- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ANH TRẨY CHÙA HƯƠNG PHÍA XÓT THƯƠNG

25 Tháng Năm 20226:26 CH(Xem: 7041)


anh tray chua Huong

ANH TRẨY CHÙA HƯƠNG PHÍA XÓT THƯƠNG     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn     

 

Anh trẩy chùa Hương phía xót thương”, đó là câu thơ thường chợt hiện trong tôi giữa những ngày rong ruổi khắp Kinh Bắc làm phim về Học Vấn vùng đất này - theo yêu cầu của Sở Giáo dục Hà Bắc, sau đó là làm phim chân dung về thi sĩ Hoàng Cầm - theo nhu cầu của đạo diễn Tự Huy và bản thân tôi… Lần đi với anh Hoàng Kỳ - con trưởng của ông, tôi có hỏi anh về câu thơ trên, anh liền đọc thêm câu: “Em trẩy chùa Hương phía giải oan” của cha mình, rồi bảo: “Em tinh đấy! Theo anh, đó là câu thơ nói được con người cụ nhà anh rõ nhất…”

Tôi cứ ngẫm nghĩ về câu nói trên của anh Hoàng Kỳ, cùng cái cảm xúc mới mẻ gợi trong tôi như một góc nhìn riêng về Thơ Hoàng Cầm còn đeo đẳng cho tới hôm nay… Toàn bộ thơ, truyện thơ, kịch, văn xuôi Hoàng Cầm, tôi nghĩ đã được viết ra từ “phía xót thương” này; những tìm tòi về chữ nghĩa, thi tứ, hình tượng thơ, các thi pháp ẩn ngữ, mỹ cảm tâm linh hóa, v.v, của ông chắc chắn đều có cái nền của “phía xót thương”…

Xót thương cho thân phận của người phụ nữ chị hai quan họ, nguyên mẫu của mẹ nhà thơ suốt mười năm trời bị chồng xa lánh hắt hủi chỉ vì mê hát (Tôi người làng quan họ); xót thương cho đôi trai gái “luyện giọng từ năm cùng chín tuổi” yêu nhau mà “biết bao giờ nên vợ nên chồng”, để rồi “Em đã chết mòn sau cánh cổng/ Tình chúng ta vỡ như bong bóng” (Khi mùa xuân trở về); xót thương cho cô vợ anh bộ đội Việt Minh sống trong vùng địch hậu - người mẹ trẻ “nước mắt nhiều hơn sữa/ Ngực lép con nhay đã rã rời” (Tâm sự đêm giao thừa); xót thương cho đứa bé “lủi thủi tìm miếng ăn” bởi “bố cường hào nợ máu”, mẹ bỏ con vào Nam, lại xót thương cho chị bần nông cốt cán “bị đình chỉ công tác” chỉ vì “Nhìn đứa trẻ mồ côi/ Cố tìm vết thù địch/ Chỉ thấy một con người” (Em bé lên sáu tuổi); xót thương cho sông Lô mà thi sĩ hóa thân thành “em bé sông Lô”, cho sông Đuống “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên” trong nỗi “nhớ tiếc, sao xót xa như rụng bàn tay”…

Có lần, tôi nói với ông Hoàng Cầm về ý đồ xây dựng một phim điện ảnh về số phận của các liền anh liền chị quan họ quê hương ông, mắt ông sáng lên và hào hứng đọc cho tôi nghe mấy bài liền từ bản thảo “Tiếng hát quan họ”. Cặp mắt ông như rớm lệ trước những số phận quan họ ở “Chân trời tua tủa mảnh chai”, rồi nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu ạ, cội nguồn của tiếng hát quan họ là Tình thương đấy…” Mấy lần được nghe ông nói chuyện ở các trường học ở Thuận Thành, tôi hiểu: cái thông điệp chủ yếu ông gửi gắm tới thầy và trò qua thơ – văn chỉ là nỗi xót thương, sự đồng cảm, tình yêu thương giữa con người với con người. Tập bản thảo có tranh vẽ của tác giả mà nhà thơ Hoàng Cầm đã yêu quý, tin cậy tặng cho tôi, cũng nồng ấm sự gửi gắm này…

Trước đêm ra mắt “Về Kinh Bắc, 100 năm Hoàng Cầm”, tôi có đọc lại bài viết của nhà thơ Hoàng Hưng nói về Lễ kỷ niệm này, có đoạn: “Con người Hoàng Cầm cũng là một bí mật cần được khám phá của sự dung hợp giữa tính duy cảm và lí trí, tính đại chúng và tính tinh hoa, tính truyền thống và tính sáng tạo, con người chiến sĩ và con người nghệ sĩ… Đó cũng là một bí mật của thành công nghệ thuật trong thời kì bước vào nghệ thuật hiện đại của Việt Nam”.

