- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Buổi Chiều Đầu Năm Với Nhà Văn Nguyễn Văn Xuân

25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 24995)

w-pdf-hl95final3-final5pdf-100-267_0_300x130_1Hai chúng tôi chạy vòng vo quanh thành phố Biển. Đà Nẵng quê tôi những ngày Tết thật êm ả và ấm áp. Sự im lặng của phố cùng nguồn nắng mới, hoa lá đầu năm, có chút se lạnh, lòng tôi cảm thấy tươi vui. Một người bạn học của tôi, anh Hồng Minh, một nhà thơ sinh tại Đà Nẵng, là người làm báo. Anh có dịp đến đến Đức theo lời mời của Viện Goethe-institut nói về thơ trẻ và du lịch châu Âu sang Paris trong chuyến đi đó. Rồi được gặp nhà văn Phan Huy Đường, nhà phê bình Thụy Khuê đã luôn nhắc đến ông, một cựu giáo sư Quảng Nam, họ đã nhìn nhận con người nầy, một cách đáng quý trọng, về sự thầm lặng trong quan điểm, sâu sắc trong nghiên cứu. Anh bảo: " không có thời gian để có thể tìm ra những bức thư giữa Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân trao đổi.. Và nếu có là tư liệu đáng quý..". Hay dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã có dịp về Việt Nam, đến Đà Nẵng thắp hương nhà thờ cụ Phan Châu Trinh và thăm gia đình học giả Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn Tiến Văn đã nhận định: "Nguyễn Văn Xuân đã thực sự là "nhân vật sống" của Quảng Nam Đà Nẵng, là nhà văn có tiểu thuyết " Bão rừng" rất giá trị tại miền Trung nầy, người chính kiến trong khảo cứu, nghiên cứu trên mảnh đất xứ Quảng từ Pháp cho đến thời đại hôm nay."

 

Từ con hẻm nằm trên đường Thái Phiên, chạy thẳng đến căn nhà cuối chót. Đến ngôi nhà Nguyễn Văn Xuân ngày đầu năm, tôi có cảm giác bùi ngùi, điều gì lạ lẫm cho vị học giả nầy. Ông tươi cười cho tôi cảm giác Nguyễn Văn Xuân vẫn minh mẫn như ngày nào, cười vui vẻ tưởng chừng đang ngồi " trà dư tửu hậu" cùng nhiều thế hệ học trò là Trần Trung Sáng, Đặng Ngọc Khoa, Lê Văn Thọ... hay vài nhà thơ miền xa xứ mỗi lần ghé qua thăm hỏi... ở tại quán cóc cà phê luận bàn về văn hóa xứ Quảng. Tôi vẫn thích đọc Nguyễn Văn Xuân viết về Quảng Nam Đà Nẵng, cái rành mạch càng đọc càng thấy lên tính giản dị của những tên gọi Đà Nẵng, từng buổi thay da đổi thịt, từng thời kỳ, mọi kiến thức về con người xứ Quảng Nam. Ông viết về Quảng Nam thật tinh tế vì ông đã sống và chứng kiến bao thời cuộc đi qua. Ông có rất nhiều học trò. Cái tên "thầy Xuân" đã quen thuộc với bao nhiêu thế hệ của học trò xứ Quảng.

Ngày Tết, tôi lặng lẽ nhìn vào ngôi nhà ủ màu vôi cũ cùng những khoảng u tối, bề bộn về hoàn cảnh đáng buồn của gia đình ông. Tôi thấy xót xa, khi ông bây giờ lại phải ngồi trên xe lăn, hai chân liệt, chỉ còn có đôi tay và khuôn mặt ốm o ở tuổi già. Ông cười rất tươi, bộ râu bạc trắng hôm nào ông đã cạo đi để đón Tết Bính Tuất 2006. Trông dáng vẻ ông thật là bình dị. Hồng Minh gửi tặng tờ báo Doanh nghiệp Chủ Nhật, trong đó có bài "Paris một thoáng Nguyễn Văn Xuân". Ông đọc thật tỉnh táo mà không cần đeo kính mắt. Cả hai chúng tôi đều ngạc nhiên. Tôi nói: "Dạ, thầy Xuân đôi mắt còn tốt quá!". Ông cười vui vẻ: "Ời, kệ, ông trời cho mình cái chi mình nhờ". Tôi thấy nụ cười buổi đầu năm của ông vui vẻ, chứa bao niềm yêu thương. Ông ngồi dựa trên xe lăn, ngậm ngùi đọc thật kỹ từng chữ và khen: "Bài nầy viết hay. Bây giờ xã hội cần những người trẻ như các cậu..." Lúc ấy, một cô sinh viên ở trọ nhà ông nói vọng ra: "Ông ơi, cháu làm con dâu ông nghe... hì hì." Ông vừa cười vừa trả lời: "Ra đây nắm cái tay coi thử làm dâu được không?" Chúng tôi cùng cười ồ lên. Bỗng nhiên tôi nhớ về những ngày ông còn khỏe biết chừng nào. Ông bảo từ mấy năm nay, vợ ông sống nhờ vào số tiền cho sinh viên thuê ở trọ. Anh con trai ông thì cười thật hiền. Anh thương cha và mỗi sáng mỗi chiều, vẫn đẩy chiếc xe lăn cho ông lên xuống giữa những con đường Bạch Đằng, Thái Phiên, Phan Châu Trinh để đợi cơn gió mát hay ngắm nắng úa tàn. Thỉnh thoảng, anh đưa ông đi chơi hay thăm vài người bạn già của ông.

