- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Buổi Chiều Đầu Năm Với Nhà Văn Nguyễn Văn Xuân

25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 24974)

w-pdf-hl95final3-final5pdf-100-267_0_300x130_1Hai chúng tôi chạy vòng vo quanh thành phố Biển. Đà Nẵng quê tôi những ngày Tết thật êm ả và ấm áp. Sự im lặng của phố cùng nguồn nắng mới, hoa lá đầu năm, có chút se lạnh, lòng tôi cảm thấy tươi vui. Một người bạn học của tôi, anh Hồng Minh, một nhà thơ sinh tại Đà Nẵng, là người làm báo. Anh có dịp đến đến Đức theo lời mời của Viện Goethe-institut nói về thơ trẻ và du lịch châu Âu sang Paris trong chuyến đi đó. Rồi được gặp nhà văn Phan Huy Đường, nhà phê bình Thụy Khuê đã luôn nhắc đến ông, một cựu giáo sư Quảng Nam, họ đã nhìn nhận con người nầy, một cách đáng quý trọng, về sự thầm lặng trong quan điểm, sâu sắc trong nghiên cứu. Anh bảo: " không có thời gian để có thể tìm ra những bức thư giữa Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân trao đổi.. Và nếu có là tư liệu đáng quý..". Hay dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã có dịp về Việt Nam, đến Đà Nẵng thắp hương nhà thờ cụ Phan Châu Trinh và thăm gia đình học giả Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn Tiến Văn đã nhận định: "Nguyễn Văn Xuân đã thực sự là "nhân vật sống" của Quảng Nam Đà Nẵng, là nhà văn có tiểu thuyết " Bão rừng" rất giá trị tại miền Trung nầy, người chính kiến trong khảo cứu, nghiên cứu trên mảnh đất xứ Quảng từ Pháp cho đến thời đại hôm nay."

 

Từ con hẻm nằm trên đường Thái Phiên, chạy thẳng đến căn nhà cuối chót. Đến ngôi nhà Nguyễn Văn Xuân ngày đầu năm, tôi có cảm giác bùi ngùi, điều gì lạ lẫm cho vị học giả nầy. Ông tươi cười cho tôi cảm giác Nguyễn Văn Xuân vẫn minh mẫn như ngày nào, cười vui vẻ tưởng chừng đang ngồi " trà dư tửu hậu" cùng nhiều thế hệ học trò là Trần Trung Sáng, Đặng Ngọc Khoa, Lê Văn Thọ... hay vài nhà thơ miền xa xứ mỗi lần ghé qua thăm hỏi... ở tại quán cóc cà phê luận bàn về văn hóa xứ Quảng. Tôi vẫn thích đọc Nguyễn Văn Xuân viết về Quảng Nam Đà Nẵng, cái rành mạch càng đọc càng thấy lên tính giản dị của những tên gọi Đà Nẵng, từng buổi thay da đổi thịt, từng thời kỳ, mọi kiến thức về con người xứ Quảng Nam. Ông viết về Quảng Nam thật tinh tế vì ông đã sống và chứng kiến bao thời cuộc đi qua. Ông có rất nhiều học trò. Cái tên "thầy Xuân" đã quen thuộc với bao nhiêu thế hệ của học trò xứ Quảng.

Ngày Tết, tôi lặng lẽ nhìn vào ngôi nhà ủ màu vôi cũ cùng những khoảng u tối, bề bộn về hoàn cảnh đáng buồn của gia đình ông. Tôi thấy xót xa, khi ông bây giờ lại phải ngồi trên xe lăn, hai chân liệt, chỉ còn có đôi tay và khuôn mặt ốm o ở tuổi già. Ông cười rất tươi, bộ râu bạc trắng hôm nào ông đã cạo đi để đón Tết Bính Tuất 2006. Trông dáng vẻ ông thật là bình dị. Hồng Minh gửi tặng tờ báo Doanh nghiệp Chủ Nhật, trong đó có bài "Paris một thoáng Nguyễn Văn Xuân". Ông đọc thật tỉnh táo mà không cần đeo kính mắt. Cả hai chúng tôi đều ngạc nhiên. Tôi nói: "Dạ, thầy Xuân đôi mắt còn tốt quá!". Ông cười vui vẻ: "Ời, kệ, ông trời cho mình cái chi mình nhờ". Tôi thấy nụ cười buổi đầu năm của ông vui vẻ, chứa bao niềm yêu thương. Ông ngồi dựa trên xe lăn, ngậm ngùi đọc thật kỹ từng chữ và khen: "Bài nầy viết hay. Bây giờ xã hội cần những người trẻ như các cậu..." Lúc ấy, một cô sinh viên ở trọ nhà ông nói vọng ra: "Ông ơi, cháu làm con dâu ông nghe... hì hì." Ông vừa cười vừa trả lời: "Ra đây nắm cái tay coi thử làm dâu được không?" Chúng tôi cùng cười ồ lên. Bỗng nhiên tôi nhớ về những ngày ông còn khỏe biết chừng nào. Ông bảo từ mấy năm nay, vợ ông sống nhờ vào số tiền cho sinh viên thuê ở trọ. Anh con trai ông thì cười thật hiền. Anh thương cha và mỗi sáng mỗi chiều, vẫn đẩy chiếc xe lăn cho ông lên xuống giữa những con đường Bạch Đằng, Thái Phiên, Phan Châu Trinh để đợi cơn gió mát hay ngắm nắng úa tàn. Thỉnh thoảng, anh đưa ông đi chơi hay thăm vài người bạn già của ông.

