- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƯ GỬI ANH BÙI CHÁT !

01 Tháng Chín 20224:56 CH(Xem: 4225)

Thưa anh Bùi Chát , sở dĩ tôi phải nói qua một lượt về các Trường Phái Hội Họa Cổ Điển cũng như Hiện Đại để xem thử rằng có thể xếp tranh của anh về Trường Phái nào ! Trong quá trình khảo sát kỹ lưỡng đó , một lần nữa , thú thực tôi chỉ có thể xếp tranh của anh vào Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Tranh của anh quá dễ vẽ, chỉ cần cầm cọ lên rồi nhúng vào bảng mầu và quẹt tưới xượi với những nét kéo dài trên mặt vải ! Chả cần phải tĩa tót cho giống đôi mắt , cái mũi, đôi môi hay mái tóc của người mẫu, chả cần có cái nhìn phớt qua của họa sĩ ấn tượng ! Cái anh chàng họa sĩ trong hang động ngày xưa , lúc chán đời cũng có thể quẹt cọ tưng bừng như anh ấy mà ! Nhưng không, anh chàng họa sĩ hang động ấy làm việc nghiêm túc và lao động cật lực hơn anh nhiều, anh ta vẽ con bò ra con bò , con hươu ra con hươu, con ngựa ra con ngựa , con chim cú ra con chim cú ! Vì sao vậy ? Bởi vì khi anh ta cầm cọ để vẽ , trong đầu anh ta đã có một định ý ! Còn anh thì không ! Trong đầu anh không có một định ý nào cả , nên anh gọi các tác phẫm của anh là Ứng Tác , được trưng bày trong Phòng triển lãm tranh có tên là “Improvisation” tức là Ứng Tác (Ứng Biến) ! Nghĩa là các tác phẫm được sáng tác nhằm mục đích đối ứng và ngay trong thời điễm mà tâm hồn của tác giả phải ứng phó với áp lực hay sự biến đổi của khung cảnh trước mắt hoặc sự thay đổi của môi trường xung quanh ! Thưa anh Bùi Chát , anh có thể đã từng cầm cọ , đã quẹt lên vải, nhưng tôi dám chắc là anh không nghĩ ra cái phong cách quẹt cọ với nhiều màu sắc này thường xuyên xuất hiện ở đâu (thậm chí xuất hiện đều đặn hàng ngày, hằng buổi) , do ai thực hiện, xuất hiện trên cái gì, mỗi tác phẫm trị giá bao nhiêu và có bán được cho công chúng hay không ? 

Thư gửi anh Bùi Chát !

 

Người gửi: Tú Hổ Saigòn

Kính gửi : Anh Bùi Chát, Họa Sĩ kiêm Giám Đốc Nhà Xuất Bản Giấy Vụn

V/v : Xin mua lại 29 tác phẫm hội họa sắp bị tiêu hũy của anh !

 

Trong những ngày qua , trên mạng Internet và trên các báo chí chính thống của nhà nước mà một số người bây giờ đã quen thói phân loại rằng các phương tiện thông tin này thuộc về lề phải, cũng như các bản tin, bài viết của đám blogger được cho rằng của lề trái , (Chưa thấy bài viết nào được xếp vào loại thuộc về đám Con Lươn ở giửa đường vì hiện nay lực lượng có tính ba phải này chưa xuất hiện rỏ nét và trong ý nghĩ của bàn dân thiên hạ cũng chưa hình thành khái niệm về đám Con Lươn -Yes Men - này ) , tôi có đọc được, nghe được bằng audio các livestream nói về Quyết định số 2696/QĐ-XPHC do Ông Phó Chủ Tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã ký ngày 9/8/2022 . về việc xử phạt vi phạm hành chính với đối với ông Bùi Quang Viễn gồm 25 triệu đồng vì tổ chức triển lãm tranh không xin phép và phải tiêu hủy toàn bộ 29 bức tranh đã triển lãm. Cũng cần nói thêm cho rỏ rằng quyết định này được ký vào năm 2022 Tây Lịch , sau đại dịch toàn cầu Covid 19 , cách Thời Đại Tần Thủy Hoàng là thời đại có việc tiêu hủy sách vỡ 2234 năm - Tính từ năm 212 trước công nguyên là năm có sự kiện đốt sách trong thời gian trị vì của vị Hoàng Đế này- Tham khảo Google, Wiki, Tần Thủy Hoàng).

 

Nhận định thứ 1 : Tư Tưởng Đốt sách-Tiêu Hủy

Từ đó, tôi lại có một nhận định đầu tiên về vụ việc của anh là chuyện tiêu hũy những tác phẫm văn hóa vẫn còn tồn tại và tiếp diễn dài hạn trong xã hội châu Á , điển hình là từ Trung Quốc đến Việt Nam ! Ôi 2234 năm , cái tư duy man rợ “Phần Thư khanh Nho - Đốt Sách , Chôn sống Nho Sĩ,Học Trò-“ của con người Á Châu không có gì thay đổi ! Đó là một hiện tượng thường tại trong những Xã Hội lạc hậu ngu muội ! Mà cũng đúng thôi , từ đó đến nay , loài người đã học được gì đâu ?! Con người lúc nào cũng vẫn sẳn sàng đưa lên giàn hỏa những kẻ không có cùng niềm tin , không có cùng một tôn giáo với mình, sẳn sàng chém giết, hũy diệt nhau, đốt nhà nhau ! Hãy nhìn kỹ lại hai cuộc Thế Chiến và vô số cuộc chiến tranh cục bộ địa phương đã xảy ra trên khắp quả địa cầu này từ trước đến nay . Hàng tỷ con người đã qua đời vì chiến tranh ! đã ghịt cổ nhau đi về khung trời miên viễn vô định khác ! Sinh mệnh con người là thứ quý giá nhất mà còn bị hũy diệt , đốt bỏ không thương tiếc , thì huống chi vài ba cuốn sách , vài chục bức tranh , những cái gọi được gọi là tác phẫm văn hóa văn nghệ thì còn có giá trị gì ?! Đốt quách cho nó xong rồi phủi tay sạch sẽ ! như người nông dân đốt một đám cỏ ấy mà !

Nhận định thứ hai : Các Họa Phẫm của Anh là gì ?!

BC1

Một trong 29 bức tranh của ông Bùi Quang Viễn.

BC2

Một bức tranh trong triển lãm "Improvisation”.
BC3

Triển lãm “Improvisation” bị phạt 25 triệu đồng vì không xin phép.

 

Thú thực , tôi cũng như nhiều người Saigon khác , đâu có biết gì về thời gian và nơi chốn xảy ra cuộc triễn lãm hội hoa chui của anh (Không xin phép và không được cấp phép!), nên tôi đâu có được nhìn, được thấy tác phẫm nào của anh đâu ! Chúng tôi chỉ được nhìn vài tác phẫm của anh được các vị ký giả báo chí chụp sao chép lại với máy ảnh có màu sắc , đính kèm trong bài viết mà họ đã post lên mạng ! Khi nhìn những cái gọi là họa phẫm đó của anh , tôi liên tưởng ngay đến câu chuyện dân gian về việc một Trạng Nguyên nước ta đi sứ sang Tàu , khi Quan Tàu đưa lọ mực và tờ giấy trắng mà lại không có một quản bút lông nào cả và thách thức ngài Trạng Nguyên ta vẽ một con vật . Ngài Trạng Nguyên nước ta nhúng cả mười đầu ngón tay vào lọ mực, quệt hết mười đầu ngón tay ngoằn ngoèo lên tờ giấy trắng ! Quan Tầu chưa kịp nhận ra đó là con gì thì Ngài Trạng Nguyên đã cười to và giải thích rằng đó là 10 con giun ấy mà ! Quan Tầu phục lăn về tài ứng phó của Ông Trạng Nguyên nước ta ! Trong những họa phẫm của anh , tôi nhìn thấy các con giun đó, nhưng có điều là trong họa phẫm của anh xuất hiện nhiều giun hơn và có màu sắc hơn bức họa của Ngài Trạng Nguyên kia ! Bức họa của Ngài Trạng Nguyên có tính tranh Thủy Mạc vì chỉ có 2 màu trắng đen, trong khi những con giun của anh thì multicolor hơn !

Đấy nhé ! Khi tôi viết những dòng chử này là cốt để chứng minh cho anh thấy tôi đã khảo sát rất kỹ những tác phẫm của anh, có nhìn từ góc độ màu sắc của khoa học kỹ thuật , có nhìn từ góc độ Mỹ Thuật truyền thống và kể cả tinh thần phóng túng tự do của Mỹ Thuật  đương đại, có so sánh đối chiếu với tác phẫm theo trường phái  tả chân cổ điển và tác phẫm theo Trường Phái Trừu Tượng Hiện Đại !.

Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu về tác động của màu sắc lên tế bào thần kinh, để lại ảnh hưởng , hậu quả và di chứng lên thái độ ứng xử và tính cách của con người ! Rất có thể trong tương lai, người ta sẽ tìm thấy rỏ nét được mối liên hệ giửa màu sắc và tình trạng bị kích thích của thần kinh thị giác dẫn tới xáo động hưng phấn hoặc kích động tổn hại đến hệ thần kinh trung ương !, Có thể màu sắc là một dạng ma túy ảnh hưởng đến các sợi thần kinh nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con người ! . Người nhìn tranh, nhìn màu sắc , mà chúng ta gọi là người thưởng lãm tranh chính là người đang bị tác động hay cũng có thể gọi là đang thụ hưởng cái hiện tượng kích thích các sợi thần kinh của màu sắc !.

Đấy nhé, tôi đã đề cập và đóng góp khá  đầy đủ cho một cái nhìn về các tác phẫm hội họa của anh, tổng hợp với nhiều hướng để có thể đạt tới một sự đánh giá không thiên lệch cho những tác phẫm mà anh đã bỏ công thai nghén, tư duy và sáng tạo ! Mong anh hiểu cho tấm lòng cực kỳ trung thực mang tính đòi hỏi chuẩn xác của tôi !

Nhận định thứ 3 : Họa phẫm của anh có mang tính chính trị hay không ?

Tôi có thể khẳng định với anh, và tôi sẳn sàng đi tới Trời đi chăng nữa để bênh vực anh, để lúc bất cứ lúc nào cũng sẳn sàng làm một Luật gia bênh vực cho anh, sẳn sàng đứng ra cãi miễn phí cho anh tại bất cứ Tòa Án nào của Thế Gian hay Tòa Thượng Thẫm của Lão Già khú đế Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Tổ Chức Độc Tôn Phán Quyết Của Chúa Trời Do Thái giáo -God- Rằng những họa phẫm của anh là một bầy giun có màu sắc mà thôi ! Anh không hề vẽ trong đó bất cứ một lãnh tụ cách mạng có tên tuổi nào trong nền Chính Trị Việt Nam và nền Chính Trị của Thế Giới ! Bên cạnh những con giun của anh, một điều quá rỏ ràng là không hề có chân dung của Geoge Washington , Abraham Lincoln, Gandhi, Karl Marx, Engel , Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel  Castro , Che Guevara. Trong những họa phẫm của anh cũng không hề có hình ảnh hay bóng dáng của các lãnh tụ tôn giáo như Phật Sakyamuni , Quanjin , Jesus , Confucius , Lão Tử , Đạt Lai Lạt Ma... Không có một họa phẫm nào của anh mô tả cảnh một bác thợ rèn đang thổi ống bể nhằm tiêu hũy một cái búa và một cái liềm là 2 vật thiết thân, biểu tượng giai cấp của liên minh Công Nông ! Với thực tế như vậy trên các họa phẫm của anh, Tôi đã đi đến một kết luận và sẽ giử vững kết luận của mình cho đến muôn đời sau là toàn bộ 29 họa phẫm của anh, được sáng tác trong đợt triển lãm chui này, không hề có tính đề cập đến Chính Trị, và vì vậy cũng không có tính sách động , phản động về chính trị ! Cũng như không hề có tính mạo phạm xúc xiểm gì đến các Tôn Giáo cả ! Trong mắt tôi , anh hoàn toàn vô tội !

