- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“KHI NGƯỜI TA 19 TUỔI, NGƯỜI TA LÀ BÀ HOÀNG”

05 Tháng Tám 20239:50 CH(Xem: 11022)

 

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

“KHI NGƯỜI TA 19 TUỔI, NGƯỜI TA LÀ BÀ HOÀNG”

(Viết cho con gái ngày con tròn 19 tuổi)

 dem-giua-ban-ngay

“Bà hoàng” mà bố nói đây chính là một Tư cách sống đàng hoàng, tử tế, khi con hiểu rõ về giá trị cùng trách nhiệm của bản thân mình trước Tổ quốc và Nhân dân – dù là một “Nhân dân” từng được nhà văn Vũ Thư Hiên khái quát: “Thế hệ chúng tôi bất hạnh: chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trong khói lửa chiến tranh và trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí” (Hồi ký: Đêm giữa ban ngày). Con sẽ là một “Bà hoàng” đáng tự hào như vậy, không phải để được tuyên dương trên báo chí, truyền hình mà để những “thế hệ bất hạnh” như các bác Nguyễn Hữu Đang, Trần Độ, Trần Dần, Vũ Thư Hiên, Phùng Quán, Bùi Minh Quốc, Hoàng Hưng… cũng phải ấm lòng, được an ủi, và thêm tin rằng: cái Dân tộc khốn khổ đau thương này dù có bị cố tình hay vô tình đưa vào quỹ đạo hủy diệt, song vẫn có những thế hệ kế tiếp xứng đáng đương hàng ngày lặng lẽ vượt qua muôn trùng sự đểu cáng, lừa đảo, cướp bóc, tìm cách lấy lại danh dự Quốc gia lâu nay đã bị đánh mất một cách đau xót và oan uổng!

 

 

Khi người ta 19 tuổi, người ta là bà hoàng” - đó là một câu trong bộ tiểu thuyết sử thi “Con đường đau khổ” của nhà văn Nga A. Tolstoy mà bố từng lấy làm đề từ cho bài cảm ngôn “Viết dành cho con gái năm con 19 tuổi” từ những năm bố còn là một chàng trai mơ mộng lang thang trên những nẻo rừng Tây Bắc. Vài chục năm sau, vào lúc con đọc những dòng này của bố, khi con chuẩn bị bước vào năm thứ hai đại học, cũng là lúc cả xã hội ta đang trong một cơn xáo động kinh hoàng với bao giá trị đảo lộn quay cuồng khiến những cô cậu sinh viên quen sống trong vòng tay gia đình che chở như con phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ…

Và bố cùng nhiều bậc phụ huynh lương thiện cũng phải hoang mang, ngơ ngác, hoảng sợ chẳng kém, bởi những tấm gương, những nguyên mẫu đời sống-lịch sử mà các con cần noi theo như các bậc nữ anh hùng Bà Trưng, Bà Triệu, Zoya… thời trước, Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Phạm Thị Đoan Trang… thời nay đã bị chìm đi, bị nuốt chửng trước những “tấm gương” đen ngòm mà bố từng miêu tả trong bài viết “Sắc đẹp và trái tim chứa đầy nọc độc” (*) : những “mẫu hậu”, “nữ hoàng”, “hoa hậu”, “đại sứ văn hóa-tình yêu”, v.v. mang cái vỏ mỹ miều đã /đang /sẽ liên kết với những “thế lực đen”, “quyền lực nhóm” đủ các cấp đương góp phần tàn phá mọi giá trị nhân văn tốt đẹp mà bao thế hệ đã phải đổ máu xương để tạo ra và gìn giữ…

Khái niệm “Bà hoàng” bố mượn ở trên khác rất xa, đúng hơn là đối lập với cái mà người ta vẫn vỗ ngực rêu rao về tính chất “Quý tộc”, “Tinh hoa” của những kẻ ở tầng lớp thượng lưu thối nát, hư hỏng hiện nay đương tìm cách đục khoét ngân khố quốc gia, hút máu dân lành để sống ngập ngụa xa hoa, để ngang nhiên hưởng thụ “những bữa ăn láo xược” (Lưu Trọng Lư) - kệ thây và trâng tráo dẫm đạp lên nỗi khổ đau đói nghèo đã tới tận đáy của đồng bào họ!