Và tôi nghĩ thêm, thực ra chỉ là những điều mà nhà thơ có số phận long đong gắn với ông Hoàng Cầm và tập “Về Kinh Bắc” chưa tiện nói:

Hơn ai hết, Thơ ca Hoàng Cầm là sự trả nợ/ nói hộ/ nói thay/ nói tiếp cho một thế hệ thi sĩ Việt sống trong thời đại sắt máu muốn nói lên tiếng nói của Tự do, của Bản thể người, với bản chất của khát vọng Thi ca & sứ mệnh Thi ca là mong mỏi cho Con người được Người hơn; dù có phải đối mặt với bao đe dọa về tính mệnh lẫn sinh mệnh Thơ ca, dù có lúc phải hạ mình nhẫn nhục, phải vờ hèn hạ để đợi dịp bật ra sự thật của Tình yêu và lòng Căm giận tự đáy lòng mình… Tình yêu và Lòng căm giận đó được viết ra bằng “ngôn ngữ của vết thương” (Chu Văn Sơn), có sự bảo đảm bởi một trái tim luôn hướng về “phía xót thương”.


Mai An Nguyễn Anh Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 202411:21 CH(Xem: 1274)
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ. Tên chùa là Phước Huệ, nhà sư trụ trì có pháp danh là Thích Phước Toàn, hai cái tên thật là chân phương. Danh vị của nhà sư là Tỳ Kheo, khác với nhiều chùa các vị trụ trì đều là Hòa Thượng hay Thượng Tọa, điều đó không có gì khác biệt đối với sự hâm mộ của tôi với nhà sư.
13 Tháng Hai 202410:58 CH(Xem: 1470)
Từ California khi trở lại thăm Saigon trong một dịp tết, điều thú vị nhất là tôi được một mình rong ruổi trên những chuyến xe bus, tôi đi khắp Saigon, Chợ Lớn, Phú Lâm. Chẳng cần biết trạm sẽ dừng nơi đâu, tôi đi hết đường hết sá, ngắm nhìn mọi thứ xe lớn xe nhỏ, phố bé xíu hay đường rộng thênh thang. Và để tôi thấy hết mọi người, cùng nhìn luôn mọi thứ… Hôm nay tôi cũng bước đại xuống một trạm dừng, chẳng cần biết tên gọi. Loanh quanh rồi tôi định ngồi ăn trưa ở lề đường nào đó. Nắng và bụi sẽ là gia vị cho những dĩa cơm đường chợ, ly nước mía sẽ làm dịu bớt ồn ào của những tiếng còi xe không bao giờ dứt, khiến thiên hạ chỉ muốn điên đầu. Saigon, những ngày giáp tết, mọi sự vội vàng như đã được nhân lên qua đủ thứ màu trang trí nóng nảy, kiểu xanh vàng và tím đỏ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 2166)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
03 Tháng Giêng 202412:43 SA(Xem: 2443)
Mùa dịch Cô-vít hay còn gọi là Cúm Tàu đã qua đi. Thực sự đã đi xa nhưng còn để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống thường nhật. Những người gọi là cao niên như chúng tôi, thực khó tìm lại, những buổi sáng Thứ Bẩy hẹn hò gặp gỡ; lòng háo hức nôn nao trên đường đến quán cà phê thân quen, nơi góc phố Bellaire ồn ào náo nhiệt. Tưởng rằng không còn cơ duyên hội ngộ tâm tình, nhưng Trời chiều lòng người. Mới vài tháng nay, mỗi sáng Thứ Bẩy, chúng tôi lại có cơ hội, hẹn gặp nhau tại một quán cà phê khác, dù không ưng ý, để có dịp họp mặt hàn huyên tâm sự, trao đổi những câu chuyện văn chương, hoặc tâm tình thế sự trải khắp nhân gian.
25 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2562)
Trong cái không gian lành lạnh của một mùa Giáng Sinh, trong tiếng chuông ngân của nhà thờ như đón chào thiên chúa giáng trần, tôi bỗng nhớ đến một nơi chốn lặng lẽ, tối tăm, nơi có lẽ chúa đang hiện hữu từng giờ từng khắc cho riêng một người. Ở nơi ấy, anh cũng đang thầm lặng đón Giáng Sinh giữa bốn bức tường xám lạnh. Phạm Chí Dũng, một nhà báo dũng cảm, một người bạn chưa từng gặp mặt ngoài đời nhưng lại vô cùng thân thiết.
19 Tháng Mười Hai 202311:46 CH(Xem: 3395)
Dạo này sao mình hay nghĩ về cái chết. Mình giống như ba mình hồi trước thường bâng khuâng day dứt khi thấy tuổi già của nhiều người sắp rời bỏ dương trần thường sẽ bị đau yếu nằm yên một chỗ sống tật nguyển trong một thời gian. Ngày ấy ba đã phản kháng sợ kiểu sống như thế trước khi chết. Ý niệm của ba là khi hết số thì đi liền không đau bệnh. Và ước nguyện ấy đã thành sự thật, không đợi đến già yếu, đến lúc phải làm cho con cháu lo lắng buồn phiền, ba đã ra đi nhanh nhẹ nhàng không kịp cho ai phụng dưỡng ba dù chỉ một ngày.
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 3654)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 4529)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 3699)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 3432)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.