Anh Vô Tội Trên Trần Thế Này, Vô Tội Với Bất Cứ Cõi Atula, Thiên Đường hay Địa Ngục nào mà loài người có thể tưởng tượng ra trong đầu óc mụ mẫm, mờ mịt, mông muội, đen tối của họ !

 

Nhận định thứ 4 : Tác phẫm của anh ở vị trí nào trong dòng nghệ thuật của Việt Nam và thế giới ?

Thưa anh Bùi Chát, anh là một người hậu sinh so với các Họa Sĩ , Điêu Khắc Gia nổi tiếng của Việt Nam như  Nguyễn Gia Trí , Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân , Trần Văn Cẩn , Bộ tứ tiên phong của nền hôi họa Việt Nam theo phong cách hội họa sơn dầu Tây Phương : “ nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” . Ngoài ra còn một bộ tứ thứ hai là : “ nhất Sáng , nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”

Đến đây , tôi xin trích một bài viết của Văn Cao Gallery như sau :

Ngay từ những năm 1960 đã xuất hiện trong công chúng thuật ngữ về 2 bộ tứ của hội họa Việt Nam: "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn " và "nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái". Thực tế, đó là do quần chúng tự phong "tước hàm, tước vị" cho các ông.

Tất cả những họa sĩ trong 2 bộ tứ ấy đều là sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương - một trường cao đẳng được thành lập năm 1925 và nằm trong hệ thống Đại học Đông Dương được chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ 20.

1. Bộ tứ Trí – Vân – Lân – Cẩn

Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông đã phối hợp được lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để cấu tạo những bức họa hiện đại nhưng mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm nổi tiếng như: “Đình làng vào đám”, “Thiếu nữ bên cây phù dung”, “Thiếu nữ trong vườn”

Tô Ngọc Vân (1908-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức “Thiếu nữ bên hoa huệ”. Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam.

Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) là hoạ sĩ có tài, năng động và nhạy cảm. Ông sống nhiệt tình và đôn hậu. Với cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông có công lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng: “Em Thúy”, “Gội đầu”, “Gánh lúa”, “Ngư dân”, Chân dung”…

Nguyễn Tường Lân (1909 – 1942) cũng là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam thời 1930 - 1946, tuy nhiên ông đã không để lại được nhiều dấu ấn cho thế hệ sau này. Tác phẩm nổi bật nhất của ông là bức vẽ thiếu nữ bằng bột màu.

2. Bộ tứ Phái – Sáng – Liên – Nghiêm

Bùi Xuân Phái (1920- 1988) nguyên quán ở Hà Đông, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội khóa 1941-1946. Ngoài đề tài phố cổ, ông c̣òn vẽ các đề tài khác như: Chèo, Chân dung, Nông thôn, Khỏa thân, Tĩnh vật... cũng đều rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng ở các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông được giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách Hề chèo(1982)

Nguyễn Sáng (1923 – 1988) là họa sỹ đã có công đáng kể trong việc cách tân lĩnh vực tranh sơn mài và sơn dầu. Đồng thời ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Các tác phẩm: “Thiếu nữ bên hoa sen”, “Thiếu nữ trong vườn chuối”, “Chọi trâu”, “Đấu vật”…

Dương Bích Liên (1924 – 1988) tham gia mỹ thuật từ sớm và đi theo phục vụ suốt cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Các tác phẩm: “Chiều vàng”, “Ngày mùa”, “Hồ chủ tịch qua suối”…

Nguyễn Tư Nghiêm (sinh năm 1922) đã từng nhận được nhiều giải thưởng trong cuộc đời sáng tác của mình như Giải chính thức Triển lãm Quốc tế Sôphia (Bun-ga-ri) 1985, Giải chính thức Triển lãm Quốc tế Hội họa - Đồ họa Hà Nội 1987, Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc các năm 1951, 1957, 1990... Tác phẩm nổi tiếng gồm: "Trạm gác", "Con nghé", "Giao thừa bên Hồ Gươm", "Nông dân đấu tranh chống thuế"… Đây là những tác phẩm đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm như "Cổng làm Mộng Phụ", "Người gác Văn Miếu", "Đánh cờ dưới bóng tre"…

 

Ngoài ra còn có hai họa sĩ sáng giá, đáng tiếc lại không được đứng vào bộ tứ nào, đó là Lê Phổ và Nguyễn Phan Chánh.

 

Lê Phổ (sinh năm 1907) có sự nghiệp hội họa được thế giới biết đến như một biểu tượng của sự kết hợp Đông và Tây, các tác phẩm hội họa của Lê Phổ được chào đón trên thị trường nghệ thuật thế giới từ Paris đến NewYork, điều mà chưa có một họa sĩ Việt Nam nào đạt tới và thang giá tranh của Lê Phổ đến thời điểm này vẫn cao giá nhất trên thị trường mỹ thuật thế giới dành cho họa sĩ người Việt Nam. Chủ đề chính trong tranh Lê Phổ là hoa và phụ nữ đẹp mơ màng, quý phái; tranh được thể hiện bằng chất liệu lụa và sơn dầu. Các tác phẩm của ông được trưng bày ở bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Cận đại Paris, bảo tàng Oklahoma (Mỹ). Tác phẩm chính: “Thiếu nữ bên hoa lan”, “Tĩnh vật”…

Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984). Từ thời thơ ấu họa sĩ đã được rèn luyện trong nền nghệ thuật viết chữ (calligraphie). Ở tuổi 14, họa sĩ đã đi tới các chợ để bán những bức tranh cuộn đầu tiên của mình, và với chúng họa sĩ đã kiếm thêm được tiền cho gia đình nhiều hơn là bằng việc viết chữ. Đề tài của họa sĩ là con người, người nông dân của vùng châu thổ sông Hồng. Cô thôn nữ tắm cho con, một phụ nữ gách thóc, người con gái nghiêng mình xuống nước... từ chủ đề cho đến độ đậm giảm bớt trong gam màu của họa sĩ, tới các màu sắc kín đáo của những cô thôn nữ vùng châu thổ và ngay cả các cánh đồng lúa sau mùa gặt hái. Cho đến bây giờ, những bức tranh của ông: “Chơi ô ăn quan”, “Lên đồng”, “Em bé cho chim ăn”, “Rửa rau cầu ao”… vẫn còn tồn tại mãi với tên tuổi Nguyễn Phan Chánh.

S.T
Nguồn: red.vn

 

 BC4

 

 

 BC5

 

Tranh khỏa thân của Hoại Sĩ Lê Phổ (1907-2001),được mua giá kỷ lục 1,4 triệu USD.

 

Anh Bùi Chát ơi , tôi tìm thấy một điều là các họa sĩ tiên phong đó họ đã làm việc rất nghiêm túc , khi họ vẽ chân dung người Việt Nam hay phong cảnh Việt Nam thì trong tất cả các tác phẫm của họ đều thể hiện rỏ được cái nét , cái khung cảnh môi trường , cái thần thái và tính cách đặc sắc của con người và sinh hoạt của làng quê , của đất nước Việt Nam ! Không ai trong bọn họ chịu khó vẽ các con giun đầy màu sắc như anh ! Chỉ có một họa sĩ tiên phong, người đã dùng mười đầu ngón tay vẽ giun theo phương tiện và phong cách Thủy Mạc trắng đen, người đã đi trước anh vài trăm năm trong văn chương tào lao truyền khẩu, đó là cái Ông Trạng Nguyên Việt Nam đi sứ sang Tầu mà tôi đã nói ở trên ! (Tôi xin phép không nói rõ tên Ông Trạng Nguyên , vì đối với tôi , đó là một câu chuyện dân gian truyền miệng không có thực ! Chỉ nhằm thõa mãn cái lòng tự kiêu dân tộc mà thôi !).

Anh chắc chắn không phải là một họa sĩ theo trường phái Mỹ thuật Phục Hưng Italia hay Trường Phái Cổ Điển ( Classicism ) với các nguyên tắc, các chuẩn mực truyền thống với biểu hiện thanh lịch và cân xứng !. Bởi vì các họa sĩ của trường phái này họ đã nghiên cứu rất kỹ về về màu sắc , về cường độ ánh sáng , về đường nét , về phối cảnh , áp dụng những luật với khối theo sáng tối, con người và thiên nhiên được diễn tả rất sâu về khối ,về y phục và bối cảnh, các qui luật về bố cục, màu sắc không gian, tỉ lệ kích thước, biểu lộ về tình cảm, .nên khi họ vẽ chân dung của một ai thì tác phẫm hội họa của họ luôn mô tả người mẫu cực kỳ sống động với đặc nét hoặc thần thái riêng của nhân vật ! Anh thấy không , Leonardo Da Vinci đã mô tả được cái nụ cười nhếch mép độc đáo,  không giống ai của cô nàng Mona Lisa ! Nét nhu mỳ duyên dáng trắng trẽo, với bàn tay dài gầy guộc của người phụ nữ thời trung cổ nỗi bật lên trên một phông màu đen cũng được ông mô tả chuẩn xác trong họa phẫm “Người đàn bà và con chồn”  ! Tôi dám chắc chắn một điều rằng dù có mười đời nữa , anh vẫn không thể nào vẽ được một vị vua Việt Nam như vua Quang Trung chẳng hạn , cởi ngựa chồm lên oai hùng như họa phẫm Napoléon vượt núi Saint-Bernard (Napoléon passant le mont Saint-Bernard), được vẽ vào khoảng 1800-1803  của họa sĩ Jacques-Louis David ,  trong đó mô tả Napoleon với vạt áo bào phất phới , tay phải chỉ về phía trước lúc cởi ngựa một con ngựa bạch đang chồm vó , lồng lên trên một sườn núi dốc nghiêng ! Người ra người anh hùng , ngựa ra ngựa chiến !

BC6

Mona Lisa (1503-1506-1517- ? ) - Leonardo Da Vinci (1452-1519)


 

 BC7

 

Người đàn bà và con chồn (1489-90). Leonardo Da Vinci (1452-1519)

 

 BC8

Napoléon vượt dãy Alps trên lưng chiến mã Marengo (1800), vẽ bởi Jacques-Louis David (1748-1825).

 

 

Trong trường phái hội họa tả chân với phong cách vẽ thật kỹ , vẽ giống y như thật nhìn thấy trước mắt này, được gọi là hyperrealist, tức "vô cùng thực", tại Việt Nam chỉ có cố Họa Sĩ Đỗ Quang Em  (16-9-1942 – 3-8-2021).

 

 

Hai đề tài ông vẽ nhiều nhất là tĩnh vật, thường là chén ấm trà, và chân dung phụ nữ, thường là chân dung vợ ông.


BC9

Tranh Tĩnh Vật - Đỗ Quang Em (1942-2021)

 BC10

"Chân dung vợ họa sĩ"(1975). Đỗ Quang Em (1942-2021).

 

Nhiều tác phẩm của ông được đấu giá nội bộ tại châu Âu nên hình ảnh tranh đến nay vẫn chưa được công khai. Trên thị trường, tranh ông giá trung bình hàng chục đến trăm nghìn USD. Phòng tranh Galerie La Vong ở Hong Kong từng bán bức "Ấm và tách trà" của ông giá 50.000 USD vào năm 1995.

