- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tưởng Nhớ Ông Hoàng Khoa Khôi

07 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 107310)

3candles_0_300x214_1Đang ngồi trong nhà Nhật Tuấn tại Saigon, được anh đoc tin qua Internet rồi cho tôi biết, ông Hoàng Khoa Khôi đã qua đời.

 

Vẫn biết ông mang bệnh già cả chục năm nay, đã đến lúc phải vào bệnh viện…Mà tôi cũng đã biết mấy ngày nay ông không nói năng gì được, cho nên mới nghe tin, tôi có ý mừng cho ông, ra đi xuông sẻ…Nhưng trong lòng cũng chen nỗi lo, rằng không biết đám tang ra sao, vì ông chỉ còn một người con gái ruột, chị Ly, còn thân nhân đều ở xa. Tôi chưa nghĩ phần mình, đã mất mát một người bạn vong niên, qúy mến đã lâu.

 

***

 

Anh Nguyên Ngọc có lần đề nghị tôi viết một bài chủ đề về tình bạn…Tôi trả lời, khó biết chừng nào. Nhiều người đã tưởng là bạn, sau rồi không phải. Nhiều người đã tưởng là thân, sau rồi chỉ là sơ mà thôi. Đấy chưa kể lọai bạn ăn uống, lợi dụng, phản phúc. Thời hậu chiến tại Nhật, để khôi phục lại gía trị đạo đức xã hội, Đạo diễn Ozu làm nhiều phim về tình người. Một phim có câu nói làm tôi nhớ mãi, khi ông bố muốn tự hi sinh, tống đi cô con gái hiếu thảo, cho cô có gia đình riêng. (Cô chỉ muốn trông nom bố suốt đời, không chịu lấy chồng). Khi con sắp ra đi, để tránh cho con lo sợ, ông ta nói, “Hạnh phúc hôn nhân không có ngay, con ạ. Phải rèn luyện…Có khi mất 5 năm, mất 10 năm, rồi nó mới đến.”

 

Rèn Luyện? A! Ý này cũng có thể áp dụng trong tình bạn được: Tình bạn cũng phải thử thách, phải rèn luyện…5, hay 10 năm…Nhưng mà, sao nhiều người gặp ông Khôi chưa lâu, lại vẫn qúy mến? Hay ông là người Trotskyist? (Những người Trotskyist bị sát hại tàn nhẫn cả từ phía Tư sản Quốc gia, lẫn Tư bản, cả từ Cộng sản Stalinien đến Đế quốc…). Nếu vậy, thì chỉ có lòng thương hại là đủ, sao còn có lòng qúy mến? Tôi cũng biết nhiều người Trotskyist…Nhưng không phải ai cũng gây được cảm tình sâu xa, cùng mến tiếc…khi nghe tin có người qua đời, như ông Hòang Khoa Khôi.

 

Nỗi phiền muộn và Lòng sót thương” (Chagrin and Pity) là bộ 3 phim tài liệu của Pháp với chủ đề cuộc Kháng chiến chống Đức, tôi mới được xem gần đây. Phim cho tôi hiểu thêm quy luật lịch sử, và thêm cảm thông hoàn cảnh ông Khôi đã sống qua giai đoạn ấy thế nào. Bọn Tư sản chống-Cộng, bon cộng tác với Hit-le (Petain là đại diện), bọn Stalinien (Đảng Cộng sản Pháp) đều coi Tơ-rốt-kít tệ hơn kẻ thù, đều muốn tận diệt hết những ai theo đường lối Trotsky. Ngay trong hàng ngũ Kháng chiến cũng phân ly, làm cho xã hội Pháp bị chiếm đóng đầy những nghi kị. Vẫn có người tư sản phè-phỡn với Phát xit, vẫn có người sống mái với quân thù…Gây ra sự phân hóa cùng cực trong một xã hội thiếu ăn, sa đọa, cùng khổ. Lực lượng kháng chiến ở Pháp lúc ấy (cũng như ở Việt Nam đồng thời) nòng cốt vẫn là công nhân, nông dân. Những giai cấp thiệt thòi nhất ấy, lại là lực lượng chính chống ngoại xâm ! Có khác gì những người Lính Thợ Việt Nam tại Pháp? Ngay trong hoàn cảnh như thế, ông Khôi bí-mật gia nhập phái Trotsky tại một ngôi làng nhỏ ở miền bắc nước Pháp.

