- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Rumi

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 27854)

Khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 ở Mĩ, tôi đang ngồi viết hồ sơ ở một góc phòng của khoa cấp cứu, Richmond hospital. Trên bàn làm việc của tôi ngoài các sách chuyên môn có một cuốn thơ của Rumi, bằng tiếng Anh. Tôi biết đến Rumi nhờ Coleman Barks, người dành trọn nửa cuộc đời mình để tìm hiểu nhà thơ lớn lao và bí ẩn này. Độc giả Mĩ cũng chỉ mới biết đến ông một cách rộng rãi vài năm trước đó, nhờ sự giới thiệu của Robert Bly. Chính nhà thơ Mĩ lừng danh R.Bly đã dẫn Coleman Barks đến trước đống bụi thời gian mù mịt phủ kín trang thơ .

Rumi sinh ngày 30 tháng 9 năm 1204 ở một xứ sở mà nay là quốc gia A Phú Hãn đầy chiến tranh, trong một gia đình trung lưu, có người cha là một nhà thần học nổi tiếng. Xứ sở ông hồi đó là một trong những trung tâm nghiên cứu lớn về đạo Hồi. Năm 1220, người Mông Cổ xâm lăng A Phú Hãn từ phương Bắc, thiêu hủy tất cả các thành quách và nền văn minh giàu có này. Rất may, gia đình Rumi đã rời quê trước đó vài năm, trên đường hành hương về đất thánh Mecca. Năm 1125, họ đến vùng Rum và định cư ở đó. Tên của Rumi có nghĩa là " kẻ đến từ Rum".

Năm 1244, khi Rumi đã nổi tiếng khắp nơi vì học vấn lỗi lạc của ông, một sự kiện đặc biệt xuất hiện. Một hôm, đang cưỡi lừa đi trên đường, ông bị chặn lại bởi một kẻ lạ mặt. Kẻ này đưa ra lời thách đố với những câu hỏi khó khăn. Cuộc trao đổi của Rumi và hắn kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, và như được Rumi kể lại về sau "Không ăn, không ngủ, không đếm xỉa gì đến những nhu cầu của con người". Trong giây phút lịch sử, hai thiên tài nhận ra nhau. Sau nhiều tháng làm đôi bạn tri kỷ, Shams, kẻ lạ mặt trong buổi hội ngộ đường làng nói trên, biến mất. Lòng đầy thương nhớ, Rumi nhận ra nguồn cảm hứng bất tận từ người bạn mới quen. Ông bắt đầu làm thơ và hát chúng lên giữa các bạn bè, đệ tử.

Thơ Rumi là tiếng hát của một tâm hồn lãng mạn.

Anh muốn tới nơi

Đôi chân trần em bước

Bởi vì trước mỗi bước chân

Có thể là: em đã nhìn xuống đất

 

Nhưng ông cũng nói nhiều đến nỗi đau của tình yêu.

Nỗi đau đến từ cảm giác thấy em kiêu hãnh, và nó mang em ra khỏi sự kiêu hành này

Đứa trẻ không thể nào được sinh ra ngoài cơn đau người mẹ

Lời của các bận tiên tri và các thánh là bà đỡ, nhưng em cần biết đau

Để trở thành một điều gì

Ông cũng dạy người khác cách chấp nhận sự thật và lòng bao dung

Chúng ta là bạn với những kẻ giết chúng ta

Kẻ cho chúng ta thấy được sống của biển khơi. Chúng ta

Yêu mến cái chết này. Chỉ có sự vô minh là nói

"Gác lại chuyện này đi, cho đến ngày hôm sau nữa

Đừng tránh lưỡi dao. Người bạn này

Có vẻ hung dữ, sẽ mang tâm hồn bạn

Đến những chân trời khác, mang con ác điểu của bạn

Lên đỉnh cao gió hú. Chúa Jesus lên thập giá

 

Thơ Rumi ngạt ngào sự tương thông giữa người và người, như tiếng thổi rì rào của gió trên thảo nguyên bao la

Điều gì được nói với một cánh hồng khiến nó mở ra, đã được

Nói thì thầm với tôi trong ngực

Điều gì đã được nói với cây thường xuân xanh biếc, làm cho

Nó trở thành dũng mãnh, đứng thẳng lên, đã được

Thì thầm kể lại với bụi hoa lài khiến cho hoa lài trở nên chính nó, điều gì

Làm cho cây mía ngọt ngào, điều gì

Đã được nói với cư dân của thị trấn Chigil ở Turkestan khiến họ

Trở nên đẹp đẽ, điều gì làm cho hoa lựu đỏ nở như một

Khuôn mặt người, giờ đây

Đang được nói với tôi. Tôi đỏ mặt lên. Điều gì làm cho ngôn ngữ tôi

Trở thành lưu loát, chính là điều này đây

Cửa của nhà kho lớn lao đang mở, lòng đầy biết ơn,

Tôi nhai một khúc mía đường

Lòng đầy tình yêu với kẻ mà mọi điều khác thuộc về.

