuối cùng


Thế giới anh xây lên từ gốc rạ bạc mầu
con tép còng nhảy qua mùa nước nổi
Bông lúa dại chênh chao câu hát vội
Cất vó đông chiều rong duổi tuổi thơ anh

Thế giới em xây lên từ nước mắt đàn bà
những thân phận sống đời đời cam chịu
có những cuộc đời tưởng như đang sống
nhưng rêu phong phủ lối chân trần

Không muốn sống đời quá đỗi bình thường
không có ước mơ tham lam cần đạt tới
Em đàn bà vương đầy tham lam người đàn bà hiện đại
sống tốt với mình trước khi nghĩ một ai

Quy tắc đặt ra để rồi vất bỏ
em đàn bà lý trí chẳng bao dung
em tham lam vơ vét đến tận cùng
đừng hi vọng em sống đời cam chịu

Đàn bà em trong thế giới anh
không bao giờ bán giọt nước mắt cuối cùng
còn nước mắt em vẫn còn hi vọng
không vô tâm trong thế giới đàn ông

Trịnh Hải Yến
Hà Nội: 18/9/2009

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 20242:51 SA(Xem: 191)
dưới ngọn đèn lẻ loi một mình, bà lão ngồi chiều tối, bầy đom đóm under a single lamp sits an old woman alone evening of fireflies
06 Tháng Mười Hai 20241:22 SA(Xem: 304)
Cõi thiên thai trăng buồn khuất bóng / Nhìn thu đi vàng úa hồn thơ / Hái đoá vô ưu… quên sầu nhớ / Một kiếp nhân gian bớt hững hờ /
04 Tháng Mười Hai 20246:01 CH(Xem: 492)
Hôm nay mồng một tháng mười hai / Anh ngồi lại bên bờ sông Hàn gió / Từng dòng nước trôi mang về thương nhớ / Dòng nước ngàn năm hay dòng nước hôm qua?
03 Tháng Mười Hai 202410:04 CH(Xem: 715)
Như một chiếc khăn vuông, tháng Chạp choàng lên đầu tôi. Buổi sớm / Sương trong vườn còn buốt / Cỏ trong vườn còn xanh / Đêm qua con chim ngói đầu cành / Bỏ quên tiếng hót /
29 Tháng Mười Một 20247:45 CH(Xem: 894)
Khi sóng vào tay tôi / Biển đang đánh giấc thầm / Bữa trưa vàng dấu cát / Rồi bước chiều âm âm /
26 Tháng Mười Một 20244:38 CH(Xem: 1264)
Rồi ta lại chia tay / Nhánh sông khô đi và không về biển cả / Đêm, ôi dài sâu, lạnh lùng nỗi nhớ / Khoảng cách tưởng thật gần, nhưng / ta lại chia xa…/
23 Tháng Mười Một 20249:55 CH(Xem: 1062)
Phiêu du / gió lượn đỉnh trời / Bồng bềnh / mấy áng mây rời rã trôi / Thềm rêu quạnh quẽ / ai ngồi? Nghe chim buông vội / đôi lời trầm tư /
23 Tháng Mười Một 20249:28 CH(Xem: 1172)
Nhớ thời tóc rẽ đường ngôi thẳng / Sách vở tươi hồng cạnh bút nghiên / Nụ cười ai bỏ quên trên cỏ / Bên lối đi về mỗi sớm trưa
23 Tháng Mười Một 20249:16 CH(Xem: 800)
mắt đời xanh mấy hàng tre / mà mưa đâu lại bập bè lạnh vây / nhà em chổ đợi bữa nay / mái tranh lợp gió trắng tay có gì
23 Tháng Mười Một 20246:44 CH(Xem: 1561)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. -(Bạt Xứ)