- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Huỳnh Lê Nhật Tấn: Gió Núi

22 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 23919)

gionui

Viết từ Tây Nguyên

Từ Quảng Nam chạy dài con đường mòn Hồ Chí Minh trên trực chỉ quốc lộ. Gió hướng tây thổi tung đầu tóc. Ở Ngã đèo Lò Xo uốn lượn cong vút, bao phủ quanh thảo nguyên xanh. Những hàng cây lô nhô cứ nhịp dần, mang đầy âm hưởng xanh màu núi đất. Đó là buổi chiều khá ấn tượng. Tia nắng tỏa rộng hoà hơi thở của gió thổi trên đỉnh đầu ửng màu vàng vọt ở từng ngọn cây đại ngàn, xếp hàng thắp từng lớp tuổi. Dừng lại thôi! một khe suối chảy rốc rách trông như mái tóc trắng xõa. Hai tay lữ khách rữa tung lên khuôn mặt đang mõi mệt, uống vài ngụm nước suối trong chụp tấm hình kỷ niệm chơi trên đồi hoang vu. Tôi cảm tưởng cuộc hành trình về với Tây Nguyên mừng lễ đón bằng của Unesco, nhuộm thắm sắc mầu không gian Cồng Chiêng sống động, đã khơi dậy trong lòng tôi ngọn lửa Cao Nguyên ngàn đời quyến rũ.

Chiếc xe tải chở đầy viên gạch đỏ, rẽ phải đến ngôi làng Đắk Man bé nhỏ với hàng trăm hộ dân tộc Giẻ triêng sinh sống. Mọi người buôn làng từ già đến trẻ náo nức ùa ra, súm lại tải từng viên gạch xuống sân làng. Tôi hỏi Y Hồng cô bé cho hay: “ Dân làng Vui , nhà nước có chính sách 134 cho mỗi nhà 6 triệu xây nhà nhưng không có đủ đâu, bán trâu bò thêm vào..” . Những chàng trai từ trong nhà chạy ùa mời tôi từng ly rượu cần thơm thảo “ Này không có gì mới anh? Chút rượu cần với dân làng.”. Một cán bộ xã Đắk Man mời tôi vào nhà. Căn nhà anh u tối léo lên chút ánh sáng từ nơi mé cửa gỗ ủ mốc. Ông nguyên là người lính thăm gia chiến trận mùa xuân 1968. Sau khi hòa bình anh làm đủ nghề. Đến năm 1983 anh quyết định sống với bản làng. Anh Y Bưc thanh niên làng Đắc Man bảo dân làng quý anh lắm. Cái gì mà Y Vinh không biết? Anh ta kể cho tôi nghe về phong tục lễ cưởi hỏi vợ của làng. Mỗi khi có tiệc cưới cả làng vui hát múa ố Đám bên nhà trai thì mổ heo bò, lợn làm tiệc chiêu đãi. Còn nhà gái thì chặt củi từ 100 ố 200 bó củi. Nếu củi nhiều nhà trai gửi quà bánh trái, hoa quả cho bên nhà gái để gửi lại những người phụ giúp họ chặt bó củi. Từ trước sân nhà Trai, Ông ta vội chỉ những bó củi trông ngộ. Nó phơi giữa nắng sớm chiều mưa cho đến khi khô ráo, chúng toe đầu ra như đám hoa rêu biển thật đẹp. Chia tay buôn làng Đắc man những em bé chạy ra đứng ngóng nhìn. Chúng úp mặt trên ô cửa e thẹn rồi chạy nhảy, chiếc xe chạy xa dần về phía trước vẫn còn là núi đồi. Con đường vút dài đang đợi tôi đến trong tâm cảm khó quên.

Bầu trời nắng đã tắt hẳn, ánh sáng nhạt dần đến bụi bờ của núi đồi. Trên miền dốc nhiều phụ nữ, thỉnh thoảng vai đứa trẻ còng lưng bế bồng em. Có lẽ họ bộ hành về nhà cho ngày làm việc đồng án trên rừng hay dưới ngọn đồi xanh. Bỗng tôi rơi vào miền ký ức nhớ tiếng suối reo, tiếng ù của làn gió trên triền đồi hoang dại, nhớ về đôi mắt đen to của Thủy là người bạn tôi thời còn là sinh viên học ở Sài Gòn. Em kể tôi nghe chuyện về đàn Voi rừng gầm gừ nghe hung tợn. Ngày ấy tôi chưa được đến miền quê em, chỉ cảm giác nhìn vào đôi mắt em có chút hoang dại và sâu thẳm. Tôi hiểu phần nào về các điệu múa Xoang /chim grữ, chuyện về ngôi nhà mồ, lễ tiễn đưa người chết và làm lễ bỏ mã, về tuổi thơ em chỉ biết núi rừng bạt ngàn, xa lạ khác giữa phố thị ối ôi là người. Bây giớ tôi mới hiểu em nhiều hơn.