 

Comment Vaincre Le Fascisme”, của Leon Trotsky là cuốn sách đầu tiên ông tặng tôi hồi mới quen, có lẽ là lời gửi gấm. Mãi đến khi ông qua đời, nay tôi mới hiểu được ngầm ý của ông. Phải, trong khi Roosevelt còn ngần ngừ với Hitler, trong khi Stalin còn tin tưởng sự Hòa hiếu với Đức, trong khi Đại sứ Mỹ tại Anh là Joseph Kennedy còn muốn hợp tác với Hitler, trong khi Nguyễn Khắc Viện còn muốn mộ người đi Đức, thi Trotsky lại là người đầu tiên lên án Phátxít ! Thế nhưng, Trotskyism vẫn lại là chữ bí-mật nhất, bị che-dấu nhiều nhất, bị vu-khống trắng trợn nhất, bị các học gỉa chống Cộng tránh-né nhiều nhất…Vậy mà ông Khôi nỗ lực liên tục, lên tiếng về phong trào Macxit chính thống này, không ngưng nghỉ.

 

Để đối phó với những người Stalinien, ngay trong hàng ngũ Đệ 4 Quốc tế cũng có đã có sự phân ly. Max Shachtman chả hạn, đòi chống cả Nga-Xoviet vì căm thù Stalin, điều đó, đã đưa đến sự đoạn tuyệt với Trotsky, là rạn nứt lớn nhất…Nhắc lại chuyện này với tôi, ông chỉ phát biểu, “Anh Shachtman có điều đã không bao giờ hiểu nổi, là Trotsky dù bị Stalin vu khống, còn giết cả nhà Trotsky, nhưng Trotsky chỉ giữ quyền phê bình đường lối Stalinien, mà vẫn bảo vệ thành quả cách mạng Nga trước sự tấn công của Đế quốc!”. Trong hàng ngũ Đệ 4 Việt Nam cũng thế, cũng có người đòi chống Đảng Cộng Sản Stalinien đến cùng (vì Đảng này đã giết hại Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm cùng hàng trăm chiến sĩ Trotskyist khac), những người như thế đã bác bẻ gay gắt ý kiến của ông Khôi. Thế mà ông vẫn ôn tồn, “Chúng ta nên có ý kiến khác nhau, nhưng không vì thế mà đoạn tuyệt nhau! “

 

Thế còn những người Quốc Gia chống-Cộng thì sao?”. Tôi hỏi, “…Đối phó thế nào?”. Ông trả lời, “Chúng ta làm cách mạng cho cả họ nữa, nếu họ hiểu ra là Tư sản cũng không phục vụ quyền lợi cho tiểu tư sản bao giờ.”

 

Ông quê quán ở Nam Định, đã cư ngụ cùng khu nhà với các lãnh tụ (sau này) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng gia đình ông chỉ muốn ông thôi học, về quê, trông nom cơ nghiệp, đã rắp ranh cưới vợ cho ông…Vì thế ông tình nguyện, đi sang Pháp. “Nếu không đi”, ông cười, “Biết đâu tôi đã chẳng theo các ông Đặng Xuân Khu, Lê Duẩn…”. Tiếc là khi trực tiếp nghe lời tâm sự về thời thanh niên ông kể, tôi đã không nghĩ đến chuyện ghi chép chi tiết, vì nếu có, sẽ cùng các bạn khác khai thác được rất nhiều chuyện thú vị.

 

Nhưng, điều thú vị nhất đối với ông, làm chính ông nhắc lại đến 2 lần, vẻ mặt sáng rỡ, là, “Rất hãnh diện Việt Nam đã có phong trào Đệ Tứ !” Và, “Lần đầu tiên trên thế giới mà Đệ 3 và Đệ 4 đã hợp tác, chỉ có ở Việt Nam”; “Cũng như phong trào Công Binh tại Pháp (trên 2 chục ngàn người) là phong trào do Đệ Tứ tổ chức, đã hoạt động hữu hiệu”. Và, “Tổ chức Đệ Tứ Quốc tế Việt Nam đã linh động, không nhờ cậy một ai, mà lớn nhất thế giới trong Phong trào Giải Thực (Giải ách Thực dân – từ ngữ thập niên ‘40)”. Lại nữa, “Đã chiến đấu giành Độc lập, dám chống trả Đế quốc Pháp lẫn Mỹ…có tiếng vang to lớn, so với Nam Dương, Thái, Tích Lan, Miến, Trung Quốc…Tất nhiên, so cả với Nga Xô nữa!”