 

Thực ra thì tranh của Đỗ Quang Em rất gần với  Trường Phái  Photorealism hay Photo-Realistic (ảnh hiện thực) là một loại hình hội họa, mà ở đó, người nghệ sĩ nghiên cứu bức ảnh mẫu và tái tạo hình ảnh giống thật nhất có thể bằng các kĩ thuật sơn vẽ. Có thể nói, Photorealism xuất hiện tương tự như một bức ảnh, khi mọi chuyển động hoặc thay đổi của đối tượng phải đặt trong trạng thái “tĩnh” (điều mà ảnh chụp mới làm được). Nói cách khác, Photorealism thu thập hình ảnh và thông tin qua máy ảnh. Sau đó, các nghệ sĩ sẽ truyền tải một cách tỉ mỉ lên mặt tranh thường với tỉ lệ lớn hơn bức ảnh gốc. 

Phong cách của Photorealism là chặt chẽ và tuyệt đối chính xác. Hình ảnh trong tranh đòi hỏi sự chân thực ở mức độ cao, mà người nghệ sĩ cần kỹ thuật điêu luyện để mô phỏng lại. Màu nước, sơn dầu và chì là những lựa chọn thông minh và thường thấy của những họa sĩ vẽ photorealism. Hiệu ứng kỳ lạ của những bức tranh này khiến nhiều người ngắm không chán mắt. Đẹp, chân thực và sống động.

Nguồn gốc sâu xa từ Trường Phái Photorealism của tranh Đỗ Quang Em là do Cha ông mở tiệm ảnh, và trong một cuộc phỏng vấn ông thú nhận ngành nhiếp ảnh có ảnh hưởng tới phong cách hội họa của ông .

 

Thưa anh Bùi Chát, Trước khi phân hạng, xếp loại tác phẫm của anh thuộc về Trường Phái Hội Họa nào , Cơ khổ thân tôi !,Tôi đã phải đọc lại hết Lịch Sử Hội Họa của nhân loại !

 

Nền Hội Họa của loài người khởi đi từ các bích họa trong hang động. Tranh hang động là các bức tranh vẽ trong hang động hay trên các thành và trần đá, thường có niên đại thời tiền sử. Những bức tranh hang động sớm nhất mà người ta biết được có niên đại 40.000 năm , trong khi các bức tranh hang động châu Âu sớm nhất có niên đại 32.000 năm về trước. Vào năm 1879, khi cô bé Maria de Sautuola đi tham quan các hang động tại Altamira - Tây Ban Nha cùng với cha cô. Cô đã phát hiện ra những bức tranh vẽ thú vật to lớn nằm trên trần hang thật ấn tượng do con người sống cách đây trên 30.000 năm tạo ra. Sau này , các nhà nghiên cứu đã cho rằng những họa sĩ đã vẽ những bức tranh hang động ở Altamira được cho là: những nhà phát minh ra sơn, cọ vẽ, giàn giáo để vẽ trên cao, và cả ánh sáng nhân tạo để có thể vẽ những bức tranh như vậy.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện bức tranh hang động lâu đời nhất được biết đến trên thế giới, đó là bức tranh có kích thước như thật về một con lợn rừng được vẽ cách đây ít nhất 45.500 năm ở Indonesia.

 

 BC11

Bức tranh lợn rừng được tìm thấy ở hang động Leang Tedongnge, Sulawesi, Indonesia được xác định cổ nhất thế giới.

 

 

Tiếp đến là các bức bích họa bên trong Kim Tự Tháp Ai Cập, những bức bích họa này vẽ người với chủ đề là cảnh sinh hoạt, sản xuất cũng như tín ngưỡng của cư dân và vua chúa Ai Cập. Và rất rỏ ràng là ở thời kỳ phôi thai này, các họa sĩ Ai Cập nhìn con người , động vật, đồ vật theo mặt phẳng 2 chiều, không hề biết tí gì đến cái nhìn phối cảnh 3 chiều !

Riêng các bức bích họa trong chuỗi hang động Mạc Cao, gần thị trấn Đôn Hoàng trên sa mạc Gobi phía tây Trung Quốc, so với các hang động khác thì xuất hiện rất trể, được phỏng đoán là từ thế kỷ thứ 1 Tây Lịch (Có thuyết cho rằng hang Mạc Cao được bắt đầu xây dựng từ năm 366). Nghệ thuật bích họa Đôn Hoàng là nghệ thuật Phật giáo dân tộc dân gian mang phong cách Trung Hoa .

 

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng , tôi có thể đi đến kết luận các họa sĩ  hang động thời thượng cổ không hề vẽ loại họa phẫm của anh ! Họ chỉ hứng thú vẽ các con bò , con heo rừng, con hươu rãi rác lên các vách tường của hang động, họ không hề có những nét quẹt kéo dài mang màu sắc multicolor như các bức tranh của anh !

 

Một điều nữa cũng rất chắc chắn rằng tranh của anh không hề thuộc Trường Phái Ấn Tượng (Impressionism) như các bức tranh của Renoir , Claude Monet và cũng không thuộc phong cách Hậu Ấn Tượng ( Post Impressionism) như các họa sĩ Paul Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh . Các họa sĩ này nhìn sự vật , phong cãnh theo đặc nét thoáng qua , cái nhìn của họ không đi vào chi tiết , không dừng lại ở những chi tiết rỏ nét vụn vặt, họ nắm bắt , chụp lấy cái ấn tượng chung nhất mà khung cảnh, người mẫu hay mẫu vật lưu lại trong ánh nhìn và ký ức phổ quát của họ ! Họ vẽ sự vật khá kỹ , nhưng gần như được làm nhòa đi , xóa bớt những đường nét không cần thiết , nên khung cảnh và sự vật xuất hiện trong họa phẫm gần như bị chìm trong một lớp sương mù !

  

 BC12


Woman with a Parasol - Madame Monet and Her Son
, đôi khi được gọi là The Stroll (tiếng Pháp: La Promenade ) là một bức tranh sơn dầu của Claude Monet từ năm 1875. Tác phẩm theo trường phái Ấn tượng mô tả vợ ông là Camille Monet và con trai của họ là Jean Monet trong khoảng thời gian từ năm 1871 đến năm 1877 khi họ đang sống ở Argenteuil , ghi lại khoảnh khắc khi đi dạo vào một ngày mùa hè đầy gió.

 
BC13

Bal du moulin de la Galette (Buổi khiêu vũ tại Moulin de la Galette) hay còn được biết đến với tên Le moulin de la Galette là một bức tranh được Pierre-Auguste Renoir vẽ năm 1876. Bức họa này ngày nay được trưng bày tại Bảo tàng OrsayParis và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của trường phái ấn tượng. Bức tranh miêu tả một buổi chiều chủ nhật điển hình ở quán Moulin de la Galette, khu phố Montmartre, Paris.

 


 

 BC14

 

Tranh Những người phụ nữ trong vườn (Femmes au jardin) do Claude Monet vẽ năm 1866.

  

 BC15

 

Đêm đầy sao (tiếng Hà Lan: De sterrennacht) là một bức tranh của họa sĩ Hậu Ấn Tượng người Hà LanVincent Van Gogh. Được vẽ vào tháng 6 năm 1889, bức tranh miêu tả khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông ở Saint-Rémy-de-Provence, miền Nam nước Pháp về đêm, mặc dù ông đã vẽ bức tranh vào ban ngày qua trí nhớ.


Các Trường Phái Nghệ Thuật Hội Họa trên Thế Giới được tạm phân loại như sau :

1 Trường phái Tân cổ điển – NeoClassicism (cuốiTK XVIII – đầu TK XIX)
2 Trường phái lãng mạn – Romanticism (TK XIX)
3 Trường phái hiện thực – reality (1849 – 1874)
4 Trường phái ấn tượng – Impressionism (1874- 1886)
5 Trường phái hậu ấn tượng Post Impressionism (1886- 1910)
Hay có thể là Trường phái Tượng Trưng (Symbolism)  do họa sĩ Bernard, Paul Gauguin đã sáng lập năm 1888 (Trường phái này có danh họa người Pháp nổi tiếng là Paul Gauguin)
6 Trường phái Dã thú – Fauvism (1905-1909)
7 Trường phái biểu hiện – Expressionism (1906-1919)
8 Trường phái lập thể – Cubism (1909-1926)
9 Trường phái tương lai – Futurism (1909-1918)
10 Trường phái Dada (Dadaism) (1916-1922)
11Trường phái siêu thực – Surrealism (1924-1938)
( Trường phái này có danh họa nổi tiếng là Picasso: Họa sĩ người Tây ban Nha (1881 – 1973)/ Trường phái và phong cách: Chủ nghĩa lập thể, Biểu tượng, Chủ nghĩa siêu thực. Cubism, Symbolism, Surrealism)
12 Trường phái trừu tượng – Abstract (những năm 1940)
13 Trường phái Kinetic Art (1950′s-1960′s)
14 Trường phái Pop Art (1961-1968)
15 Trường phái Op Art (1964-1967)
16 Trường phái Minimalism (1966-1970)
17 Trường phái nghệ thuật nhận thức- Conceptual Art (1960′s and 70′s)

Sau khi đã phải nhìn ôn lại các Trường Phái Hội Họa từ Quá Khứ đến Hiện Đại, Tôi nhận thấy rằng các họa phẫm của anh có thể tạm xếp vào Trường Phái Trừu Tượng( Abstract ), còn ngoài ra thì   không thể xếp vào các Trường Phái khác ! Ah lẽ ra, Thế giới Nghệ Thuật phải có thêm một Trường Phái là Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) , thì tôi đoan chắc rằng các cái món gọi là họa phẫm của anh sẽ được các nhà phê bình hội họa xếp nó vào Trường Phái này ngay tắp lự !

(Nhân đây , tôi xin tự tuyên bố trở thành một nhà phê bình hội họa vì tôi vừa mới tự phát kiến ra một từ vựng thuộc lĩnh vực phê bình hội họa , đó cũng chính là sự phát kiến ra một Trường Phái Nghệ Thuật mới : Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve). Mà sự phát kiến này có điểm xuất phát là từ việc cố gắng xếp loại các tác phẫm hội họa của anh . Tôi thật lòng cãm ơn anh, họa sĩ Bùi Chát hết lời về việc này ! )

 

Mỗi một họa sĩ trẻ khi vừa mới ra trường hay ra nghề, vửa mới mon men đặt chân vào khu vườn nghệ thuật  đều có cái khát vọng chứng tỏ về mình. Cái khát vọng về danh phận phát sinh từ động lực muốn mình là một chồi non dũng mãnh thừa sức vươn lên làm một thân cây cổ thụ kềnh càng, nổi bật hẳn lên trong cái vườn hoa nghệ thuật đó ! Từ đấy, họ đua nhau đi tìm cho mình một đường hướng nghệ thuật mới, một lối đi không có dấu chân người đi trước, một hình thái nghệ thuật không trùng lặp với bất cứ ai ! Và từ đó họ tự phong cho mình là một dân chơi trong làng nghệ thuật, rồi cũng từ đó , họ ra sức làm những điều kỳ dị, cố gắng tạo ra những sự kiện lạ lùng, những cú sốc nhằm gây chấn động tâm lý đến ngưới thưởng lãm và những ai quan tâm đến nghệ thuật ! Đó là tâm lý nôn nóng của những họa sĩ hay các nhà điêu khắc trẻ tuổi , muốn như là một ánh pháo hoa bùng nổ, tỏa sáng ngay lập tức trên bầu trời đêm ! Đa phần, các tác giả trẻ này rỏ ràng rằng họ muốn làm công việc PR cho chính họ, chỉ có vậy thôi !

