- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĂN HOÁ XƯNG HÔ ĐÔI ĐIỀU NHÌN LẠI

29 Tháng Năm 20251:06 SA(Xem: 2753)


2 ngu sac


Hoàng Thị Bích Hà

VĂN HOÁ XƯNG HÔ ĐÔI ĐIỀU NHÌN LẠI

 

Hôm qua về làng tình cờ gặp anh rể của cô bạn. Cậu ấy hỏi:

-Chị có phải con của dì N không?

-Dạ đúng rồi anh, sao anh biết hay vậy?

-Tui nhìn thấy chị giống dì N nên tui nhận ra. Chị đừng gọi tui bằng anh. Mẹ tui là em họ của mẹ chị, nên tui tất nhiên phải gọi chị bằng chị rồi.

- Vậy à! Cảm ơn cậu. Vậy mà tui chừ mới biết. Tui ít về làng ngoại (vì bây giờ nhà ngoại tui không còn ai ở đó) nên không biết hết bà con họ hàng. Cậu bỏ lỗi cho tui. Nghe cậu nhìn bà con tui rất vui!

Cậu ấy hơn tôi 6 tuổi, nhưng vì biết bà con nên cậu ấy gọi chị. Tôi gọi lại là cậu xưng tui cho nó lịch sự. Chỉ là quyền ông vải thôi, chứ họ lớn tuổi hơn!

Khi đi học ở cấp học tiểu học (cấp 1) thì trong các đề thi thầy cô thường có yêu cầu làm bài bắt đầu từ cụm từ: Em hãy: ví dụ em hãy viết một đoạn văn tả..., bước vào thời kỳ học PTCS ( cấp 2), hay PTTH (cấp 3) trong các đề thi thầy cô thay cụm từ các em bằng: Anh (chị) ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm...

Tôi sinh ra và lớn lên được nền tảng giáo dục gia đình và nhà trường rất căn bản. Đó là một may mắn. Tôi rất biết ơn vì điều đó. Tôi để ý và nhớ rất rõ từng lời xưng hô. Những ai đã có gia đình, với ngay cả các con của ông bà khi đã lập gia đình và có con cái. Ông bà nội không bao giờ gọi bằng tên hay kèm theo danh từ con, thằng đằng trước cả. Mà gọi chị, anh kèm tên đứa con đầu của họ. Đó là điều rất lịch sự!

Ở đâu tôi không biết chứ ở làng quê tôi, điều này đến thế hệ mình ít thấy được duy trì cách gọi này. Thôi thì con cái họ, họ cứ gọi tên cũng được, không sao! Nhưng với người khác nhất là anh em họ hàng nhưng họ lớn tuổi hơn mình thì cần lưu ý cách xưng hô cho lịch sự, dễ nghe để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn.

Có một dạo, đứa cháu gái đám cưới ở huyện Phú Vang cách nhà tôi hơn mười cây số. Nhà dì nó ở ngay sau lưng nhà, tại trên tp Huế. Tôi gọi điện qua nhà dì nó (hồi đó chỉ có điện thoại bàn) để liên hệ mai nếu được đi cùng cho vui. Vì mùa đám cưới ở Huế có tháng chúng tôi nhận từ 5- 10 đám, có khi trong 1 ngày 2 đám cưới thì hai vợ chồng chia nhau mà đi, chứ không thể đi cùng.

-Alo!

(đầu dây bên kia là tiếng của T, nó là con của người mà ba mình gọi bằng chị, nhưng bản thân nó cỡ tuổi con út mình)

Tôi hỏi:

-Anh T à? Có Hùng nơi không, cho tui gặp nó chút.

Nghe tiếng của T trong điện thoại:

- Hùng ơi! Điện thoại con Hà nè!

(Lúc này tui thiệt chưng hửng luôn, nó nhỏ chút, bằng con út mình mà nó gọi mình bằng tên kèm theo từ con đằng trước nữa, chịu nổi không? Sao nó không gọi O (cô) Hà à! Và xưng lại là tui, có phải lịch sự hơn, dễ nghe hơn không?)