 

Rumi nói nhiều đến sự đổi thay, sự cần thiết của đổi thay, và niềm đau bạn đành chấp nhận đã được lột vỏ mỗi ngày.

Ngày hôm qua trong một buổi họp tôi đã thấy

Tâm hồn tôi trong một chiếc lọ của một kẻ nào

Đang tìm cách đổ đầy

Mỗi người chọn cho mình một nỗi đau, điều sẽ

Thay đổi anh ta thành một chiếc bánh mì nướng

chín thơm lừng

 

Tình yêu thương đồng loại bàng bạc trong thơ của Rumi. Tâm hồn ông thật dịu dàng. Thơ Rumi là lời kêu gọi không khi nào cũ, mãi mãi trẻ trung giữa một thế giới đầy bạo lực.

Hãy nhìn một đứa trẻ một tuổi

Sự giận dữ bắt đầu khi bạn quá tự hào

Về mình. Hãy làm ta nhỏ lại. Hãy dùng

Sự coi thường của người khác, và tự nhìn lại mình, để thay đổi, giống như

Đám mây trong chuyện cổ dân gian biến thành

Con rắn… đôi khi mùi vị ngọt ngào làm bạn

Trở nên chua chát và tệ bạc.

Giữa một thế giới đầy nhiễu nhương loạn lạc, lắng nghe Rumi, ta như nghe được lời cảnh tỉnh của ông từ 800 năm trước.

Một đặc điểm của thơ Rumi là ông ít nói về cái tôi của mình. Tuy là thơ trữ tình, đây là một loại trữ tình phi cá tính. Chúng ta không biết nhiều về ông như một con người trong đời sống bình thường. Những câu thơ tha thiết và bay bổng của Rumi có sức mạnh nối kết những cá thể riêng biệt, làm cho con người trở nên gần gũi nhau, làm cho chúng ta hoà tan vào đất trời. Đọc thơ ông, ta thay đổi khi nào không biết, tâm hồn trở nên trong suốt như dòng suối róc rách chảy qua giữa những viên sỏi trắng, rũ bỏ và thanh sạch. Mặc dù ý tưởng về Thượng đế rất mạnh mẽ ở Rumi, ông không phải là một nhà truyền đạo theo nghĩa thông thường. Khác với những người cùng thời, thơ ông cũng không nhắc nhiều đến Thượng đế. Nếu có, Ngài hiện lên như một người bạn tâm tình.

Ông nói: "Tinh thần hòa lẫn với thế giới hiện thực mà kẻ mang cho, quà tặng và người nhận là một". Rumi kêu gọi tình thân ái, giống như tình bạn

Hãy ở lại bên nhau, các bạn

Đừng chia lìa, đừng ngủ

Tình bạn được tạo ra

Bằng sự tỉnh thức

Bánh xe đạp nước nhận nước rồi

sẽ trả lại. Và cho đi.

 

Rumi nhắc đi nhắc lại về sự sầu muộn và nỗi thống khổ của loài người. Chỉ có một tình yêu vững bền không điều kiện là cách duy nhất để chữa chạy . Nhưng hơn thế nữa, ông đòi hỏi ở chúng ta sự chấp nhận, thong thả, thanh thản, vững chãi, nhưng không cay đắng đối với bất công của số phận, sự đày ải, nỗi đau thể chất và tinh thần. Nuốt lấy nỗi đau, có phần hùng tráng, đi xuyên qua nó, tiêu hoá nó, như bóng tối, như trái cây chín tới, chuyển hoá chúng thành một phần của đời sống chúng ta

Sự buồn đau khủng khiếp

Của kiếp người. Hãy uống

Tất cả chúng đi. Nhưng một cách khác

 

Rumi cũng nói về cái chết. Ông kêu gọi chúng ta can đảm và chuẩn bị sự chờ đợi nó bằng thái độ của mình đối với sự khổ đau. Có thể nói mà không đến nỗi quá sai rằng con người chuẩn bị cho cái chết bằng cách trưởng thành khi học cách đối phó với đau khổ thường hằng.

Tôi nhìn thấy nỗi sầu uống một cốc rượu buồn

và tôi kêu lớn: Rượu ngon quá, phải không nào?

ngươi bắt được ta rồi, nỗi sầu trả lời, và

ngươi làm hỏng hết chuyện của ta. Làm sao ta còn

đi rao bán được cái buồn nữa đây?