Nhìn lại lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, chúng ta nhớ lại một vụ trưng bày tác phẫm khá độc đáo của một tác giả thời chiến, người đã thai nghén và nuôi dưỡng một định ý nghệ thuật khá độc đáo trong suốt một quá trình dài với tư cách một phóng viên chiến trường . Trước lúc có sự kiện trưng bày tác phẫm , thì thực ra anh chàng phóng viên này chưa mấy nổi tiếng, gần như không ai biết đến . Nhưng từ lúc có sự kiện trưng bày tác phẫm và cho đến mãi những năm tháng sau này, khi đã luống tuổi, anh ta được biết đến như một điêu khắc gia lừng lẫy của Việt Nam . Đó là Điêu Khắc Gia Phạm Văn Hạng . Hãy đọc lại một bài viết về Phạm Văn Hạng của tác giả Nguyễn Đình Thành :

(Tin tuc) – Cách đây (2010) đúng 40 năm, ngày 8-5-1970, một sự kiện làm chấn động giới nghệ thuật cũng như báo giới Sài Gòn lúc bấy giờ đã diễn ra tại trụ sở Hội Hồng thập tự Sài Gòn: một tác phẩm làm từ xương, mảnh sọ, ruột người lên án tội ác chiến tranh đã được treo trang trọng trong một triển lãm quốc tế.

Vài giờ trước khi tổng thống chế độ cũ đến khai mạc triển lãm, bức tranh đã bị buộc phải gỡ xuống và đến tận bây giờ không ai biết số phận của nó ra sao.

Bức tranh có một không hai

Mọi chuyện bắt đầu vào những năm 1960 khi Phạm Văn Hạng còn làm phóng viên chiến trường tại Quảng Trị. Hằng ngày ông lăn lộn ‘‘cày xới’’ trên bãi chiến trường với chiếc máy quay nặng gần chục ký trên vai, và làm việc như một phóng viên tự do cho nhiều hãng thông tấn nước ngoài.

Một buổi sáng, nắng sớm vừa lên, xuyên qua hàng rào dây thép gai chiếu lên dải đất ngổn ngang những xác người do lính Mỹ sát hại. Lòng người nghệ sĩ trẻ rung lên một nỗi xót xa. Ông tự nói với mình: ‘‘Phải làm một cái gì đó để góp phần ngăn thảm kịch này”. Ý tưởng về một bức tranh bằng chính xương thịt những nạn nhân của sự sát hại đã ra đời như thế.

Là phóng viên chiến trường, việc thu thập ‘‘tư liệu sáng tác’’ của ông không mấy khó khăn. Ông làm một bể formol lớn đặt ngay trong căn nhà nhỏ của mình. Lúc đó vợ ông đang có thai đứa con đầu, bà thấy sợ nhưng sau cũng quen dần. Và ông tha về đủ thứ: khi là mẩu xương, lúc là viên đạn, vỏ đạn, dây thép gai, mảnh hộp sọ… Người bạn thân của ông là bác sĩ chiến trường Lê Bá Dũng thỉnh thoảng cũng ‘‘cho’’ ông vài vật lạ gắp ra từ cơ thể những người tử nạn.

Năm 1970, sau tám năm suy nghĩ và sáng tác, Phạm Văn Hạng đã kịp hoàn thành tác phẩm hội họa đầu tay của mình vào đúng dịp triển lãm quốc tế của Hội Hồng thập tự Sài Gòn. Triển lãm này quy tụ họa sĩ 12 quốc gia trên thế giới. Báo Hòa Bình số ra ngày 12-5-1970 đã miêu tả: “Trong bức tranh này ông không vẽ một nét nào mà chỉ ghép những xương sọ, những đùi người còn nguyên thịt, những khúc ruột lòng thòng nằm vắt trên dây kẽm gai thứ thiệt, những bàn tay giập nát, những mảnh lựu đạn, trên một tấm ván mà ông nhặt được ở Quảng Trị.”

Gian truân một chặng đường

Sau khi hoàn thành, Phạm Văn Hạng đặt tên cho bức tranh là S.O.S Việt Nam. Dự định trưng bày tác phẩm trong triển lãm của Hội Hồng thập tự nhưng làm thế nào để mang được tranh về Sài Gòn khi chuyện mang bức tranh này lên máy bay dân sự là không thể. Bằng sự khéo léo của mình, Phạm Văn Hạng đã ‘‘xoay’’ được một chuyến trực thăng.
BC16

Chứng tích (trích – 1970)

Từ phi trường, ông mang thẳng bức tranh về nhà Trịnh Công Sơn để gửi ở đây một hôm. Nhạc sĩ họ Trịnh đã thốt lên khi nhìn thấy bức tranh: ‘‘Trời ơi, má tao nhìn thấy cái này chắc bả ngất luôn đó!’’. Sau rồi bức tranh cũng được gửi tại khu nhà hàng xóm của nhạc sĩ trước khi được chuyển về Sài Gòn. Chính Trịnh Công Sơn là người đề nghị đổi tên bức tranh là Chứng tích, bởi theo ông nó ‘‘nói’’ được nhiều hơn và mang tính triết lý hơn. Cũng chính Trịnh Công Sơn là người giới thiệu tác phẩm này cho giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn thời bấy giờ.

Sau một chuyến bay nữa, bức tranh được về tới Sài Gòn. Tại địa điểm triển lãm, tác phẩm được trưng bày trong một phòng riêng. Trong phòng triển lãm tác giả đã có một thao tác tế nhị khi che bức tranh bằng một tấm màn nhung đen với dòng chữ “Hãy vén lên nếu bạn muốn xem”.

Tranh treo từ đêm hôm trước khi khai mạc triển lãm, bạn bè nghệ sĩ và báo giới biết tin đã đến rất đông để xem. Gian triển lãm chưa khai mạc nhưng người xem đã đến chật kín. Sáng hôm sau, có lẽ tin về bức tranh đã tới phủ đầu rồng nên trước khi tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đến cắt băng khai mạc triển lãm, dược sĩ La Thành Trung đại diện ban tổ chức đã cho gỡ xuống vì lý do ‘‘không đảm bảo vệ sinh’’, dù triển lãm đã được bộ trưởng văn hóa cho phép tổ chức. Hàng trăm người xem triển lãm đã hết sức tức giận. Phạm Văn Hạng bật khóc…

Báo chí và dân biểu Sài Gòn thời ấy đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động này, thậm chí có dân biểu còn yêu cầu đưa vụ việc ra nghị viện. Có báo đã giật tít “Hội chợ suýt nổi loạn vì một bức tranh bị tịch thu”. Có báo lại đặt nghi vấn: bức tranh đã bị giấu đi vì có người trả giá tới 1 triệu đồng…

BC17

Ảnh: từ blog của tác giả Nguyễn Đình Thành


Dù họa sĩ và báo giới phản ứng kịch liệt và ban tổ chức hứa sẽ trả lại bức tranh sau khi triển lãm diễn ra, nhưng bức tranh có một không hai ấy đã vĩnh viễn biến mất trước mắt công chúng. Tuy nhiên, tác phẩm đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam và tiếng nói tố cáo mạnh mẽ tội ác Mỹ ấy vẫn còn mãi.

Ngày nay người ta thường biết đến Phạm Văn Hạng như tác giả của nhiều công trình điêu khắc lớn, là nhà điêu khắc chân dung văn nghệ sĩ, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, biết đến vườn tượng của ông ở Đà Lạt, nhưng ít người biết một Phạm Văn Hạng táo bạo và rực lửa của năm 1970.

 

Có những nghệ sĩ cũng muốn tham dự vào trò chơi PR cho tên tuổi mình bằng cách tìm kiếm chất liệu mới như để khám phá và mở ra một con đường đi mới, chất liệu không giống ai để tạo ra tác phẫm . Đó là các trường hợp Tranh làm bằng đá quý được khãm nguyên viên hay xay nhuyển ra rồi kết dính lại bằng keo, đó là tranh được tạo tác từ hạt gạo pha màu, tranh bằng vỏ cây tràm, tranh bằng lá trà hay hạt cafe . Trong Bảo tàng Chứng tích Chiến Tranh tại Saigon , có một pho tượng nhỏ mô tả Mẹ Việt Nam được tạo tác bằng cách hàn dính lại hàng trăm mãnh bom sưu tập trong thời chiến ! Nhìn pho tượng đó, người thích nhạc Trịnh Công Sơn sẽ liên tưởng được ngay đến một câu hát trong bản nhạc “Gia tài của Mẹ” của ông !...Gia tài của Mẹ, một nước Việt buồn ! Câu hát rất đúng với thời chiến ! Nhưng bây giờ là thời bình, năm 2022, đã 47 năm trôi qua kể từ ngày 30-4-1975 là ngày chấm dứt đao binh trên đất nước này, Việt Nam đã xây dựng mới không biết bao nhiêu là Khu Công Nghiệp, Không biết bao nhiêu là Chung Cư cao tầng, hàng ngàn ngôi nhà đã xây dựng xong mà vẫn bỏ trống không có người ở tại Quận 2, Quận 9, tại Mỹ Phước Bình Dương , tại Hà Nội, tại Đà Nẳng ...Số lượng nhà trống đó thừa sức cung cấp cho các gia đình thuyền nhân đã di tản ra nước ngoài ! Bây giờ thì các nhạc sĩ có thể viết rằng Gia Tài của Mẹ là một nước Việt vui , hay tưng bừng hí hững gì cũng được ! Nhưng vào thời của Trịnh Công Sơn sáng tác bản nhạc đó , đấy là thời chiến mà ...Gia tài của Mẹ thời chiến thì làm sao mà là một nước Việt vui được !? Chỉ có thể là một nước Việt buồn mà thôi ! No choice ! Vậy mà bọn nhãi đời sau lại có đứa vì cái câu “Một nước Việt buồn” mà lại chụp cho Ông là người có tư tưởng “Phản động” ! . Rồi lại có vài đứa cho rằng Chiến Tranh Việt Nam là Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc , chúng nó không chịu được câu “ Hai mươi năm nội chiến từng ngày” , nó cho rằng Trịnh Công Sơn sai khi nhìn cuộc chiến tranh đó là nội chiến, người Việt đánh nhau với người Việt ! Mẹ kiếp đằng nào thì cuộc chiến tranh Việt Nam đó cũng là một Hot War trong thời đại Chiến Tranh lạnh (Cold War) . Đó là cuộc đụng đầu giửa 2 thế lực Tư Bản và Cộng sản , 2 khối Capitalism và Communism cùng rủ nhau đổ vũ khí xuống trên cả 2 miền Nam và Bắc Việt Nam ! Cả 2 miến của Việt Nam có bị 2 thế lực đó xúi giục để đánh nhau không ? Rỏ ràng là có ! Mãi đến thời nay mới có từ “Cuộc chiến tranh ủy nhiệm “ để che đi sự xúi giục đánh nhau này ! Quân đội của 2 miền Bắc và Nam Việt Nam có đánh nhau không ? Rỏ ràng là có ! Chạy đằng trời cũng không khỏi nắng thì cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn mang đầy đủ màu sắc và tính chất của môt cuộc  Nội Chiến Nam Bắc ! Không trốn vào đâu được ! Vậy thì câu hát của Trịnh Công Sơn : “Hai mươi năm nội chiến từng ngày“ đâu có sai ! Chúng ta phê phán ông cái gì đây ?  Mẹ kiếp ! Sao lại có nhiều thằng dốt quanh ta quá chừng vậy kìa ! Chúng nó dốt không thể tưởng tượng nhỉ !. 

.

BC18
Bà Mẹ (tượng từ những mãnh bom). Nguyễn Hoàng Huy.(Tây Ninh).