 

Ông quen biết nhiều thành phần, bạn nói tiếng Pháp đã đành, bạn Việt trẻ già gì cũng lắm…(Ông Khôi già yếu, cả chục năm nay chỉ ngồi nhà, sao mà quen biết nhiều thế?). Thế nào cũng sẽ có người viết kỷ niệm về ông. Tôi không muốn là một trong những người đầu tiên. Sở dĩ có bài viết này, vì sau 1 tuần ở Việt Nam gặp nhà văn Nhật Tuấn, khi trở lại Hoa Kỳ, chúng tôi nói chuyện qua phone…Lúc nhắc tới đám tang ông Khôi, thì tác gỉa “Đi Về Nơi Hoang Dã” vừa cười, vừa la, vừa hét trong ống nói rằng, “Tơ-rốt-kít bị vùi dập thế, chẳng mấy người biết đầu đuôi, nay ông Hoàng Khoa Khôi vừa qua đời…,” sao mà, “…Còn sợ gì?...Mà không lên tiếng đôi lời?”.

 

Anh Nhật Tuấn có lẽ là người cuối cùng mà ông Khôi kết bạn, tôi nghĩ thế, trước khi ông từ giã cõi đời vài tháng. Hai người dù chưa gặp mặt, chỉ mới tiếp xúc qua phone, nhưng anh lại là chứng nhân cho suy nghĩ của tôi, cho tôi thấy lý do nào ông Khôi được nhiều người, thuộc nhiều thành phần qúy mến: Khi tôi đề nghị ông gửi sách cho Nhật Tuấn, ông tỏ ý rất vui mừng (có lẽ niềm vui lớn nhất cua ông mà tôi được biết, là mỗi khi có ai muốn đọc sách của Tủ Sách Nghiên Cứu), và sốt sắng đòi gửi lập tức…Nhưng ngay sau đó, ông cứ hỏi đi hỏi lại, và băn khoăn mãi…là,

 

“Liệu gửi sách, anh ấy ...có bị làm phiền không?”

 

***

 

Tôi cho rằng, tận đáy lòng, ông bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước khi làm bất cứ việc gì…

 

Và phải chăng, đó chính là lý do làm cho bất cứ ai đã từng tiếp xúc với ông, cũng đem lòng qúy mến?

 

Tháng 4 năm 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106251)
N hững lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 101313)
K hi bố tôi rời bỏ gia đình đi tìm một cuộc sống mới, tôi còn quá nhỏ để hiểu điều gì vừa xảy ra. Tôi không nhớ được mẹ tôi có buồn nhiều không, có khóc nhiều không? Tôi chỉ nhớ mẹ tôi nói với tôi rằng bố tôi sẽ không bao giờ về nữa. Tôi không hiểu vì sao mẹ tôi nói thế. Tôi hỏi lại thì mẹ tôi trả lời : “ lớn lên con sẽ hiểu ”.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94470)
T ôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồi nghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông , để rồi ngày mai lại phải xa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lại Saigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả một thời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97154)
...T hoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền... 
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 91265)
... C hung quanh tôi là ngôn ngữ Việt, thứ ngôn ngữ hào hùng như những lời ca vang vang trên loa công viên. Sân khấu lộ thiên tỏa sáng [...] Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương... [...] Núi đồi Bataan ngàn đời câm lặng, đã mở ra đón những người tỵ nạn xa lạ.
11 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85902)
Ai nghe thấy tên thành phố Seattle đều ngán về cái mưa dai dẳng, một năm gần sáu tháng trời. Biểu tượng của Seattle là một người cầm dù. Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc Anh có về gọi nắng đến cho em…( Trần Mộng Tú) Vậy mà chúng tôi đã ở thành phố Seattle gần 36 năm trời .
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91313)
C on gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua. Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều người đến đón nghe. Chúng tôi không phải Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao Thừa trong đêm trừ tịch.
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89271)
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở đây...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 98700)
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81634)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.