Đoạn đường dài thông suốt, đến với trung tâm phố xá Pleiku ố Gia lai, là về với Thành thị quen thuộc. Tôi đứng trên sân vận động Gia lai trước khi hoàng hôn xuống từ đỉnh núi. Khung cảnh sân cỏ rực đủ màu áo, trang phục anh em dân tộc Tây Nguyên trông vọng dã lạ thường. Những điệu múa uyển chuyển và sôi động. Tiếng hát hò ca vang tạ đất trời cứ hòa ẩn làn âm thanh của Công Chiêng ngân vang.Từng miền tộc thổi tiếng kèn nghe ù o trầm ấm. Tôi hình dung ra rõ sắc thái nghệ thuật Cồng Chiêng của từng dân tộc Tây Nguyên như: : Bà Nà (13 Cồng Chiêng) ố Ê Đê (9 Cồng Chiêng) ố Mạ (Cồng Chiêng)àHọ say mê diễn tấu rung chạm, ngân gọi độc tấu nơi âm sắc của Cồng Chiêng mang theo từng lễ hội. Tiếng trống hùng hồn, người trẻ già tròn vòng tiếp bước, cô gái Ba Na múa dịu dàng, trên đôi tay xoè ra, vũ lên một sức sống như mầm xanh vươn lên, đôi chân các nàng chắc khỏe rộng mở hướng đến đất trời. Ước gì tôi đến với buôn làng vào dịp hội làng hơn là tái diễn lại. Anh I-Bun trưởng đoàn lễ hội dân tôc Ê-Đê cảm xúc: “ I-Bun vui lắm chứ . Vì có ngày lễ các anh em dân tộc đoàn kết giao lưu, điều đáng lo là ở buôn làng vì nghèo họ bán đi Cồng Chiêng lâu đời. Bây giờ nó là di sản nhà nước nên bảo tồn và gìn giữ nên tìm mua lại..” Trên sân vận động hàng chục camera “bốp” du khách chụp kỷ niệm với các già làng, em bé nhỏ nhiều dân tộc khác nhau. Tiếng nói đâu đó của những người bạn vọng lại từ những chàng phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia cả nước đã ngậm ngùi bảo nhau: “ Sáng nay lên buôn làng , dạo này đang bị phá cách qua hà , mấy ông tranh thủ mà chụp - khẻo nó trụi hết sẽ trở thành những ngôi nhà xi măng.”

Gia Lai một màn đêm; miên man phố xa đông vui, khách sạn không có chỗ ở. Nếu không đăng ký trước từ những ngôi nhà trọ bình dân sẽ hết phòngàTừ sớm tôi tranh thủ thức dậy lang thang vào từng khu phố chợ Pleiku. Mới biết là mỗi buôn làng chi dâm vài cây số đường là đến phố, từng đoàn người dân tôc Bana, Ê-Đê, trên lưng họ là chiếc Gùi đựng đầy rau quả và ngô hái trên nương rẫy bày ra bán khắp chợ , người mua kẻ bán nhộn nhịp cho ngày mới bắt đầu ở Pleiku. Tôi nghe từng giọng cô gái Pleiku thật thà nghe lờ lợ. Làm sao mà tôi quên được những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi Pleiku. Không quên khám phá ố tôi chạy ngược về thị xã Koutum, mới thấy hai bên con đường phía vào làng ve, làng Tuyết thuộc xã Đắk Tờ Ver vài nhà lại xen nhau mọc lên những ngôi nhà mới ngói đỏ âu, thậm chí ngôi nhà Rông các trục đều đúc bằng bê tông, mái lại là những tấm tôn trắng đang gĩ màu nâu trông thật buồn cười. Khi phải nghe cái câu chúng ta phải bảo tồn văn hóa dân tộc. Tôi hỏi người dân buôn làng, họ bảo nếu làm đúng quy cách nhà Rông lại tốn tiến hơn, cũng có nhiều hộ trong làng vẫn thích muốn có nhà xi măng vững chắc hơn. Anh bạn tôi bảo” Tại sao không giữ xây đúng quy cách văn hóa lâu đời của họ, làm khan trang lại, trâu bò, heo gà.. cho ra sau vườnàCòn Già làng Phưn thuộc làng Pleirơwắr ố xã Aichim mong muốn nói: “ mong nhà nước cho dân làng có con đường tốt, ở làng cũng hòa nhập dần với người Kinh, con gái tắm giật ở giọt nước thấy con trai là biết thẹn, nên tụi mình chia là hai giọt, giọt nữ và giọt nam.