“Bà hoàng” mà bố nói đây chính là một Tư cách sống đàng hoàng, tử tế, khi con hiểu rõ về giá trị cùng trách nhiệm của bản thân mình trước Tổ quốc và Nhân dân – dù là một “Nhân dân” từng được nhà văn Vũ Thư Hiên khái quát: “Thế hệ chúng tôi bất hạnh: chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trong khói lửa chiến tranh và trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí” (Hồi ký: Đêm giữa ban ngày). Con sẽ là một “Bà hoàng” đáng tự hào như vậy, không phải để được tuyên dương trên báo chí, truyền hình mà để những “thế hệ bất hạnh” như các bác Nguyễn Hữu Đang, Trần Độ, Trần Dần, Vũ Thư Hiên, Phùng Quán, Bùi Minh Quốc, Hoàng Hưng… cũng phải ấm lòng, được an ủi, và thêm tin rằng: cái Dân tộc khốn khổ đau thương này dù có bị cố tình hay vô tình đưa vào quỹ đạo hủy diệt, song vẫn có những thế hệ kế tiếp xứng đáng đương hàng ngày lặng lẽ vượt qua muôn trùng sự đểu cáng, lừa đảo, cướp bóc, tìm cách lấy lại danh dự Quốc gia lâu nay đã bị đánh mất một cách đau xót và oan uổng!

Và con sẽ là một “Bà hoàng” đúng nghĩa và cao quý nhất của khái niệm này một khi con mang được trong trái tim con Tình thương lớn của Dân tộc, cái Tình thương mà Đại thi hào Nguyễn Du đã mang cả cuộc đời vất vưởng “nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương” cùng “cuốn kinh của Tình thương” - kiệt tác Truyện Kiều của ông để minh chứng: “Thương thay cũng một kiếp người!”. Chính cái tình thương bản năng hồn hậu của con hồi mới lớp năm, khi bố đưa con tới thăm một khuôn viên tuyệt đẹp từng là Dinh thự Toàn quyền ở miền Trung đã cho bố ý tưởng sâu sắc để viết thành truyện “Bí mật về ông Nguyễn Thái Học” mà bố tâm đắc: “… Hai bố con đang ngồi trên ghế đá ngắm cảnh, có một người đàn bà lớn tuổi thọt chân bưng thúng bánh lá tới chào hàng. Hắn nhìn qua vào lòng thúng, rồi lắc đầu. Con gái hắn, một lúc sau lay vai hắn, nước mắt lưng tròng. “Bố ơi, mua cho bà ấy đi, bố”. Nó kéo tay hắn tới chỗ bà bán rong, ngồi sụp xuống chọn nhanh mấy chiếc bánh, rồi chủ động lục ví hắn để trả tiền. Thì ra, trong lúc hắn mải mê ngắm cảnh thơ mộng, đứa con gái mười một tuổi lại chăm chú theo dõi nỗi vất vả của bà bán rong. Một nỗi bàng hoàng chợt xông lên làm nhòa mắt hắn. Lúc đó, hắn lờ mờ hiểu ra cái bí mật sâu thẳm đang điều hành cơ chế tâm hồn con gái lâu nay, như muốn biến thành bí mật chung của hai bố con và làm hành trang còi cọc song chưa có gì thay thế nổi để phân biệt những giá trị Thật - Giả trong cõi đời phù du này…”

Vậy đó con, nếu không có thứ Tình thương này, con người ta dẫu xinh đẹp lộng lẫy tựa tiên giáng trần cũng chỉ có thể thành một Bà Chúa Tuyết lạnh giá nguy hiểm, thù địch với đời sống! Nhưng để có được Tình thương ấy, trước hết con cần có lòng Dũng cảm. 15 năm trước, bằng quãng thời gian lưu lạc của nàng Kiều, bố đã viết cho con bài cảm ngôn: “Dũng cảm lên con”, nhắc lại con đoạn kết:

“Dũng cảm lên con, để mai sau nếu có khóc bên thảm án Lệ Chi Viên, con còn có nụ cười sáng lệ trước ngọn đèn xanh hoà mưa đêm… Con sẽ cần tới lòng dũng cảm không chỉ để cõng nổi chiếc cặp sách quá tải trên lưng hay chịu đựng được ánh mắt của cô giáo khi chẳng chịu học thêm mà còn để có sức dùng được ngọn trúc của Ức Trai dò lòng suối tìm đến cánh rừng Mai nguyên thuỷ của Tình người…

Con cần đủ lòng dũng cảm để có thể hiểu thực chất hai chữ "đồng bào" chính là sự dâng hiến cao cả cho phần máu mủ ruột rà của con đang chịu bao khổ đau bất hạnh trong cuộc mưu sinh rủi ro và để biết căm giận những kẻ tham lam độc ác chà đạp lên đồng bào mình.

 

Lòng dũng cảm giúp con bớt nghĩ về bản thân để cảm thương cho số phận cô con gái bé bỏng bị bão cuốn trôi giữa khi người cha lấn biển gian nan và khi đó con đã vô tình mang tâm hồn của Đức Mẹ Maria hay Đức Quán Âm Tống Tử khiến bố nghiêng mình trước con đúng hơn là trước cái lý do bố tồn tại trên cõi đời này.

Lòng dũng cảm cũng chính là tình yêu của con trước mọi điều trong lành chỉ có trong thần thoại cổ tích giúp bố vượt qua cái thời buổi mà sự đểu giả đốn mạt thường không bị trừng trị nhưng lòng dũng cảm nhỏ bé của con sẽ là đốm lửa nhỏ góp vào đống lửa của Lương tri đang phẫn uất cần được thổi bùng.

Sau này nếu con hỏi: con tiếp tục lấy đâu ra lòng dũng cảm? Con có cả cuộc đời trước mặt cộng với nỗi buồn và sự phẫn nộ của bố trước những gì đểu cáng để tìm câu trả lời!”

15 năm sau, bố lại lại chúc con Lòng Dũng cảm này, trong dịp Sinh nhật con vào tuổi làm “Bà hoàng”!