 

 

Thực ra, một tác phẫm gây ấn tượng tốt đẹp và có giá trị trong con mắt người thưởng lãm nó là sự kết tinh của cái đẹp qua thời gian ! Nó là sự tích lũy của kiến thức, của những cãm xúc rung động trước khung cảnh rực rỡ hay ãm đạm, u tịch hoang vắng của thiên nhiên, của cãm nhận về vui buồn trong xã hội, của sự thấu hiểu về hạnh phúc và niềm đau khổ của nhân thế, của sự lao động miệt mài, của sự quen tay cầm cọ, của sự hiểu biết sâu sắc nhuần nhuyễn trong việc sử dụng, pha chế màu sắc ! Tất cả những yếu tố đó sẽ được tái hiện, trở thành nét tài hoa trên từng đường cọ và trên từng vết chạm khắc , tích lũy các vẽ đẹp hồn nhiên, chân thật , bi thương hay hùng tráng ứng hiện vào tác phẫm , hệt như từng phân tử vàng thay phiên nhau bám vào các trụ điện cực âm dương anod , catod trong phương pháp xi mạ bằng điện giải ! Thời gian là một bàn rung gạn của một thiết bị sàng lọc , nó chuyên sàng lọc ra tác phẫm lớn và tác giả lừng danh ! Các tác giả lớn của Việt Nam như Nguyễn Gia Trí , Tô Ngọc Vân , Nguyễn Phan Chánh, đều đã qua thiết bị sàng lọc của thời gian đó . Nên nhớ rằng họ vẽ là vì thích vẽ, và họ lao động rất nghiêm túc và chẳng hề PR cho chính mình ! Khi Nguyễn Phan Chánh vẽ bức tranh “ Chơi ô ăn quan”, ông chỉ thuần túy ghi lại cái cảnh một trò chơi mộc mạc giản dị của trẻ em, ông đâu có nghĩ điều gì về cái danh tiếng hay quyền lợi vật chất, tiền bạc phù du ! Và chúng ta nhận thấy ông vẽ vì ông thích cái cảnh quây quần vui chơi hồn nhiên của bọn trẻ, ông vẽ vì ông biết đôi mắt mình có thể chụp ghi lại như một máy ảnh và đôi tay mình có thể thể hiện cái mà đôi mắt nhìn thấy đó lên trên mặt lụa ! Chính ông sẽ không tưởng tượng được rồi thời gian sẽ sàng lọc , đưa tác phẫm của ông lên các Gallery nổi tiếng của thế giới để rồi các bức tranh của ông đã được đấu giá thành công và có bức đã có giá trị lên đến hơn bốn trăm ngàn USD.

BC19

Chơi ô ăn quan (1931) - Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)

 

Thưa anh Bùi Chát , sở dĩ tôi phải nói qua một lượt về các Trường Phái Hội Họa Cổ Điển cũng như Hiện Đại để xem thử rằng có thể xếp tranh của anh về Trường Phái nào ! Trong quá trình khảo sát kỹ lưỡng đó , một lần nữa , thú thực tôi chỉ có thể xếp tranh của anh vào Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Tranh của anh quá dễ vẽ, chỉ cần cầm cọ lên rồi nhúng vào bảng mầu và quẹt tưới xượi với những nét kéo dài trên mặt vải ! Chả cần phải tĩa tót cho giống đôi mắt , cái mũi, đôi môi hay mái tóc của người mẫu, chả cần có cái nhìn phớt qua của họa sĩ ấn tượng ! Cái anh chàng họa sĩ trong hang động ngày xưa , lúc chán đời cũng có thể quẹt cọ tưng bừng như anh ấy mà ! Nhưng không, anh chàng họa sĩ hang động ấy làm việc nghiêm túc và lao động cật lực hơn anh nhiều, anh ta vẽ con bò ra con bò , con hươu ra con hươu, con ngựa ra con ngựa , con chim cú ra con chim cú ! iVì sao vậy ? Bởi vì khi anh ta cầm cọ để vẽ , trong đầu anh ta đã có một định ý ! Còn anh thì không ! Trong đầu anh không có một định ý nào cả , nên anh gọi các tác phẫm của anh là Ứng Tác , được trưng bày trong Phòng triển lãm tranh có tên là “Improvisation” tức là Ứng Tác (Ứng Biến) ! Nghĩa là các tác phẫm được sáng tác nhằm mục đích đối ứng và ngay trong thời điễm mà tâm hồn của tác giả phải ứng phó với áp lực hay sự biến đổi của khung cảnh trước mắt hoặc sự thay đổi của môi trường xung quanh ! Thưa anh Bùi Chát , anh có thể đã từng cầm cọ , đã quẹt lên vải, nhưng tôi dám chắc là anh không nghĩ ra cái phong cách quẹt cọ với nhiều màu sắc này thường xuyên xuất hiện ở đâu (thậm chí xuất hiện đều đặn hàng ngày, hằng buổi) , do ai thực hiện, xuất hiện trên cái gì, mỗi tác phẫm trị giá bao nhiêu và có bán được cho công chúng hay không ? Thấy chưa , những câu hỏi đó sẽ làm anh bối rối ! Nhưng tôi thì có thể giải đáp cho anh một cách dễ dàng ! Anh hãy mua vé máy bay đi chơi Thailand một chuyến, tham dự vào Show Voi, anh sẽ thấy những con voi quẹt màu multicolors lên áo pull trong một thời gian rất ngắn , xong người ta sẽ bán những chiếc áo pull có họa phẫm của voi cho khán giả với giá hình như là 100 Bath thì phải ! Những con voi tôi nghiệp đó , chúng phải lao động quần quật , chúng xuất hiện theo khá nhiều sô diễn trong một ngày, nhất là những ngày có đông khách như dịp Tết , lễ hội ...Con người đang bóc lột các con voi khốn khố đó ! Vì một vài khúc mía, vài quả dưa hấu dập nát và vài chục ký cỏ ,các con voi đó đang làm nô lệ cho con người ! Có những con voi cái phải dẫn theo một chú voi con bé bõng để tham dự các show diễn của voi mẹ ! Và chú voi con đó cũng luôn nép vào dưới bụng mẹ, đi lúc thúc bên mẹ , Mẹ và con đang lao động cật lực để kiếm ăn đấy ! Có tôi nghiệp chưa !? .Đừng nói con người đang nuôi chúng mà ngược lại phải nói rằng chúng đang nuôi con người ! Để có được nãi chuối, chúng phải từ bỏ tự do, từ bỏ tính ngang dọc, tử bỏ tính cách kiêu hãnh hoang dại để rồi phải chịu nhẫn nhục quỳ xuống vái lạy con người ! Chúng có mía, con người có gạo ! Rỏ ràng là chúng đang lao động để nuôi con người đấy chứ ! Chắc chắn là như vậy !

Anh Bùi Chát ơi, cũng y hệt như anh, rỏ ràng các con voi đó đang vẽ tranh Ứng Tác đấy chứ !, ứng với sự đói bụng, ứng với sự thèm ăn chuối, ứng với lúc thèm khúc mía, và cũng có thể do ứng với roi vọt, các con voi đã tác nghiệp vẽ tranh lên các chiếc áo pull trắng! Riêng phần anh, ứng với chuyện gì để anh sáng tác ra những họa phẫm giống hệt như tác phẫm của loài voi kia thì chắc chỉ có thể mỗi mình anh được biết !.Ứng với sự thèm ăn của voi, tôi chỉ có thể tưởng tượng ra là anh gặp tình huống ứng với ngày bị vợ bỏ đói, Ứng với nỗi sợ roi vọt của voi, thì tôi lại suy nghĩ rằng anh phải ứng với khi bị vợ vác dao đòi chém, nên lúc đó anh mới tác ra các bức tranh như vậy ! Anh tha lỗi cho tôi !, trí tưởng tượng của tôi hơi bị nghèo nàn nên chỉ có thể nghĩ ra những hình ảnh tệ hại như thế mà thôi !


 

Nhận định thứ năm : Cuộc Triễn lãm chui và quyết định xử phạt


Tôi đọc được trên mạng về cuộc triễn lãm chui của anh và quyết định xử phạt của Tp.HCM như sau :

Ngày 9/8, UBND TP Hồ Chí Minh đã ký quyết định số 2696/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính với đối với ông Bùi Quang Viễn (Bùi Chát, SN 1979) - cá nhân đã tổ chức triển lãm tranh không phép tại phòng tranh Alpha Art Station (số 271/5 đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh).Quyết định xử phạt gồm 25 triệu đồng vì tổ chức triển lãm tranh không xin phép và phải tiêu hủy toàn bộ 29 bức tranh đã triển lãm.

 

Ông Phạm Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua Sở có tham mưu với UBND TP Hồ Chí Minh để ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Bùi Quang Viễn về hành vi nói trên.

Họp báo cung cấp thông tin về một số nội dung về quyết định xử phạt hành chính đối với ông Bùi Quang Viễn chiều 17/8.

“Theo quy định, khi tổ chức triển lãm các loại tranh sơn dầu và có tính chất thương mại thì cần phải xin phép. Khi đi kiểm tra triển lãm này, chúng tôi dựa trên nguyên tắc tôn trọng việc sáng tạo của văn nghệ sĩ và sau khi kiểm tra nội dung của các bức tranh, chúng tôi thấy không có vi phạm nghiêm trọng nên chúng tôi không thu giữ tang vật mà cho tác giả tự giữ tác phẩm và tự thực hiện hành vi tiêu hủy”, ông Phạm Văn Dũng nói.

Theo ông Phạm Văn Dũng, về nguyên tắc nếu làm đúng theo quy định của Nhà nước, khi kiểm tra các triển lãm nếu phát hiện vi phạm thì cơ quan chức năng sẽ thu giữ tang vật và mang về Sở và sau 10 ngày thì sẽ thực hiện việc tiêu hủy. Tuy nhiên, đối với tác phẩm của họa sĩ Bùi Quang Viễn, sau khi kiểm tra chúng tôi đã không thu giữ tang vật và không mang về Sở. Đối với trường hợp này, theo quy định cũng không quy định rõ là tác giả sẽ tự giữ lại tranh và tự thực hiện hành vi tiêu hủy.

“Sau trường hợp của họa sĩ Bùi Quang Viễn, phía Sở thấy quy định tiêu hủy tác phẩm không có giấy phép tổ chức triển lãm chưa phù hợp thực tiễn nên kiến nghị lên UBND TP Hồ Chí Minh. Vào ngày 15/8, UBND TP Hồ Chí Minh có gửi công văn khẩn ra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị bỏ điều khoản tiêu hủy tác phẩm không có giấy phép tổ chức triển lãm. Tuy nhiên, với triển lãm của Bùi Quang Viễn, quyết định xử phạt hành chính, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm vẫn được thực thi”, ông Phạm Văn Dũng cho biết thêm.

 

Đọc những dòng xử phạt Bùi Chát trên , chúng ta nhận xét được điều gì ?

