- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỰ THẬT LÀ MỘT THỨ NHÂN ĐỨC

15 Tháng Sáu 20244:38 SA(Xem: 14400)


bai cua NATuan

Ảnh: sưu tầm trên MXH






Mai An Nguyễn Anh Tuấn

“SỰ THẬT LÀ MỘT THỨ NHÂN ĐỨC”

(Với một đồng nghiệp & học trò cũ hiện đang là đạo diễn-phóng viên ở một Đài Truyền hình).

 


Trước hết, tôi cần nhắc lại với bạn câu nói: “Sự thật cũng là một thứ Nhân đức” của nhà triết học cổ Hy Lạp Aristotle.

        Ngắn gọn thôi nhưng chân lý đó đủ sức vượt bao thế kỷ để trở thành bài học quan trọng nhất đối với một kẻ cầm bút, cầm máy quay, và vĩnh viễn không bao giờ cùn mòn, mất tính thời sự!

        Bạn hãy xem lại tấm hình nhà sư Thích Minh Đạo với mấy đứa trẻ mồ côi mà ông nuôi nấng tại một Tu viện ở Bà Rịa –Vũng Tàu, bạn sẽ hiểu thêm bài học nghề nghiệp cốt tử mà bạn từng học trong trường nhưng lắm khi vì miếng cơm manh áo các bạn đã vô tình hay cố tình quên: Đó là một trong những khuôn hình đẹp nhất thời gian qua và cũng khiến người xem rung động nhất, không phải vì kỹ xảo, bố cục khuôn hình, nghệ thuật chiếu sáng, góc máy, những câu răn dạy, v.v, mà vì cái sự thật giản dị và chân thực tuyệt đối được mô tả & tái hiện trong đó, và được thông qua một tâm hồn đồng cảm tới độ người xem có thể cảm nhận được cả giọt nước mắt ẩn sâu của tác giả…

       Trong cuốn giáo trình nổi tiếng “News Reporting and Writing” (đã được dịch sang tiếng Việt có tên "Nhà báo hiện đại") của Khoa Báo chí Đại học Missouri - khoa từng đào tạo ra nhiều nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer, các tác giả có nhắc tới một bài học của nhà báo R. Wurman: "Thông tin không thôi chưa phải là sản phẩm có giá trị nhất. Sự cảm thông là điểu thiết yếu để truyền thông có hiệu quả. Khi nhà báo tập trung tường thuật những vấn đề có liên quan và hữu ích thì rất có thể họ đã chuyển tải được sự cảm thông. Không có điều đó, độc giả sẽ bị trôi dạt và có khi bị chết đuối giữa biển thông tin ngày càng thăm thẳm” ("Nhà báo hiện đại", The Misouri Group, nhiều người dịch, Nxb Trẻ TP. HCM 2007, tr.27).

       Vậy đó, khi bạn phải làm một phóng sự dài hay chỉ một cuộc phỏng vấn nhỏ về vị tu sĩ đang làm dậy sóng công luận nọ, nếu bạn không có sự cảm thông - không chỉ là kết quả của tầm nhân văn mà cả trình độ văn hóa cần thiết -, chắc chắn bạn sẽ “bị chết đuối giữa biển thông tin” được tạo ra trong một tháng trời bởi hàng trăm tay máy nghiệp dư đi theo vị tu sĩ, cùng các sự chỉ đạo định hướng tư tưởng!

      Sự cảm thông cao hơn mọi thứ nghệ thuật đó chắc chắn có cái gốc: “Sự thật cũng là một thứ Nhân đức”…

 