Bên dòng sông Đắckơwa nhìn hướng lên sườn đồi dưới là dòng nước im phẳng, là chốn “ Giọt nước” quý báu của Làng. Tôi nhớ đã chia tay từng buôn làng của phố núi Pleiku. Kutum, Gia Lai. Hình như chiếc khăn Brơng Brốt đi đâu vẫn gặp, anh em dân tộc người dân tộc Tây nguyên luôn đeo vào thân mình. Họ bồng bế trẻ nhỏ tiện chẻ củi, nấu cơm rồi thuận tay việc đồng nương. Hay trên dốc đường đất đỏ, những con bò to khỏe kéo những chàng trai, cô gái trẻ, những em bé tóc vàng cháy, trên tay đôi tay luôn phiên bằng chiếc roi tre dài liên tiếp quắt trái phải về phía trước như sợi dây cương ngựa. Thỉnh thoảng vài xe máy phóng thật nhanh. Tôi thử suy nghĩ về cuộc sống nơi nầy - có lẽ cũng phải thay đổi dần không biết sẽ ra sao, khi thời đại mới đang hội nhập. Ví dụ Làng Koutum ố Kơ pơng lại có cuộc sống sôi động hơn ,biết chọn nghề đan sọt tre từ 15 năm nay rồi bỏ bán nơi chợ đầu mối để đựng rau quả. Mỗi người làm giỏi thu nhập từ 700/tháng. Hay các làng khác thì làm ngô, nuôi heo, đẽo tượng nhà mồà Cô giáo dạy trẻ Hồng Thắm trường Mần non Kơpơng tâm sự: “ Trẻ miền núi ngây ngô đáng thương lắm, nói gì cũng cười , cuộc sống ở đây còn nghèo, nhiều em không có áo quần để mặc, em phải thường xin mọi người và cho bé, rồi phải tập các em nói tiếng việt dần, nhiều em chưa nói được chúng nói tiếng Bana với nhau..” Nhìn vào ngôi trường mẫu giáo, chỉ một phòng nho nhỏ đơn sơ, đồ chơi thiếu thốn, các em áo quần lem luốt. Tôi sững người nhớ mãi câu nói ngượng ngại của cô bé Rưn, 8 tuổi tay ẩm em trai bằng chiếc khăn Brơng Brốt khi em trai đang khóc eo “ Anh ơi ố anh từ đâu đến vậy?”. Tôi bảo: “ Anh từ Đà Nẵng đến” Em nhìn tôi cười hì trong màu tóc nâu, khuôn mặt bé nhỏ đang thương biết làm sao: “ là ở đâu vậy.em không biết và đến đó...”

Vẫy tay chào phố núi cao Pleiku sương mù. Tôi trở về lại phố biển trong lòng khó quên, lòng sao buồn vời vợi cũng không hiểu vì sao, có lẽ lại nghe tiếng sóng biển dạt dào với con thuyền ra khơi. Rồi nghĩ về mảnh đất hình chữ S đang từng ngày phát triển thì cuộc sống con người đòi hỏi về nhu cầu về vật chất. Nhìn về con người miền núi, miền biển, nông thôn và thành thị so sánh không là điều đơn giản. điều gì cần thiết nhất cho anh em dân tộc Tây Nguyên. Chúng ta đang sống để tiếp diễn, để tồn tại khi sinh ra và lớn lên ở môi trường sống. Tôi cho rằng lễ hội đoàn kết cộng đồng người anh em Tây Nguyên là niềm vui lớn. Hãy tin vào chính sách cho miền đất Pleiku ố Gia lai hay Tây Nguyên hợp lý chắc chắn sẽ làm người du ngoạn chính kiện thực tế. Mong sao khi đến với miền núi đồi hoang dã giữa sự hùng vĩ tiếng Cồng Chiêng vang giữa đất trời đang từng ngày sẽ được định tiến phù hợp đi xa hơn. 