Thứ nhất : Chuyện anh Bùi Chát bị xử phạt

 

Anh Bùi Chát bị xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng là đúng, bởi vì Nhà Nước bắt buộc phải ngăn ngừa bất cứ ai muốn sử dụng các phương tiện văn nghệ có tính truyền thông đại chúng như Thi Ca, Hội Họa, Kịch Nghệ, Phim Ảnh, Livestream trên Youtube, Tiktok hay đăng bài trên Facebook... với mưu đồ cá nhân làm hại cho an ninh hoặc lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội . Cứ tưởng tượng có một anh chàng họa sĩ mới ra trường cực kỳ háo danh, luôn luôn muốn chứng tỏ mình, anh ta ngày nào cũng đi vào Sở thú xin hốt phân của toàn bộ các con vật trong Sở thú, để nguyên xi hay đem phơi khô !. Xong một ngày nọ, bất thình lình và không thèm xin phép một cơ quan Quản lý văn hóa nào của Nhà nước cả, anh ta bê nguyên những thứ mà anh bỏ công sưu tập đó, đem ta trưng bày theo cái gọi là “Nghệ Thuật sắp xếp” với tên gọi tác phẫm vỏn vẹn bằng một chử là : “Phân”, ngay trên Phố đi bộ, là chổ bàn dân thiên hạ qua lại mới hấp dẫn chứ ! Liệu Cộng đồng có thể có thái độ bàng quang chấp nhận sự hiện diện của tác phẫm này ngay trên Phố đi bộ không ?, hay là chắc chắn sẽ gọi điện đến Sở Công An yêu cầu mời cái anh chàng họa sĩ này về uống trà vui vẻ tại Sở ngay tắp lự ?

 

Nhưng ở đây, chúng ta lại đọc được câu này :

“Theo quy định, khi tổ chức triển lãm các loại tranh sơn dầu và có tính chất thương mại thì cần phải xin phép.

 

Cái dỡm, cái sai của câu này là người viết ra nó không hề hiểu biết chút xíu nào về mục đích của trưng bày, của triển lãm. Đâu phải lúc nào người trưng bày tác phẫm của mình cũng cứ chăm bẳm vào việc thương mại, cứ muốn bán cho kỳ được tác phẫm của mình ! anh ta có thể trưng bày tác phẩm của mình vì những lý do sau :

 

1- Trưng bày để lấy tiếng, xây dựng danh phận, PR cho chính mình, không cần phải bán vật trưng bày ở thời điểm hiện tại. Đây là một con người nguy hiểm vì anh ta có kế hoạch dài hạn, sẽ thu lợi về sau !

 

2- Trưng bày vì khoe mẽ rằng mình hay, Khoe về nhận thức, ý thức về mỹ thuật và khoe kỹ năng tạo tác Mỹ Thuật !

 

3- Trưng bày vì anh ta có niềm tin tưởng và ngưỡng mộ vào cái Tinh Thần của Vật Trưng bày. Thí dụ nhà điêu khắc trưng bày tượng Maria, vì anh ta có niềm tin tôn giáo, tin tưởng vào Đức Mẹ Maria . Cũng như vậy, khi một nhà điêu khắc người Chăm trưng bày Linga và Yoni , anh ta tin vào tính năng duy trì dòng sống của 2 vật đó !

 

5- Trưng bày vì biết rằng tác phẫm của mình sẽ tồn tại dài hạn trên trục thời gian ! Đây là trường hợp các Nghệ Sĩ Điêu Khắc lớn của thế giới ! , các thiên tài về Kiến Trúc và Xây Dựng của toàn nhân loại

 

Như vậy, cứ theo đúng tinh thần của câu trên thì bất cứ những cuộc triển lãm nào rơi vào các trường hợp trưng bày mà không có tính chất thương mại thì không cần phải xin phép à ? Thế nhỡ môt mai có thằng vớ vẫn nào đó tự nhận là điêu khắc gia, nó tin tưởng và hì hục làm ra tượng cái thằng cha Trần Quang Đại là một thằng khùng đang sinh sống ở Mỹ, cực kỳ vô học, tối ngày nhìn mấy đám mây trên trời mà tưởng tượng ra được khuôn mặt của Jesus !. Rồi lại tự xưng làm Thánh Gióng nữa mới ghê chứ ! Trần Quang Đại mơ làm một nhà tiên tri, nhà cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam và giải phóng Nhân Loại ! Cơ khổ cho nhà điêu khắc không tên này ! Bởi vì anh ta quá ngưỡng mộ tên khùng Trần Quang Đại và Thánh Nữ tự xưng Thanh Hải Vô Thương Sư !. Nhà điêu khắc lại phóng trí tưởng tượng siêu việt tạo thành một cặp tượng rất sexy và đầy tình tứ giửa Thánh Gióng Trần Quang Đại và Thánh Nữ ! Xong anh ta không hề đem bán nhé , nghĩa là anh ta trưng bày tượng vì tin tưởng và ngưỡng mộ, không hề có tính chất thương mãi nên anh ta không cần phải xin phép nhé ! Cứ đường hoàng đem cặp tượng hấp dẫn đó trưng bày ở chố nào đông người nhất như Khu vui chơi Suối Tiên hay Đầm Sen gì đấy đều được sất ! Không có ai có quyền bắt lỗi anh ta cả theo đúng tinh thần câu viết về luật như trên ! Vui nhỉ !?

 

Thứ hai , Sự dốt nát của kẻ làm ra luật !.

 

Kẻ ấy đã không lường trước được việc một người như anh Bùi Chát có thể chỉ vi phạm hành chính, nhưng tác phẫm của anh lại không có chút nào mang tính chính trị, không hề có tính chống đối nhà cầm quyền và do đó không cần phải bị tịch thu và tiêu hủy như trường hợp phải đối phó với những cuốn sách hoặc tài liệu tuyên truyền những đường lối xách động nổi loạn lật đổ nhà nước của bọn phản động ! Kẻ làm ra luật mà không thấy trước, không lường trước được hết những trường hợp vi phạm với đầy đủ các biến tấu của nó thì rỏ ràng là quá kém, có thể gây ra những lúng túng cho việc áp dụng luật để xử lý về sau ! Tai hại thật !

 

Thứ ba, Sự lúng túng của người áp dụng luật để xử lý vụ việc !

 

Người xử lý ở đây là Quan chi phụ mẫu ! Quan phán thì dân phải nghe và thực hiện ! Nhưng cơ khổ ! , Quan ở đây hình như khá giống Robot và vô cùng sợ trách nhiệm !, Quan Robot dỡ sách luật ra và đọc được trong đó cách xử lý gồm 2 phần , phần một là xử lý vi phạm hành chính, phần 2 là tịch thu tiêu hủy, Thế là trong bộ nhớ của Quan Robot đã ghi khắc một cách cứng nhắc về điều khoản xứ lý đó ! Quan Robot mà lỵ ! Quan lúc nào cũng sẳn sàng thực hiện theo điều khoản đấy một cách vô cùng máy móc, phải làm đủ cả 2 phần ! Nếu không thì dường như bị thiếu ! Quan Robot như vậy mới đúng là Robot ! Mẹ ơi ! Quan không dám bỏ phần 2 vì Quan sợ trách nhiệm ! Quan sợ cấp trên gỏ đầu Quan ! Quan Robot cấp dưới sợ Quan Robot cấp trên hỏi Quan rằng tại sao điều khoản xử lý gồm 2 phần mà chú mày lại chỉ áp dụng có phần 1 thôi ?! Tại sao vậy ? Tại sao mày xử lý có vẻ như đã nhân nhượng cho nó ? Mày giơ cao đánh khẽ ư ? Mày buông súng đầu hàng trước kẻ thù ư ? Trong việc này có gì mờ ám không ? Có undertable money không ? Có việc chạy án không ? Có đồng tiền mờ ám đa kim ngân phá luật lệ nào không trong việc này ? Và để tránh sự khổ sở khi phải trả lời cho Quan Robot cấp trên những câu hỏi rắc rối khốn nạn ấy , Quan Robot cấp dưới bèn vội vã làm một cái report báo cáo lên Quan Robot cấp trên, rồi Quan Robot cấp trên lại gửi văn thư lên Quan cấp trên nữa, trong đó có sáng tạo một chút đĩnh rằng thì là :

“Sau trường hợp của họa sĩ Bùi Quang Viễn, phía Sở thấy quy định tiêu hủy tác phẩm không có giấy phép tổ chức triển lãm chưa phù hợp thực tiễn nên kiến nghị lên UBND TP Hồ Chí Minh. Vào ngày 15/8, UBND TP Hồ Chí Minh có gửi công văn khẩn ra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị bỏ điều khoản tiêu hủy tác phẩm không có giấy phép tổ chức triển lãm.

Có một người bạn tôi đọc được những phát biểu này của các Quan chi Phụ Mẫu ! Anh ta chửi thề mà rằng : Mẹ kiếp ! Cả một lũ dốt nát không biết quyền hạn của chính mính, không biết cách xử lý vụ việc, ngụy biện vớ vẫn !

Anh Bùi Chát ơi ! cũng rất may cho anh !, Nếu anh sinh ra ở thời quá khứ vào một triều đại phong kiến nào đó và nếu như anh gặp điều khoản xử lý vụ việc của anh cũng có 2 phần, phần một là phạt vi phạm hành chính chừng 100 lượng bạc , phần hai là phạt đánh 200 gậy, thì chết mẹ anh rồi ! Với 200 gậy , chết là cái chắc, linh hồn anh chắc sẽ bay theo gặp được linh hồn của Ngô Thì Nhậm , người bị Đặng Trần Thường cho lính đánh gậy đến chết ! Chuyện xưa đó như sau :

Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường:

Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.

Có chuyện lại kể, Nhậm thấy vẻ khúm núm, hèn hạ, xin xỏ của Thường thì khẽ cười mà rằng:

Công hầu, khanh tướng, vòng trần ai (đại ý nói rằng danh tước, công hầu làm con người thành bi kịch chốn trần ai).

Đặng Trần Thường nghe mà căm tím ruột, hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường.

Trong thế đối nghịch nhau, nhớ lại chuyện xưa, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai đã biết ai ?!

Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp:

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế !

 

 

Thứ tư : Về chuyện xử phạt,

Chúng ta hãy đọc lại hai đoạn văn về xử phạt ở trên

“...sau khi kiểm tra nội dung của các bức tranh, chúng tôi thấy không có vi phạm nghiêm trọng nên chúng tôi không thu giữ tang vật mà cho tác giả tự giữ tác phẩm và tự thực hiện hành vi tiêu hủy”, ông Phạm Văn Dũng nói.

Tuy nhiên, với triển lãm của Bùi Quang Viễn, quyết định xử phạt hành chính, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm vẫn được thực thi”, ông Phạm Văn Dũng cho biết thêm.

 

Chúng ta thấy quyết định xử phạt nói rằng : tác giả tự giữ tác phẩm và tự thực hiện hành vi tiêu hủy. Câu chử này quá mơ hồ ! Tác giả sẽ tự giử tác phẫm ở đâu ? Giả dụ như nhà tác giả quá chật hẹp , không có kho để lưu trử , tác giả bèn canh me đêm khuya thanh vắng không có ai, chỉ có tiếng nỉ non than oán của lũ côn trùng trong bản nhạc buồn thiu giửa đêm dài bất tận !, đem vất bừa bãi những bức tranh của mình ra một cánh đồng cỏ hoang, đầm lầy, không ai trực canh ! .Hay đem vất vào một cánh rừng thưa, rừng dầy hoặc rừng phòng hộ, nghĩa là trên đất chưa được nhà nước giao cho ai đó quyền sử dụng với thời hạn vài chục năm, (nghĩa là nhà nước vẫn là Chủ sở hữu đất hợp pháp và có nguyên vẹn quyền sử dụng đất đai theo Hiến Pháp của nước Cộng Hòa Xã Hôi Chủ Nghĩa Việt Nam) thì về mặt luật pháp, tác giả lại tiếp tục vi phạm quyền sở hữu đất đai của nhà nước ! Ngoài ra, chuyện vất bừa các bức tranh này lại có thể bị xem như lại một lần nữa tác giả dù vô tình hay rất là cố ý đem trưng bày, triển lãm tranh không xin phép lần nữa, nếu như có ai đó, dù chỉ là một cậu bé nghèo khổ đi bán bong bóng hay một người đi nhặt rác để sinh nhai, dừng lại liếc qua mấy miếng vải màu sắc được gọi là các bức tranh bị ném nằm chỏng trơ chỏng gọng ở nơi đó ! Thế là đủ 2 điều kiện : có trưng bày triển lãm và có người xem ! Lại thêm một lần xử phạt đấy nhé !. Kỳ xử phạt này sẽ có 4 phần chứ không phải chỉ 2 phần như kỳ trước : Phần 1 , Xử phạt vi phạm hành chính : Triển lãm không xin phép ! Phần 2 : Xử phạt vi phạm hành chính vì vứt rác không đúng chổ quy định ! Phần 3 : Truy tố tội hình sự vì tội vi phạm quyền sở hữu đất đai của Nhà Nước , Phần 4 : Xử lý tang vật : Do không có vi phạm nghiêm trọng nên không thu giữ tang vật mà cho tác giả tự giữ tác phẩm và tự thực hiện hành vi tiêu hủy !