 

Thơ Rumi có tính thần kỳ, huyền ảo, nhưng không bí hiểm, lại hết sức dễ hiểu, đi thẳng vào lòng người. Từ ngữ mà ông dùng, khi dịch sang tiếng Anh, nhất là dưới bàn tay trác tuyệt của Robert Bly và Coleman Barks, rất dung dị mà vẫn bay bổng, tài hoa. Thơ Rumi kêu gọi sự trở lại với im lặng, vì im lặng cho phép chúng ta cảm nhận được, ngửi được, nếm được mùi vị của sự hiện hữu, như một đóa hồng lặng lẽ tỏa hương trong đêm tối.

Những cuộc trò chuyện bất tận nổi tiếng của Rumi với người bạn tri kỉ của ông, Shams Tabriz, có lẽ đã xảy ra thông qua những khoảng im lặng ngân dài. Ai biết được họ đã nói gì với nhau qua thứ ngôn ngữ vô âm ấy. Mặc dù thắm đẫm tinh thần Hồi giáo, Rumi thường hiện lên trong thơ ông, ít nhất là đối với tôi, như một thiền sư của vùng Trung Cận Đông, một hành giả thiền thực sự. Qua thơ Rumi, giọng nói thánh thót của ông, và sự im lặng của ông, nhân loại ngày nay, nhất là ở phương Tây và miền Đông Á, vốn xa cách về địa lý và lịch sử, cảm thấy gần gũi hơn với với những dân tộc có một nền văn hóa lớn lao, khắc nghiệt, và quá khác biệt.

Những xung đột ngày nay giữa thế giới Kitô và thế giới Hồi giáo, cuộc chiến tranh của Hoa Kì trên chính đất nước A Phú Hãn của ông, và hiện nay là Iraq, vùng Vịnh, cuộc xung đột bất tận giữa Do Thái và Palestine, hay Lebanon hiện nay, đầy máu lửa… không dập tắt tiếng thơ của Rumi, trái lại, kêu gọi chúng ta đọc ông nhiều hơn nữa, uống chén rượu tâm hồn ngạt ngào mà ông mời vẫn còn thơm, lên tiếng nhiều hơn cho hòa bình và sự cảm thông giữa cácgiống người, và cũng tập im lặng nhiều hơn nữa, một sự im lặng đầy tỉnh thức của kẻ lữ hành trên đường về cố xứ.

Thời gian để gác bỏ ngoài tai những lời khuyên

Thông thái, để mở những nút thắt mà

Văn hoá của chúng ta buộc lại. Cắt chúng đi

Nhét bông vào lỗ tai. Trở về với bãi lau nương sậy

Để cho mía mọc lên trong tâm hồn bạn. Không cần có

Luật lệ nào, hay bổn phận thường ngày. Chúng không

Mang lại sự an bình im lặng

 

Rumi mất trong một buổi hoàng hôn năm 1273. Tương truyền rất nhiều người, thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, đã đến dự tang lễ của ông. Ở xứ sở của mình, nhiều năm , nhiều thế kỉ sau, ông vẫn còn được gọi là Mevlana, nghĩa là Bậc Thầy.

Có lẽ trên đường trở về chốn vĩnh hằng, ông lại gặp Shams, người bạn tri kỉ ngày xưa chăng? Hãy nghe ông kể lại mẩu đối thoại tượng trưng, trong một bài thơ ngắn:

…ngày kia đến hỏi Shams: Anh làm gì ở đây?

Trả lời: Có gì ở đó đâu mà làm?

 

Mỗi năm vào ngày 17 tháng 12, ngày mất của Rumi, nhiều nơi trên thế giới tổ chức tưởng niệm. Ngôi mộ của ông ở xứ Konya được nhiều du khách đến viếng mỗi ngày. Ở đó, giữa sự an tĩnh của cây xanh im lặng ngàn đời, những lời nhắc nhở về tình yêu, về sự hoà hợp của ông vẫn dịu dàng vang lên như vừa mới hôm qua.

Không còn là kẻ xa lạ, bạn lắng nghe

Suốt ngày tiếng gọi yêu thương

Như con ong, bạn trở về nhà

Mang theo mật của mình, dù cố quận vẫn còn xa.

 

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

 

Chú thích : tài liệu chính dựa trên cuốn The Soul of Rumi, Coleman Barks, nhà xuất bản Harper Collins, USA, 2001, và một số bài viết của Robert Bly.