Trở lại chuyện xưng hô, tôi rất dị ứng với lối xách mé này. Sau này tôi rất ngại giao tiếp với những đối tượng này, là anh chị hay bà con mà quyền ông vải thì họ lớn hơn mình nhưng tuổi đời mình lớn hơn họ, nhất là đối với trường hợp họ chỉ đáng tuổi con mình mà thôi.

Ngoài ra còn gặp nhiều lần nữa đối với con của một số người dì mà mẹ tôi gọi bằng chị. Mấy anh chị đó cũng nhỏ chút, cũng xách mé như vậy. Có lần mình bực mình quá, tôi nói thẳng luôn.

- Ê, mẹ anh sinh trước mẹ tui chứ không phải anh sinh trước tui. Hai điều đó cần phân biệt cho rõ. Tui sinh ra trước anh (chị) một ngày là tui đã khám phá thế giới trước anh một ngày đó huống chi tui hơn anh (chị) hàng chục tuổi mà anh (chị) cứ con thằng sao được. Tự nhiên nghe được gọi bằng chị, bằng anh sướng quá tưởng to à! (tức điên quá hết lịch sự luôn)

Lúc nhỏ, tôi từng nghĩ nếu ba mẹ mình sinh ra đầu trong đàn con của ông bà nội ngoại thì mình là chị cả, bọn đàn em nó lớn hơn mình mình cũng gọi lại nó kiểu gọi nhường thay cho con mình, chứ nhất định mình không gọi kiểu xách mé ấy, cảm thấy chối tai, rất khó nghe!

 

Vài lời góp ý chân thành để khi gặp nhau chào hỏi vui hơn, ấm áp hơn, giao tiếp hiệu quả hơn!

Sự thật có thể mất lòng nhưng đó là điều chân thành xin được thẳng thắn bộc bạch!

 