Và cứ thế cứ thế ! Việc vi phạm và xử lý sẽ được rơi vào một vòng xoay bất tận ! Vui chết mẹ luôn nhé !

Giờ ta hãy bàn đến chuyện tác giả tự thực hiện hành vi tiêu hủy ! Mà trước khi nói đến việc tiêu hủy tranh , hãy tìm hiểu về mức độ độc hại của sơn dầu :

Sơn dầu là gì?

Sơn dầu là một loại màu họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai), dầu cù túc hay dầu óc chó. Sơn dầu được rất nhiều họa sĩ sử dụng cho tranh của mình vì một số đặc tính sau:

  • Khả năng tùy biến dày nổi khác nhau khi sử dụng màu nước hoặc màu khô
  • Thời gian để màu dầu khô khá lâu, tạo điều kiện thuận lợi để các hạo sĩ sáng tạo đến mức tối đa
  • Bề mặt tranh có sự pha trộn giữa độ mịn màng, mấp mô, sần sùi và sọc như chất liệu vải
  • Công cụ dùng để vẽ đa dạng, không nhất thiết phải là dùng cọ như truyền thống
  • Sơn dầu tương đối bền bỉ “thách thức thời gian”, giá trị bức tranh đồng biến với tuổi thọ trải qua.

Một trong những điểm ưu việt của sơn dầu là độ bền, bức tranh Mona Lisa vẫn còn giữ được màu tốt sau hàng trăm năm

Thành phần của sơn dầu

Sơn dầu gồm hai thành phần chính: sắc tố màu (pigment) và dầu tạo màng.

Bột màu Pigment

Pigment là các loại bột màu pha với sơn. Tuỳ vào nguồn gốc của pigment có độc hay không và ở mức độ nào. Bên dưới là một loại màu bột hay được dùng để pha sơn dầu:

     Trắng chì: Silver white, Lead white (Đọc mã trên tuýp là PW1) là một loại bột màu được tạo nên bởi carbonate và hydroxide chì thu được sau một quá trình chưng cất phức tạp. Chì trắng sẽ rất độc khi ở dạng bột do hít phải. Tuy nhiên khi thành sơn dầu, được dầu tạo màng giữ lại nên chỉ độc trong trường hợp nuốt phải hay dính vào mắt. Trên thị trường, ta rất hiếm khi gặp được sơn dầu có chứa trắng chì thật vì với một số có thể là sự pha trộn giữa trắng kẽm, trắng titanium để mô phỏng lại trắng chì.

    Màu đỏ thần sa (vermilion) từ ngọc thần sa. Từ ngọc thần sa được sinh ra từ núi lửa, có sắc đỏ như máu, chói lọi như lửa.
Thần sa có nguồn gốc từ quặng sulfide thuỷ ngân. Thần sa đỏ rất độc và chỉ thường có trong các loại sơn dầu cao cấp.

BC20

Tinh thể thần sa.

 

     Còn những loại màu cadmium (đỏ cadmium PR108) là loại màu tổng hợp để thay thế. Chúng được tổng hợp từ nguyên tố cadmium mới được phát hiện năm 1817. Công nghệ tạo màu cadmium này khá tốn kém và phức tạp nên màu này cũng rất đắt. Tuy cadminum là chất độc nhưng màu cadmium có hàm lượng cadmium rất thấp nên không bị coi là độc.

Ngoài ra còn một số loại bột màu pigment lành tính khác, lam ultramerine làm từ ngọc lưu ly và lam cobalt từ oxit nhôm đều không độc. Một số loại màu có nguồn gốc tự nhiên như vàng Ấn Độ, vàng hoàng thổ từ đất vàng, burn umber từ đất mùn hay phù sa… cũng không độc.

BC21

Tinh thể ngọc lưu ly (lapis lazuli) có nhiều tại Afghanistan thường được xuất sang châu Âu theo con đường tơ lụa huyền thoại.

 

Như vậy, ta biết được rằng đa số các pigment của sơn dầu thường là không độc trừ một số loại màu đặc thù. Thường với các màu hạng sinh viên sẽ không thực sự được tạo nên bởi pigment chính xác của nó mà là màu mô phỏng từ các loại hoá chất rẻ tiền khác.

Dầu tạo màng

Dầu tạo màng có tác dụng kết dính có thể là dầu lanh, dầu hạt óc chó hoặc dầu thuốc phiện. Trong đó dầu lanh được chế biến bởi nhiều phương pháp khác nhau như phơi nắng (sun-bleached linseed oil, sun-thickened linseed oil), nấu trong điều kiện không tiếp xúc với không khí (stand oil), dầu tinh chế lọc bỏ các tạp chất (refined linseed oil), dầu nấu trong điều kiện có tiếp xúc với không khí (boiled linseed oil), hoặc đơn giản là dầu ép thẳng từ hạt lanh không xử lý (raw linseed oil)… sẽ cho ra các tính chất khác nhau và dùng trong các trường hợp khác nhau với tỉ lệ thích hợp.

Các loại họa phẩm khác trong quá trình vẽ tranh sơn dầu

Nhựa

Nhựa có tác dụng là chất kết dính, giữ cho sơn dầu có độ bóng khi pha thêm cùng sơn dầu trong quá trình vẽ. Nhựa cây chủ yếu chiết từ các cây họ thông tùng bách và các họ cây dầu mọc ở các khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nhựa được pha với tỉ lệ rất ít.

Dung môi pha loãng dung dịch để vẽ

Dung môi này dùng để pha dung dịch hoà tan các loại dầu tạo màng và nhựa cây như dầu thông, dầu oải hương. Có hai loại dung môi pha loãng dung dịch chính:

  • Dầu thông nếu vẽ phòng kín và hít nhiều trong thời gian dài gây hại phổi.
  • Dầu oải hương thơm dễ chịu. Không độc. Nhưng đắt gấp 2 – 4 lần dầu thông.

Dung môi rửa bút

Khác với dung môi để pha dung dịch, những chất dung môi này chỉ nên dùng để rửa bút. Các dung môi rửa cọ thường dùng bao gồm: Xăng trắng (white spirit), xăng không mùi, dầu thông, dầu hoả và các sản phẩm gốc dầu mỏ. Tất cả đều độc nếu ngửi nhiều trong phòng kín. Ngoại trừ, xăng không mùi dầu oải hương thì không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

 

Thế nhé ! giờ thì chúng ta đã hiểu rõ về mức độ độc hại của vật liệu sơn dầu rồi nhé ! Vậy bây giờ làm sao để tiêu hủy tranh sơn dầu đây?.

Có các biện pháp sau :

1- Cắt thành từng mãnh thật nhỏ ( Biện pháp này không khả thi vì cuối cùng vật liệu độc hại vẫn tồn tại trong cái đống rác khổng lồ của các mãnh nhỏ đó, ngoài ra cũng không khả thi về mặt thời gian và nơi chốn xử lý, cắt mãnh càng nhỏ, khối lượng công việc càng lớn, thời gian càng kéo dài tiến đến vô tận ! Rồi ngồi ở đâu mà cắt đây ? Xóm nhỏ , ngồi cắt bậy, người ta chửi chết ! Chẵng nhẽ lại đem ra ngồi cắt ở phố đi bộ ư ? Lại sẽ bị phạt vi cảnh , xử lý vi phạm hành chính vì xã rác không đúng nơi quy định !

2- Cho tiền người đổ rác dân lập để họ chở ra bô rác ! Cách này phải thương lượng giá cả phải chăng với người đổ rác dân lập có xe ba bánh chở các bức tranh đem ném vào bô rác ! Chưa chắc người chủ quản bô rác đã chịu nhận đem chôn giùm ! Coi chừng, các con chuột lỡ cắn vào các bức tranh, bị ngộ độc lăn ra chết ! Mèo và chó thi nhau vật chuột lại cũng dãy chết đành đạch ! Quang cảnh xử lý tranh kiểu này trông ra thê lương lắm và coi chừng rất có hại cho vật nuôi ! , vi phạm đến quyền được sống của súc vật và cũng vi phạm nghiêm trọng đến vấn đề bảo vệ súc vật !

 

3- Đào hố chôn tranh xuống đất ! Phương pháp này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới bị phạt vi phạm hành chính và sau đó lại bị truy tố về tội hình sự vì làm ô nhiễm mạch nước ngầm, phá hoại nguồn nước uống và nước sinh hoạt, gây ngộ đôc nước uống hoặc gây viêm nhiễm da cho nhiều người, tác hại nghiêm trọng đến môi sinh cộng đồng !

 

4- Đi vào chợ Kim Biên mua 2 loại acid  và HCl đậm đặc và HNO3 đậm đặc, mang về pha trộn theo tỷ lệ 3:1 để tạo thành nước Cường Toan. Khi pha chế nhớ :

– Cho axit nitric (HNO3) vào axit clohidric (HCl). Tuyệt đối không được phép thực hiện ngược lại. Dung dịch thu được là một chất lỏng có màu vàng, bốc khói mùi clo nồng nặc.

Phương án tiêu hủy tranh bằng nước cường toan này cũng không khả thi vì :

Trong quá trình đi mua các loại acid bán lậu ở chợ Kim Biên , coi chừng bị công an bắt về tội có dự mưu khủng bố bằng hóa chất !

Khối lượng nước cường toan để tiêu hủy những 29 bức tranh sẽ không nhỏ đâu ! Cở 1 can 20 lít là tối thiểu đấy !

Xong đổ dung dịch cường toan này lên các tác phẫm để tiêu hủy chúng ! Chắc chắn các bức tranh vải sẽ bị bốc khói, ngún cháy và tỏa nhiệt ngay lập tức ! Nhưng vấn nạn lại sẽ nằm ở chổ này ! Đem dung dịch cường toan đã hòa tan tranh rác này đổ ở đâu lại là một vấn đề lớn vô cùng rắc rối nghiêm trọng mới vừa phát sinh ra ! Không có chổ để đem đổ thứ dung dịch Vương Thủy này vì nó có độ hòa tan rất mạnh ! Đổ bậy đâu đó có thể làm phỏng nặng chết người ! Đổ vào toilet rồi giật nước cho trôi xuống hầm cấu ư ? Lại có 2 trường hơp sẽ xảy ra : Thứ nhất lượng nước không đủ trung hòa dung dịch cường toan chứa tranh rác ! Lúc này tình huống sẽ tệ hại vô cùng, coi chừng dung dịch cường toan bị trào ngược lên mặt toilet , gặp bất cứ thứ gì bằng kim loại trong nhà cầu, nó sẽ hòa tan, lảm gãy đổ ngay lập tức ! Khốn nạn cuộc đời đấy nhé ! Thứ hai , nước cừng toan chảy xuống hầm cầu , giết hết các dòi bọ và các vi khuẩn yếm khí trong hầm cầu ngay lập tức !, Rồi một tuần lễ sau, xác chết các loài này nhanh chóng hóa thành một lượng khí Methan (CH4) có áp suất mỗi ngày một gia tăng mãnh liệt ! Và ôi thôi , cái hầm cầu nhà anh Bùi Chát bỗng nhiên hóa thành một quả bom nhét đầy khí Methan, chỉ chờ có một mồi lửa từ điếu thuốc lá hờ hững trên môi của một gã khốn nạn ghiền thuốc nào đó , thì cả xóm sẽ được dịp cùng nhau chơi một ngọn pháo hoa khổng lồ vui phết !