_________

(*) https://vanviet.info/van-de-hom-nay/sac-dep-v-tri-tim-chua-day-noc-doc/

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tư 20221:40 SA(Xem: 12728)
Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc… / ... Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó...
02 Tháng Tư 202212:34 SA(Xem: 13755)
Tôi sinh ra ở Hà Nội, và xa Hà Nội năm tôi 18 như một bài ca người ta thường hát. Tôi cũng có người em mười sáu trăng tròn. Khi cả hai cùng di cư vào Nam năm 54, gặp nhau lại. Mối tình học trò đó, như bong bóng mùa mưa tan lúc nào không hay. Bốn mươi năm sau, tôi trở lại Hà Nội vào mùa Thu, năm mới mở cửa, đường phố, nhà cửa gần như không thay đổi, nhưng cũ đi nhiều
20 Tháng Ba 20228:41 CH(Xem: 13122)
Không quên hỏi em đang ở đâu. Loay hoay rất lâu với nét chữ vòng vo, tội nghiệp, em viết cho tôi số phone, địa chỉ. Tránh câu hỏi em đang làm gì, tôi chỉ nói khéo: Việc em làm có vui không? Và bằng giọng rất thản nhiên không ngờ, em nói đúng như lời tôi đã nghe từ 30 năm trước: ” Dạ, em làm đĩ ”.
25 Tháng Hai 20226:47 CH(Xem: 14491)
Chợ An Đông và khu chung cư chung quanh chợ được xây cất vào năm 1954, năm đất nước chia đôi, trên một khu đất trống và rộng thuộc Quận 5 Chợ Lớn. Toàn bộ khu vực này nằm ở giữa hai đại lộ Hùng Vương có con đường sắt chạy song song ở phía bắc và đại lộ Hồng Bàng ở phía nam; tiếp giáp hai mạn đông, tây là hai con đường nhỏ Yết Kiêu và Nguyễn Duy Dương. Chung cư An Đông gồm bốn khu ba từng, mỗi khu hình chữ L, bao quây lấy chợ nằm ở chính giữa, tổng cộng gồm khoảng bốn năm trăm đơn vị gia cư.
24 Tháng Giêng 202210:36 CH(Xem: 14378)
Buổi sáng hôm nay có gì mới ?. Rất mới hơn những ngày hôm qua, vì bởi, nó bước sang một năm 2022 . không chỉ một tờ lịch vừa rơi xuống , mà rớt nguyên cả lốc . Ngày hôm qua của 2021 đã trở thành quá vãng.
09 Tháng Giêng 202211:48 CH(Xem: 13687)
Anh Đinh Cường gọi phone cho tôi chỉ hỏi:” Làm sao để thành ...Cá?”. Cá bơi xuôi lội ngược, vẫy vùng trong biển lớn, hay quanh quẩn trong hồ ao? Cá đẹp óng ánh bơi ngược dòng, hay lừ đừ chịu trận trong lưới ngày, và ngay cả đang giãy dụa chết bởi những lưỡi câu lờ lững? Không phải, Anh hỏi tôi về cá khác. Cá Vàng.
05 Tháng Giêng 20228:26 CH(Xem: 5006)
Chúng tôi đều sinh ra trong thời nước Việt Nam còn có vua, nhưng lại là thuộc địa của người Pháp. Tôi nhớ lại thời đó là một thời thanh bình. Rồi chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh triền miên suốt hơn ba mươi năm trời. Đệ Nhị Thế Chiến 1939-45, quân Nhật tràn vào Đông Dương lật đổ người Pháp. Trên trời thì máy bay Mỹ dội bom xuống doanh trại của lính Nhật và phá hủy các trục lộ giao thông. Cùng chứng kiến cảnh hai triệu người chết đói ở các làng quê và một số đông đã lần về thành phố Hà Nội mong có miếng ăn, nhiều người nằm chết la liệt hàng ngày trên các đường phố. Nguyên do lính Nhật cấm nông dân trồng lúa và phải trồng các cây phục vụ cho kỹ nghệ chiến tranh của họ.
30 Tháng Mười Hai 20215:32 CH(Xem: 15391)
Khi chợt nghĩ tới số 60, tôi nhắm mắt uống thêm 3 hớp cafe một lúc. Trôi xuống cổ tôi là cái nóng cháy và đắng ngắt của ly cafe vừa sôi, không đường, sữa. Nếu cafe mà làm biến mất đi được cái số đáng sợ này, chiều nay tôi tình nguyện uống thêm vài ngàn ly nữa. Đánh đổi lại với tuổi trẻ mướt xanh, tôi thà bỏng môi, tôi thà rát cổ. Phản ứng với số 60 dễ ghét, tôi tiếp tục mặc jean bó sát, áo trễ xuống thêm chút nữa và luôn đi giày cao gót. Tiếng gót khua vang, vọng theo mỗi bước chân, khi rộn rã, lúc reo vui đã làm tôi thân ái, ấm áp hơn với số tuổi không còn trẻ nữa của đời.
27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 13807)
Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.
15 Tháng Mười Hai 20218:23 CH(Xem: 13702)
Chúng tôi cũng đã đến rặng Thiên Sơn, như chàng chinh phu của Lê Thương nhưng ở phía bên này của miền Trung Á, xứ Kyrgyzstan. Không vất vả cưỡi ngựa hay lội bộ hàng năm trời, nhưng phải chuyển ba chuyến bay và mất gần 30 giờ. Từ Seattle, một thành phố ven biển Thái Bình Dương, phía Bắc nước Mỹ, chúng tôi bay qua New York, theo ngả Thổ Nhĩ Kỳ, chờ ở đó khá lâu để bay tiếp đến thủ đô Bishkek của xứ Kyrgyzstan. Còn một ngả khác là bay qua Moscow.