Sài Gòn ngày 30/12/2024

Hoàng Thị Bích Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 202512:46 CH(Xem: 3833)
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
18 Tháng Năm 202511:27 CH(Xem: 4380)
Ngày 06.05.2010, cách nay 15 năm, tôi mất một người bạn thân và quý ở Hà Nội. Đó là anh Hoàng Cầm. Hoàng Cầm và Thái Bá Vân là hai người bạn HN mà tôi có tình thân và quý mến từ những năm 1990. Tình cảm này đã gây trong tôi những xúc động sâu xa khi mất đi các anh. Tôi không làm Thơ theo lối “khóc bạn” cổ điển. Những bài Thơ viết về các bạn đã mất là những cảm xúc của một tình bạn tuy không gian cách xa, nhưng rất gần gũi trong Tình, trong Thơ.
28 Tháng Tư 20258:55 SA(Xem: 5859)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi chơi thân với nhỏ Ca. Hồi ấy nhà trường ra thông báo yêu cầu mỗi học sinh phải tự viết lý lịch cá nhân để nộp cho trường./ Đó là lần đầu tiên tôi cầm bút để viết lý lịch, năm đó tôi đang học lớp mười. Tôi tưởng giúng như lưu bút, viết thật ý tưởng về mình thích những điều vẩn vơ mơ mộng thời con gái vv... Nhưng thực tế thì không như vậy, vì trong lý lịch buộc phải khai rõ về cả cha mẹ mình./Nhỏ Ca viết xong lý lịch nó ghé mắt nhìn vào lý lịch của tôi rồi la lên: -Thành phần gia đình mầy phải ghi là "Bần cố nông" như tao nè! / Tôi nhìn sang các bạn chung quanh, ai cũng cùng rập khuôn ghi thành phần gia đình là bần cố nông. /Tôi thấy từ lạ quá, tôi không hiểu mặt ngớ ra./ Nhỏ Ca giải thích: -Mầy phải điền là "bần cố nông" thì mấy ông cách mạng khỏi bắt ba má mầy hiểu chưa.
27 Tháng Tư 202511:36 CH(Xem: 5571)
'BẾN BỜ' là một hành trình đầy cảm xúc, kéo dài suốt nửa thế kỷ (1975-2025). Giai điệu bài hát mặc dù khởi phát từ bối cảnh năm 1963, nhưng khi áp dụng vào bối cảnh vượt biên của hàng trăm ngàn người Việt sau 30/4/75, cũng có ba phần: hoạn nạn, giải thoát và kết thúc. Chỉ khác phần kết thúc, vượt biên thì hân hoan xây dựng đời sống mới, còn sau đảo chánh 1/11/63 thì tình hình lộn tùng phèo… Để ý, khi tái lập giai điệu, thay vì chỉ đổi nhịp cho Điệp Khúc như Lam Phương chỉ dẫn, tôi đã đổi nhịp cho toàn bộ bài hát từ 4/4 qua 2/4 và chọn Slow Rock thay vì Ballad hoặc Cha Cha Cha…
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 2980)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
24 Tháng Tư 20252:14 SA(Xem: 5422)
Khi nào thì chúng ta- những người bạn, người thân,.. tâm sự cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi? Người ta thường nói: Chia vui để được vui hơn, chia buồn để nỗi buồn vơi đi. Điều đó đúng với người thật sự là bạn, người thân, tri kỷ. Nhưng khi trải lòng, trút cạn nỗi niềm cần đúng người đúng việc và đối tượng chia sẻ là với những người tin cậy, đối xử với nhau thật sự chân thành. Có người nghe với thái độ thờ ơ, hờ hững hoặc lãng tránh: “Câu chuyện của mày không liên quan đến tao nhá!”
16 Tháng Tư 20253:38 CH(Xem: 6616)
Tuổi đã về chiều. Cải tuổi dần hiểu đời sâu đậm hơn trong tháng ngày còn lại bên đời, để biết mình không còn trẻ nữa và thời gian ngắn dần lại. / Năm ngày trước. Buổi sáng thức dậy tôi bỗng bị choáng váng cả đầu. Có lẽ là do huyết áp tăng sao?/ Tôi cố nhớ, mình đã không ăn thức ăn nhiều đạm và nước chấm mặn quá thì không thể do huyết áp. / Nhưng tôi cũng uống một viên huyết áp, cộng một viên trợ tim, rồi cho rằng mình ổn nên đi ra đường cùng con cháu. Khi về nhà tôi nấu cơm cho các cháu, tôi giặt và phơi đồ rồi lau nhà và bưng chậu, đem hoa đi phơi, đi tưới. Tôi nghĩ chắc sẽ không sao đâu! / Cho đến khi tôi thắp hương lạy Phật thì đầu óc bỗng quay cuồng và tôi té xuống dưới đất bất lực không ngẩng lên được, phải điện thoại cho con gái về. Và nó đưa tôi đi bịnh viện.
15 Tháng Tư 202511:27 CH(Xem: 7045)
Tôi đã trở lại Mỹ vừa tròn một tháng, sau chuyến về thăm quê hương dài ngày. Cưỡi mây lướt gió, tổng cộng hơn 20 tiếng đồng hồ, suốt chặng đường dài nửa vòng trái đất, chỉ một lần chuyển máy bay ở Đài-Bắc, Đài-Loan. Với tuổi đời khá cao, giờ giấc khác biệt, nên tôi cần một thời gian điều chỉnh để sống lại đời bình thường. Quê hương tuy xa rồi nhưng vẫn còn đó. Những ghi nhận, những suy tư, cảm xúc; những tao ngộ khó quên; những ước mong đã thành hiện thực; vẫn còn đây, còn trong trí tưởng, chưa phai mờ. Lòng tôi chất đầy luyến lưu thương nhớ khi rời xa và hòa quyện với những niềm vui khó tả. Đôi lúc tôi tự trách: đã một tháng trôi qua mà đầu óc còn mơ mơ màng màng, mgười bồng bềnh như đi trên mây, ngẩn ngơ ngơ ngẩn; đáng tiếc nhất là chưa ghi lại một dòng chữ nào, chưa đem tâm tình trải dài trên trang giấy.
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 6870)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.
14 Tháng Ba 20258:55 CH(Xem: 6225)
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...