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Sáu 20169:59 SA
Khách
Neu cac anh chi post luon ca nguyen ban tieng Anh, bai viet se co gia tri hon. Chan thanh cam ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tám 201712:57 SA(Xem: 27053)
Đây là bài mới bổ sung cho một bài viết khởi đầu chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với Giáo sư Phạm Biểu Tâm nhân dịp lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước.
17 Tháng Tư 201710:53 CH(Xem: 28487)
Sau khi phần I, Én Liệng Truông Mây, được nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn phát hành năm 2014, tôi bắt tay viết tiếp phần II của trường thiên TÂY SƠN TAM KIỆT, tức Nhất Thống Sơn Hà. Cuối năm 2015, Nhất Thống Sơn Hà đã được đại công ty Amazon của Hoa Kỳ in và bán khắp thế giới qua hệ thống Internet. Thông qua một loạt các buổi ra mắt sách tại các tiểu bang Florida, Pennsylvania..
09 Tháng Tư 20173:24 CH(Xem: 27163)
"Đúng 50 năm kể từ số báo cuối cùng của Tình Thương, một tin vui đến từ Thư Quán Bản Thảo, trong một nỗ lực phải nói là phi thường, qua hệ thống interlibrary loan, anh Trần Hoài Thư đã hy sinh rất nhiều công sức và cả tốn kém tiền bạc để có thể sưu tập lại được gần trọn bộ báo Tình Thương, đồng thời cũng qua bộ Tình Thương, 11 chương sách tác phẩm Nuôi Sẹo của nhà văn Triều Sơn đã được phục hồi..." Ngô Thế Vinh
12 Tháng Hai 20172:13 SA(Xem: 27212)
Không thể có một Vũ Huy Quang thứ nhì trên đời này, dù là trong đời thường hay khi cầm bút. Bởi vì, anh độc đáo một cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái nhìn luôn luôn mang theo nhiều chất vấn, nêu lại rất nhiều vấn đề không mấy người nhìn thấy.
30 Tháng Giêng 20172:36 SA(Xem: 25203)
Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?
09 Tháng Giêng 201712:12 SA(Xem: 26607)
Mỗi buổi sáng khi sương mù còn là một biển hơi trắng xoá chưa tan biến trên khắp vùng Missouri City, khi sân chơi mênh mông của ngôi trường tiểu học địa phương đối diện với cái địa chỉ văn chương Blue Ridge 1802 còn hoàn toàn vắng lặng, khi cách đó 5 dặm đường đồng, nhà thơ trẻ Hoàng Ngọc Ẩn, người hàng xóm Việt Nam còn ngủ vùi sau một ngày làm việc ở các tiệm sách nhạc mới mở dưới phố, nhà văn Mặc Đỗ đã một mình thức dậy.
18 Tháng Chín 20167:54 CH(Xem: 30928)
Bài viết "Con Đường Mặc Đỗ Từ Hà Nội - Sài Gòn Tới Trưa Trên Đảo San Hô" hoàn tất ngày 20.06.2015, biết nhà văn Mặc Đỗ không dùng internet, qua Priority Mail tôi đã gửi ngay tới Anh một bản in, tôi nghĩ Anh cũng đã nhận được và đọc bài viết ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp nói chuyện điện thoại với anh, vẫn một Mặc Đỗ giọng nói còn sang sảng và tinh thần thì rất ư là minh mẫn.
19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32696)
Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương / Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba. / Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì? Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.
30 Tháng Tư 20161:32 SA(Xem: 36500)
"Thảm kịch của dân tộc Việt suốt hơn 70 năm qua phần nào khởi nguồn từ sự thiếu hiểu biết chính xác về Côn [Hồ], cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả cái học thuyết dịch sai thành “Cộng Sản,” của “Mã Khắc Tư.” Nói rộng hơn, sự hận thù, phân hóa giữa các giai tầng, phe nhóm Việt phần lớn do sự cận thị lịch sử mà ra: chúng ta đã phải chia phe phái bắn giết, hận thù, chửi rủa nhau suốt bao thập niên, đúng hơn hàng chục thế kỷ qua, cũng chỉ do bị nhiễm độc bởi những ngụy sử, do tài liệu tuyên truyền tinh vi của nhiều phe nhóm, chính quyền và cường quốc tạo nên; hoặc do những người thiếu kiến thức, lại tham vọng bắt lịch sử phải uốn quanh “chiếc giường tên tướng cướp trên lưng” mình." (NGUYÊN VŨ)
27 Tháng Tư 201611:25 CH(Xem: 32423)
Nổi buồn ngay cả không thể neo đậu vào những chiếc áo chemise trắng của ba tôi, vào hàng nút áo đã bị cắt rời khỏi khuy áo, mà mới đó chỉ hơn 60 ngày trước, và suốt trong 60 năm chính tay mẹ tôi đã cẩn thận và âu yếm cài từng chiếc nút áo vào khuy áo?