HUỲNH LÊ NHẬT TẤN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201911:38 SA(Xem: 21090)
Mảnh giấy không đề tên người nhận, cũng chẳng ký tên người viết, song tôi thuộc tuồng chữ của Thiện, cái tuồng chữ với những phụ âm d, đ, t, th, k, kh, vân vân... đâm thẳng lên trời và cao hơn bình thường như muốn nổi loạn, và những nguyên âm thấp, cam phận, tự nén. Bên dưới hai câu thơ là dòng chữ vỏn vẹn: "Nếu không đoán được ai là tác giả của hai câu thơ trên thì sẽ không về nữa."
20 Tháng Hai 20198:42 CH(Xem: 24013)
Hôm nay, một ngày đầu năm, nơi tôi ở trời lấm tấm mưa và sương mù còn giăng mắc mặc dù đã 10 giờ sáng. Có lẽ không hạnh phúc nào bằng ngồi trước lò sưởi với ly cà phê và vài cuốn sách -- chính xác thì phải nói là với mấy Web sites sách điện tử, hay e-book, trên cái iPad. Bằng hữu ở xa, giờ già cả cũng ít hoặc hết còn đi thăm nhau được. Ngoài trao đổi điện thư ngày một thưa thớt, chỉ còn cái thú làm bạn với sách. Thú thật chưa bao giờ tôi đọc sách báo nhiều như những lúc về sau này.
25 Tháng Giêng 20198:02 CH(Xem: 24945)
Từ Huế ra đến Quảng Trị mấy ngày đầu năm 2019 là những ngày ủ dột mưa. Sau bài viết: Đi tìm bức tượng Mẹ và Con, tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ở Hải ngoại. VOA 07.06.2018, tôi có ước muốn trở lại thăm Nhà thờ Đức Mẹ La Vang Quận Hải Lăng Quảng Trị, nơi đã từng có một quần thể tượng nghệ thuật tôn giáo của Giáo sư điêu khắc Lê Ngọc Huệ cùng đám môn sinh trong đó có Mai Chửng với chủ đề Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm Mân Côi. (3)
03 Tháng Giêng 201910:50 CH(Xem: 21102)
Đêm ấy, một đêm Giáng Sinh rất lạ, sau ngày giải phóng đất nước một năm.1976. Là đêm Giáng Sinh thứ ba, tính luôn cái năm tôi đi sư phạm xa nhà, tôi không còn cùng bát phố với lũ bạn ngoại đạo trong cái thành phố nhỏ nhoi yêu mến tôi đã sống; nhưng vẫn da diết nhớ Giáng Sinh với những chiếc xe hoa lấp lánh, diễn hành dưới màn mưa lạnh, quanh mấy con phố nhỏ; những cỗ xe luôn mang đến một không gian tượi mới và tràn trề hy vọng. Khi còn hy vọng, là người ta còn mơ ước. Khi còn mơ ước,là người ta còn tin yêu cuộc sống này.Và người ta luôn trông chờ điều đó.
04 Tháng Mười Hai 201811:05 CH(Xem: 22796)
Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.
11 Tháng Mười 201811:48 CH(Xem: 23827)
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt.
07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 24028)
Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.
13 Tháng Chín 20189:07 CH(Xem: 23666)
Sáng nay vừa ra khỏi ngân hàng, tôi ghé vào siêu thị mua tấm thiệp sinh nhật cho ba chồng. Dòng chữ được giác bạc ngoài tấm thiệp đề "For a great Dad..." đầy yêu thương, trân trọng. Vừa lúc đó tôi nhận được điện thoại từ chị gái. Linh cảm bất ổn vì lúc đó đã 10 giờ tối ở VN. Giọng chị hớt hãi "Yến ơi, Ba đi rồi...". Trên tay tôi vẫn cầm tấm thiệp. Vài giây trước đó khi đứng chọn tấm thiệp vừa ý nhất, tôi chợt nghĩ "Vì sao mình chưa bao giờ có được may mắn tặng cho ba mình tấm thiệp nào có nội dung như vậy. Vì sao ba mình không là một người great Dad như bao nhiêu người vẫn tự hào tặng thiệp cho ba họ trong ngày sinh nhật như chồng mình vẫn làm mỗi năm?".
24 Tháng Tám 20187:38 CH(Xem: 25839)
Tôi khởi viết những trang Nhật Ký Cuối Đời này, từ đầu năm 2016, sau ngày mẹ tôi từ trần tại Los Angeles, CA, ngày 27/11 Ất Mùi, tức Thứ Tư, 6/1/2016. Mẹ sinh ngày 7/3 Mậu Ngọ [7/4/1918], tại Phụng Viện thượng, Bình Giang, Hải Dương, thọ 99 tuổi ta. Cha tôi, sinh ngày 27/3 Mậu Ngọ [27/4/1918], mất sớm, ngày 8/3 Kỷ Mùi [4/4/1979], khi mới 62 tuổi, ở Sài Gòn. Khi gia đình ly tán—tôi lưu vong ra hải ngoại, anh trai tôi bị đưa ra bắc “cải tạo”—thuật ngữ tuyên truyền xảo quyệt của những người tự nhận Cộng Sản, dù chẳng hiểu Cộng Sản là gì, và trên thực chẩt, chỉ vẹt nhái theo Trung Cộng, vì Karl Marx và Friedrich Engels không hề nói đến góp chung tài sản, mà chỉ hoang tưởng ngợi ca một xã hội nguyên thủy công hữu [communism].
17 Tháng Bảy 20182:02 CH(Xem: 22817)
Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một “cuộc chiến” mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!