5- Tiêu hủy bằng đốt tranh :

Tác giả là anh Bùi Chát phải tự mình chạy xe gắn máy ra cây xăng, mua xăng A92 hay dầu lửa gì đó, đem về rưới lên đống tranh rồi tiêu hủy chúng bằng cách đốt ! Trên nguyên tắc là vậy ! Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là địa điểm đốt phải hợp lý, hợp pháp ! Anh Bùi Chát không thể đốt tranh ngay trong nhà mình , vì nếu làm như thế , vợ con anh sẽ chết ngộp mất ! Và cuối cùng anh lại sẽ bị phạt rất nặng vì khi khói từ nhà anh bốc lên cao , hàng xóm anh sẽ hốt hoảng, kinh hoàng , họ sẽ ôm bình chửa cháy chạy đến cứu giúp cho nhà anh ! Rồi thì các xe chửa cháy của các quận huyện và ngay cả của cấp thành phố sẽ cắm đầu chạy tới, hụ còi inh ỏi trên khắp các đường phố : Tí Te ! Tí Te ! Cháy đâu ! Cháy đâu ! Quang cảnh bỗng nhiên trở nên nhôn nhịp vui vẻ một cách lạ thường ! Rồi không biết bao nhiêu là cú điện thoại gọi từ cấp dưới báo cáo lên cấp trên, từ cấp trên gọi xuống hỏi cấp dưới : Alô , cháy ở đâu vậy ? Thằng nào đốt vậy ? Có bàn tay của đám khủng bố phản động hay bọn tự diễn biến hòa bình nhúng vào không đấy ? ! Phương án này quá nguy hiễm anh Bùi Chát ơi !. Anh sẽ bị phạt với mức phạt tiền khổng lồ nhằm đền bù cho những thiệt hại quá ư là nghiêm trọng mà anh đã gây ra cho cộng đồng và xã hội ! Ở tù rồi mất mạng trong tù như chơi với phương án này đấy anh Bùi Chát ạ !

Đốt tranh ngay trong nhà mình là không được rồi ! Anh cũng sẽ không thể đem tranh của anh ra đường phố hay bất cứ nơi công cộng nào để đốt, nhất là ở các phố đi bộ ! Vì như thế , người ta sẽ cho rằng anh đã quá cay cú vì cái quyết định xử phạt đang bổ xuống đầu anh nên anh đem đốt tranh ngay trên đường phố để phản đối cái quyết định đó ! Anh lại sẽ bị phạt năng hơn theo các mức phạt mà tôi đã liệt kê ở trên cho anh có dịp tham khảo!

Vậy đem ra đồng và đem vô rừng để đốt thì sao ? Thứ nhất , phải xét xem cánh đồng đó đã được nhà nước giao quyền sử dụng đất có thời hạn bao nhiêu năm cho ai chưa ? Nếu đã có người được giao quyền sử dụng đất mà anh lại nhè đi đốt tranh của anh trên mãnh đất ấy, đó là phạm pháp vì anh đã vi phạm lợi ích của người khác, điều này được xử theo Luật Hình Sự đấy nhé ! Còn nếu đất hoang và rừng còn thuộc Quyền Sở Hữu của nhà nước , anh lại sẽ vi phạm vào những điều luật có tính bảo vệ công sản của Nhà Nước ! Đó là chưa kể, lượng khói đốt bốc lên làm ô nhiễm không khí, đe dọa hệ hô hấp, làm viêm nhiểm buồng phổi của  con người, lượng khói đó đáp xuống mặt đất có thể làm hủy diệt cây cỏ, sâu bọ, chim muông, nhen sóc , chồn thỏ, gà vịt , hươu nai, cọp voi , gấu vượn.. Ối anh Bùi Chát ơi ! Ngỏ nào anh cũng dễ dàng bị truy tố về tội hình đấy nhé ! Khổ thay cho thân anh !

 

 

Phần Kết :

Tóm tắt về sự vụ và vấn nạn của anh như sau : Anh đã hì hục quẹt cho xong 29 bức tranh, tìm cho ra một chổ để trưng bày, nhưng vì anh quen thói làm việc lậu mà không hề có giấy phép hệt như cái Nhà Xuất Bản Giấy Vụn do anh thành lập cho tới bây giờ cũng đếch có Giấy Phép hoạt động ! Nên phòng triển lãm của anh là một Phòng Triển Lãm lậu, chui ! Trường Phái và cũng là phong cách của anh có tên : Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Do vậy , chắc chắn đã có một tên cán bộ văn hóa cấp thấp nào đó đã lẻn vào phòng tranh của anh , khi nó nhìn vào các bức tranh của anh, thần kinh thị giác của nó bị chọc ngứa mãnh liệt ! Nó chịu không nỗi ! Tai hại thật ! Hệ thần kinh của nó bị kích động, phát ra sự suy nghĩ liên tưởng đến việc triển lãm có giấy phép hay không có giấy phép ! Rồi cũng vì cái liên tường đó , nó lại chạy đi báo cáo lên trên ! Tới phiên cấp trên của nó khi nhìn vào tranh của anh, thần kinh thị giác của cấp trên nó lại bị chọc ngứa ! Và cứ thế cứ thế ! Cuộc chọc ngứa thần kinh thị giác cứ tiếp tục lan ra hết người này đến người khác trong giới Quản Lý Văn Hóa Văn Nghệ trên cái đất nước 4000 năm tươi đẹp này ! Đúng là một sự kiện chấn động đến toàn bộ hệ thần kinh của Xã Hội ! Kinh khiếp thật đấy !.

Và cuối cùng là cái kết quả đắng chát rớt ngay xuống đầu anh Bùi Chát ! Anh nhận được một quyết định xử phạt mà theo tôi thì rất là lũng cũng , vô lối và không có cách giải quyết ! Đúng là phải nói bằng ngôn ngữ thi ca của chính anh để mô tả cái quyết định xử phạt đó đã ảnh hưởng đến anh như môt chuyện : Xáo chộn chong ngày !

Thưa anh Bùi Chát, rõ rồi nhé , tác giả không thể nào tự tiêu hủy tác phẫm vì không có cách để tiêu hủy và cũng không có nơi nào để cho anh tiến hành thực hiện chuyện tiêu hủy ! Tôi thương cãm và tội nghiệp cho anh quá ! Nên tôi có một đề nghị nghiêm túc gửi đến anh như sau :

- Tôi Không được giàu có gì cho lắm nên xin đề xuất được mua lại toàn bộ 29 bức tranh của anh với giá 25 triệu VND (Viết bằng chử : Hai mươi lăm triệu đồng chẳn), bằng với đúng y với số tiền anh bị phạt vi phạm hành chính. Xem như anh không bị phạt và cũng xem như khi anh bàn giao số tranh đó cho tôi , anh đã thoát khỏi một thứ của nợ mà anh phải nhức đầu suy nghĩ cách xử lý !

- Khi anh đã bàn giao tranh cho tôi, lúc này tôi có vai trò là một nhà sưu tập hôi họa chứ không phải là tác giả , do đó theo lý, khi tôi không phải là tác giả thì tôi không có mang trong người trách nhiệm của một tác giả phải giử và tự tiêu hủy tranh của mình !

- Đối với tôi , một nhà phân tích tài chính , tôi xem đây là một cuộc đầu tư đầy rủi ro ! Mà bất cứ vố đầu tư nào với độ rủi ro cao đều hàm chứa trong nó một mức siêu lợi nhuận bất thường, có thể tăng trưởng mãnh liệt theo thời gian ! Trong tương lai, toàn bộ từng bức tranh trong 29 tác phẵm của anh sẽ mang cái mác là tranh suýt bị đem đi tiêu hủy trong cái thời đại đấy đấy ! Cái thời đại sau sự kiện Tần Thủy Hoàng Phần Thư Khanh Nho (Đốt sách, Chôn sống Nho sĩ)  2234 năm ! Và chắc chắn nó sẽ có một giá trị khủng trên các sàn đấu giá ! Tôi đang mơ đến ngày phải sắm máy đếm tiền mới có thể kham nỗi việc đếm lợi nhuận từ việc bán ra các bức tranh của anh !

Tôi đang chờ lời phúc đáp sớm của anh về thương vụ liều lĩnh này của tôi !

I am waiting for your soon reply on my very very risky business !

Trân trọng chào anh,

Tú Hổ Saigòn

26-08-2022         

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 29742)
Tôi bắt đầu viết bài này với nhiều đắn đo. Không, đắn đo có nghĩa tính toán hơn thiệt. Ngần ngại. Đúng. Tôi khởi viết bài này với nhiều ngần ngại.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 27374)
Thoạt nhìn, Nguyễn Huy Tưởng không gây được nhiều thiện cảm. Anh người to, thô, mặt hơi nặng, mấp mé lạnh lùng. Cử chỉ chậm chạp, nhiều lúc vụng về, hơi công chức – anh là "thủ trưởng" cơ quan hội Văn nghệ Trung Ương suốt thời gian kháng chiến chống Pháp.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 104200)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 24183)
Tôi với nhà tôi lấy nhau là do có sự mối manh giữa hai gia đình. Các cụ tôi đồng ý gả tôi cho nhà tôi là vì nghĩ anh ấy người hiền lành, gia đình tử tế, lấy anh ấy đời tôi sẽ được êm ấm. Không hiểu sao trong họ tôi mọi người vẫn cho rằng con gái họ Trịnh số vất vả, nhất là về đường chồng con.
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 26253)
Hai chúng tôi chạy vòng vo quanh thành phố Biển. Đà Nẵng quê tôi những ngày Tết thật êm ả và ấm áp. Sự im lặng của phố cùng nguồn nắng mới, hoa lá đầu năm, có chút se lạnh, lòng tôi cảm thấy tươi vui.
20 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 27510)
Năm 50 tuổi, tôi mới có một cái áo rằn cọp biển. Đây không phải là một cái áo “gin”, quân phục cũ của những chàng trai thế hệ Thủy Quân Lục Chiến mà là áo thời trang 2005 của thanh thiếu niên lướt ván trên mặt nhựa (skateboarding) và hơi lạ trên người của những kẻ tóc đã hai màu.
18 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 27316)
Được tin bác Nguyễn Hữu Đang qua đời, tôi bảo với vợ tôi: «Thế nào mình cũng thay mặt gia đình đến viếng bác».
11 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 27161)
Buổi chiều về đến nhà sau hơn hai tuần đi xa, hàng cúc sát chân bức tường đá trước thềm nhà nở vàng đẫm, thơm ngát cả buổi chiều...
09 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 24901)
Khi Thủy bắt đầu quẹo xe vào cổng của nghĩa trang Peek Family, cái âm thanh náo động ngoài đường phố bỗng dưng chìm dần, rồi tắt hẳn.
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 29198)
Khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 ở Mĩ, tôi đang ngồi viết hồ sơ ở một góc phòng của khoa cấp cứu, Richmond hospital. Trên bàn làm việc của tôi ngoài các sách chuyên môn có một cuốn thơ của Rumi, bằng tiếng Anh.