 

Tôi không là học trò vị học giả Nguyễn Văn Xuân, chỉ là con cháu nhưng gặp những anh em văn sĩ vẫn thường hỏi đến ông. Hầu hết là học trò, đặc biệt những người lớn tuổi cô chú trong gia đình tôi đều là học trò của ông. Tôi vẫn thích ông đọc câu ca dao : "Bên ni Hàn ngó sang bên kia Hà Thân nước xanh như tàu lá; Bên kia Hà Thân ngó về bên ni Hàn phố xá nghênh ngang. Từ ngày Tây lại cửa Hàn, Đào sông Cầu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu, dặn lòng ai dỗ đừng xiêu. Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau". Hay ông viết trong tập kỷ niệm 50 năm trường Phan Thanh Giản những tiêu chỉ mà thế hệ trẻ ngày nay cũng cần ghi nhớ, về việc học hành đậu để làm gì? Cần có những giai thọai để bạn trẻ ngày nay phấn trấn hơn trong việc học hành. Chúng ta học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, được lưu danh là điều đáng quý và trân trọng. Chuyện " lục phụng bất tề phi" là thí dụ. Có lẽ ông còn nhiều bao điều để nói trong tư chất là nhà văn, học giả Quảng Nam học. Tôi nghĩ rằng mảnh đất quê hương tôi đã sinh ra rất nhiều nhà văn. Nhưng, nhà văn Nguyễn Văn Xuân có lẽ chỉ có một. Ông đặc biệt vì ông sinh ra, lớn lên nơi xứ Quảng, nói giọng chính Quảng, viết, và nghiên cứu về xứ Quảng.

 

Rồi Đà Nẵng lại mỗi độ chiều về, vẫn là chiếc xe lăn với người ngồi tay cầm cuốn sách, một cái trán cao và đôi mắt sáng ngắm nhìn những góc phố thân quen nơi từng vòm tuổi đã đi qua. Tôi không biết ông nghĩ gì về Đà Nẵng hôm nay và tương lai. Ông đã không còn khỏe để nói cho những người trẻ như tôi hiểu biết thêm về văn hóa Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuổi đời ông đã cao, sức khỏe ông đã yếu.

 

Tôi vẫn trông thấy ở nẻo đường xa, dáng con trai ông cặm cụi đẩy chiếc xe lăn đi về trên tuyến đường quen thuộc của ông. Mọi người vẫn xót xa... và có lẽ không thể không nhắc đến nhà văn, nhà học giả Nguyễn Văn Xuân khi nói về xứ Quảng yêu thương.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 20161:28 CH(Xem: 28379)
Năm 1964, lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ Chí Đại Trường, sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ Đức để về trường Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh Quân y. Cùng thời gian này anh học cao học, chuẩn bị lấy bằng Thạc sĩ và đang sưu tập, nghiên cứu về tiền cổ. Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.
04 Tháng Tư 201612:59 SA(Xem: 30286)
Khi nghe tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường tạ thế ngày 24.3.2016 sau thời gian ngắn khoảng 5 tháng khi từ Mỹ quay về sống những ngày cuối đời tại Việt Nam với di nguyện được gởi nắm tro tàn bên cạnh mẹ ở quê hương. Ở tuổi đời 81, độc thân và với những công trình nghiên cứu không những về mảng lịch sử gần như bị lãng quên mà còn là người giải mã những giá trị văn hóa tâm linh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
08 Tháng Hai 20162:49 CH(Xem: 33059)
Nhiều hơn một người bạn ngoại quốc từng hỏi tôi: “Tại sao đã gần 30 năm qua, người Việt vẫn chưa thề hòa giải, đoàn kết dân tộc, hầu hiện đại hóa xứ xở, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, đủ sức chung vai thích cánh với thế giới?” Gần ba mươi năm nghiên cứu sử học, chín năm vào ngành luật học, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời. Chuyến du khảo tại Việt Nam từ tháng 11/2004 giúp tôi thêm can đảm để mạo muội đưa ra những suy nghĩ đã âm thầm triển khai trong tâm tư nhiều thập niên.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27493)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31362)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 34305)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 34705)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33800)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
28 Tháng Tám 201511:15 CH(Xem: 40915)
Mùa Thu, năm 1994, chúng tôi trở lại Hà-nội sau 40 năm xa cách. Một trong mục đích của chuyến đi này là đề gặp ông Nguyễn Hữu Đang, người đứng đầu trong nhóm Nhân Văn, sau khi đọc bài của Phùng Quán viết về chuyến đi thăm ông. Ông đã bị giam tại trại Cổng Trời gần 20 năm, đến đó là chỉ chờ chết, khó có thể trở về được.
27 Tháng Tám 20158:59 SA(Xem: 33884)
Năm 1972, Nguyễn Bắc Sơn in tập thơ “ Chiến tranh Việt nam và tôi”, lập tức được giới văn nghệ và đặc biệt lính chiến sài gòn yêu thích vì lối viết phóng túng, giang hồ ...