 

Tôi không là học trò vị học giả Nguyễn Văn Xuân, chỉ là con cháu nhưng gặp những anh em văn sĩ vẫn thường hỏi đến ông. Hầu hết là học trò, đặc biệt những người lớn tuổi cô chú trong gia đình tôi đều là học trò của ông. Tôi vẫn thích ông đọc câu ca dao : "Bên ni Hàn ngó sang bên kia Hà Thân nước xanh như tàu lá; Bên kia Hà Thân ngó về bên ni Hàn phố xá nghênh ngang. Từ ngày Tây lại cửa Hàn, Đào sông Cầu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu, dặn lòng ai dỗ đừng xiêu. Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau". Hay ông viết trong tập kỷ niệm 50 năm trường Phan Thanh Giản những tiêu chỉ mà thế hệ trẻ ngày nay cũng cần ghi nhớ, về việc học hành đậu để làm gì? Cần có những giai thọai để bạn trẻ ngày nay phấn trấn hơn trong việc học hành. Chúng ta học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, được lưu danh là điều đáng quý và trân trọng. Chuyện " lục phụng bất tề phi" là thí dụ. Có lẽ ông còn nhiều bao điều để nói trong tư chất là nhà văn, học giả Quảng Nam học. Tôi nghĩ rằng mảnh đất quê hương tôi đã sinh ra rất nhiều nhà văn. Nhưng, nhà văn Nguyễn Văn Xuân có lẽ chỉ có một. Ông đặc biệt vì ông sinh ra, lớn lên nơi xứ Quảng, nói giọng chính Quảng, viết, và nghiên cứu về xứ Quảng.

 

Rồi Đà Nẵng lại mỗi độ chiều về, vẫn là chiếc xe lăn với người ngồi tay cầm cuốn sách, một cái trán cao và đôi mắt sáng ngắm nhìn những góc phố thân quen nơi từng vòm tuổi đã đi qua. Tôi không biết ông nghĩ gì về Đà Nẵng hôm nay và tương lai. Ông đã không còn khỏe để nói cho những người trẻ như tôi hiểu biết thêm về văn hóa Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuổi đời ông đã cao, sức khỏe ông đã yếu.

 

Tôi vẫn trông thấy ở nẻo đường xa, dáng con trai ông cặm cụi đẩy chiếc xe lăn đi về trên tuyến đường quen thuộc của ông. Mọi người vẫn xót xa... và có lẽ không thể không nhắc đến nhà văn, nhà học giả Nguyễn Văn Xuân khi nói về xứ Quảng yêu thương.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 96024)
LTS: Nguyễn Hạnh Nguyên sinh năm 1985, tốt nghiệp thạc sĩ khoa học ngành Ngữ Văn. Hiện sống và làm việc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Năm mới, bài viết mới lần đầu đăng ở trang mạng Hợp Lưu như một món quà xuân gởi đến quí văn hữu và bạn đọc đầu năm Tân Mão 2011. TCHL
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103485)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91527)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91028)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 28673)
Chữ là thứ những người viết chúng tôi vầy vò hàng ngày. Nhà văn Hồ Đình Nghiêm dùng chữ "vọc". Viết văn, làm thơ là công việc "vọc chữ"! Nghe ra như trò chơi của con trẻ. Ngẫm ra thì đúng là một trò chơi. Ngẫm vào thì trò chơi này quả là mệt.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100200)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 27790)
Có những lúc ngồi viết bài tôi bỗng thấy cần Kỳ. Ngày trước (cũng chỉ bảy tháng nay chứ mấy, nghe sao mà xa xôi!), ngồi nơi bàn computer, tôi biết chỉ cách tôi vài cây số đường chim bay, Kỳ cũng ôm chiếc máy kềnh càng của anh, có gì cần hỏi về nhạc, tôi nhấc phôn đã có Kỳ ngay đầu dây. Nhà tôi cũng như nhà Kỳ đều có máy ghi số phôn gọi đến. Dứt hồi chuông, giọng ấm áp của Kỳ đã nhanh nhẹn hỏi: "Anh Song Thao, khỏe không anh?". Thường thì sau câu chào hỏi đó chúng tôi đi ngay vào chuyện muốn hỏi.
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 28377)
Trên đường dẫn tôi đi thăm Honfleur, một thành phố hải cảng trong vùng Normandy còn giữ được nhiều kiến trúc từ thời Trung cổ vô cùng bắt mắt đối với một người yêu kiến trúc và ham chụp hình như tôi...
10 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 89206)
Trong giòng thơ Việt Nam ở thiên niên kỷ 20, thơ Hoàng Cầm là những giọt nước trong veo nhưng mặn chát vị đắng, vị của thuốc mang tên Hoàng Cầm.
08 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 110201)
Con chào đời vào một ngày mùa đông lạnh buốt. Tháng Mười Hai xao xác gió. Những chiếc lá úa chạy loanh quanh trên đường. Gió lùa qua khe cửa, muốn len lỏi vào không gian ấm áp của căn phòng bệnh viện, nơi mẹ vừa sinh con.