Đạo diễn-nhà báo MA NAT

(Ảnh: sưu tầm trên MXH, cám ơn tác giả!)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 20243:37 SA(Xem: 14390)
Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ là cô giáo. Nhưng có lẽ là duyên trời nên tôi đã từng đứng trên bục giảng, dưới kia là những đôi mắt thơ ngây của các em thơ ngày ấy- học trò nhỏ của tôi và tôi đã là cô giáo.
05 Tháng Tám 202412:31 SA(Xem: 14237)
Ông Võ Phiến gọi Nguyễn Mộng Giác là một người “thàng”(hậu). Ông Nguyễn Mộng Giác cũng gọi Võ Phiến là “thàng”. Và, hai ông định nghĩa thàng như sau: Nguyễn Mộng Giác: "Thàng" không phải là hiền. "Thàng" là một chữ định hình, chứ không định tính. Người thàng, là người ít nói, tránh né những tranh chấp rắc rối, sẵn sàng chịu phần thua thiệt để giữ hoà khí, cố giữ bề ngoài đơn giản lùi xùi để không bị ai xem là kẻ quan trọng. Người thàng có thể hiền lành vì không dám làm việc dữ. Nhưng người thàng cũng có thể có những phản ứng bất ngờ dữ dội khi đột nhiên không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt. Người ta bảo người thàng hay cộc.” (Đặc san Tây sơn –Bình Định,1999) Và Võ Phiến: “Thàng là chữ riêng của người Bình Định, và cũng là chữ riêng để mô tả người Bình Định. Thàng cũng nói là thàng hậu; thàng hậu nghiã gần như hiền hậu, nhưng còn đi xa hơn hiền hậu nữa kia, vì nó có khả năng mô tả, hiền hậu thì không. Hiền hậu, thực thà là một đức tình, một nết hay; thàng hậu còn là một...
16 Tháng Bảy 202411:32 CH(Xem: 15450)
Năm tôi 37 tuổi tôi đã chia tay chồng, tôi gặp một người đàn ông do sư thầy ở chùa giới thiệu để giúp tôi một công việc. Ông lớn hơn tôi đúng 12 tuổi, là phật tử hay làm công quả ở chùa tư cách đứng đắn đàng hoàng; thật lạ ngày đầu tiên vừa thấy tôi, ông nhìn sững như quen tự đời nào, ông đưa tay chùi một vết lấm lem trên mặt tôi và sau này bảo rằng ông yêu tôi ngay từ ngày đầu gặp mặt. Mà hồi đó tôi ốm nhom xơ xác xấu xí tựa như con chim bị mắc mưa rủ cánh giữa đông tàn. Qua ngày sau, ông ta đem tới tặng tôi hai quả xoài cát và bảo rằng: "cây xoài nhà anh trồng hơn mười năm đến năm nay nó mới có trái anh hái liền cho em" Tôi cảm thấy cảm động. Tôi thấy mình được quan tâm, cái mà 15 chung sống cùng chồng tôi chưa hề có được ...
05 Tháng Bảy 202410:37 CH(Xem: 15459)
Tình cờ tôi gặp một tấm ảnh trên mạng, trong một album ảnh cũ về Nha Trang - Khánh Hoà trước năm 1975. Tấm ảnh được chụp trên đồi Trại Thuỷ, từ phía sau lưng Kim Thân Phật Tổ (tượng Phật trắng), có lẽ vào quãng những cuối những năm 60 của thế kỷ trước.
05 Tháng Bảy 202410:17 CH(Xem: 14817)
Năm tới 2025, người Việt gốc Mỹ sẽ kỷ niệm 50 năm định cư tại Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng sẽ có thêm một kỷ niệm định cư tại Seattle đươc nửa thế kỷ. Thời gian không còn nhiều sao tôi cứ băn khoăn không hiểu mọi người sẽ chuẩn bị tổ chức ra sao?
05 Tháng Bảy 20249:12 CH(Xem: 13661)
Tháng 6. Sài Gòn buổi chiều thường mưa. Mưa to lắm, mây đen kịt kéo nhanh làm tối cả bầu trời, nhìn xa xa sau màn nước mưa mù trời những đoàn xe trên đường cao tốc xuôi ngược nối dài nhau trên con đường quốc lộ xa tắp mịt mù.
15 Tháng Sáu 20243:48 SA(Xem: 15674)
Những đổi thay khốc liệt sau cuộc chiến 75 đã đưa đẩy một nhóm bạn bè chúng tôi gần gũi, siêng năng gặp gỡ nhau hơn những ngày tháng trước đó. Một ngày của mùa hè 1978, đi với anh Nguyễn Đình Toàn đến nhà chúng tôi ở cư xá Thanh Đa là Trần Quang Lộc trạc tuổi hai mươi tám, ba mươi, với cây guitar trên vai. Nghiêu Đề và tôi luôn vồn vã, thân thiện rất nhanh với bạn mới gặp, nhất là lại có thêm cây đàn. Ham vui như chúng tôi, sự thân thiện sau đó đã tăng lên gấp bội.
14 Tháng Sáu 202411:10 SA(Xem: 15593)
Ngày xưa, muốn ăn bánh tro phải đợi đến ngày mùng 5/5 âm lịch, thì các cô các bác ở quê mới gánh xuống Qui Nhơn, ngồi trước nhà ba má tôi mà bán. Bánh tro được gói tựa như bánh Ú nhưng bé hơn. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. / Ba tôi thích ăn bánh tro chấm với đường cát. Món ăn dân dã đậm đà hương vị quê hương mà người lớn thường thích. Cũng như ba, đến tuổi này tôi mới thích bánh tro như ba ngày ấy...
05 Tháng Sáu 20241:24 SA(Xem: 17027)
Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại… tôi nhìn những mùa hè trôi qua trong nuối tiếc, dẫu biết rằng là lẽ thường hằng nhưng trong lòng không khỏi xót xa. Những người bạn cũ đi xa, người còn ở lại lướt qua nhau như người xa lạ. Tôi ngồi đó trong bóng chiều tà, nắng chiều vàng sao mà lặng lẽ. Ôi! Hai hòn bi ve tội nghiệp, đã lăn gần hết đoạn đường trần ,tôi nghiêng xuống cuộc đời bằng nụ cười ngạo nghễ, có ai về nhặt lại tiếng ve ran….
05 Tháng Sáu 20241:02 SA(Xem: 16724)
Một tháng qua, sự xuất hiện của hành giả Minh Tuệ cùng sự "biến mất" khá bí hiểm của ông cùng các vị đồng tu đã tựa một tiếng sét giữa trời quang, hay như một vệt sao chổi vụt qua bầu trời, và báo trước cho không ít người cái điều đã nằm sâu trong triết lý Phật giáo mà sư Vạn Hạnh đã đúc kết: “Thân như bóng chớp có rồi không” (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô), hoặc như tên một tác phẩm lớn của nhà viết kịch người Tây Ban Nha P. Calderón: “Đời là giấc mộng”…