- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÀ DƯỠNG LÃO

27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 8746)

Anh Linh Trang-báo LaoDong
Các c được chăm sóc chu đá vin dưỡng lão ti Hà Ni
(
nh: Linh Trang - báo Lao Động)

 

 

 

Thái Thanh

NHÀ DƯỠNG LÃO

 


Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.

Đúng là tư tưởng con người như vượn chuyền cành hay thay đổi liên tù tì. Cách đây chỉ mới mấy năm thôi một chị bạn chỉ lớn hơn tôi 5 tuổi; gia đình chị sống hạnh phúc, con cái nên người đứa nào có gia đình chị cũng đã mua nhà cho vốn riêng giờ chỉ còn hai vợ chồng già bên nhau, chị lại để riêng một số tiền lớn để cả hai vào Viện dưỡng lão sống cuối đời... Hồi ấy khi nghe chị nói vậy tôi liền cực lực lên án. Chị giải thích rằng: Ở Việt nam nay đã có nhà dưỡng lão cao cấp, có phòng riêng, tiện nghi đầy đủ, lại có bác sĩ chăm sóc sức khỏe, có bạn già chung cùng cảnh ngộ để tâm tình... Và cứ mỗi tuần mình sẽ được về thăm con thăm cháu như vậy vẫn được gần gũi thương yêu mà khỏi phiền hà gì con cháu hết.
Bây giờ  ngẫm lại lời chị nói tôi lại thấy như vậy cũng có vẽ được đấy chứ. Đi suốt cuộc đời này thấy người làm cha làm mẹ ai cũng dành tất cả sức lực, cả tuổi thanh xuân của mình cho con cái một sự hy sinh không cần bù đắp đến lúc toan về già yếu lại cũng muốn hy sinh vì không muốn phiền con, nên đi viện dưỡng lão có khi lại là ý hay.

Tuy nhiên mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh tùy theo hoàn cảnh, theo ý thích và theo số phận của mỗi người để có được sự thanh thản an lành cho đến phút cuối. Tôi đang có chiều hướng nghĩ đến nhà dưỡng lão cho mình nhưng tôi đắn đo vì không biết điều này có ảnh hưởng gì không hay cho con cháu mình không.
Tôi là một người mẹ đơn thân từ khi còn rất trẻ, một thân mình vượt qua mọi khó khăn vất vả của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Bây giờ đã đến lúc tôi phải nghĩ cho thân tôi thì chẳng có gì là sai.
Nhưng với tôi cuộc đời này luôn có sự ràng buộc nhau mà ta là người Việt. Cái lễ giáo thiêng liêng đã được dạy dỗ và sâu sắc trong ý thức trong trái tim của mỗi con người mà đánh mất thì tiếc lắm. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" cơ mà. Nhưng đâu phải đứa con nào của mình cũng được ổn trên đường đời cả đâu, nên làm mẹ tôi vẫn không thể dứt bỏ được mà là chỗ tựa cho cái đứa khi vấp ngã trở về. Với cái đứa bận bịu, khi còn đủ sức khỏe tôi chia sẻ bớt công việc mà mình có thể làm được là chăm sóc cháu cho ba mẹ nó đi làm vì tôi biết nó không dễ kiếm được một người giúp việc toàn tâm như bà dành cho cháu. Con tôi đứa nào cũng thật đáng để thương yêu và tôi thích khi cha mẹ già yếu thì hãy để cho con được trả hiếu.
Tôi không thích cái quan niệm của ai đó cho rằng "Chớ nên làm đầy tớ cho con". Tại sao có thể đánh đồng tình yêu con yêu cháu thành một suy nghĩ cay như vậy. Ở Mỹ một đất nước văn mình, tôi thấy  có gia đình của bạn tôi. Cả đại gia đình họ sống chung với nhau, ông nội đã 75 hàng ngày lái xe đưa đón cháu đến trường. Bà nội nấu cơm cho  các con đi làm về ăn, cả nhà trên thuận dưới hòa ấm êm hạnh phúc.
Con cháu được trả hiếu cho cha mẹ là một điều đáng quý mà không nên cho đó là một gánh nặng mình dành cho con.
Tuy nhiên tùy theo duyên phước của mỗi người có được điều đó không. Cho nên thôi để tùy duyên vậy. Tôi không có một người bạn đời để đi cùng tôi cho đến tuổi chiều tà. Nhưng tôi không cảm giác buồn và cô đơn mà tìm kiếm làm gì. Bởi tôi có Phật pháp, có con cháu, có thế giới của riêng tôi, giúp tôi thanh thản mà đi một mình về phía cuối.
Tôi khômg có tham vọng cầu cho con tôi là một người phi thường nổi dạnh nổi tiếng hoặc được làm quan làm tướng gì to tát chỉ cần nó là người bình thường sống lương thiện, khỏe mạnh, bình an vui vẻ mỗi ngày là đáng quý rồi.
Nhưng thực tế muốn làm bất cứ điều gì cũng phải cần có tiền mà cái đó là cái tôi đang thiếu. Nếu không có tiền thì không thể vào nhà dưỡng lão có được tiêu chuẩn riêng, có sự chăm sóc tận tình cho con cái yên tâm và chính bản thân mình làm sao an tâm được khi con cháu mình còn chưa ổn ngoài kia. Nên thôi vậy cứ để tự nhiên tùy duyên mà định.

"Sông có khúc, người có lúc". Có khúc sông nào trong mát dành cho tôi bơi đến cuối con đường?
Thôi thì mong có được duyên lành vậy vì nào ai biết ra sao ngày sau.

Thái Thanh
( Sài gòn 25/12/2021)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 20219:16 CH(Xem: 10316)
Một năm trôi qua, nỗi sợ hãi càng thấm đẫm hơn. Sợ bệnh dịch hoàng hoành, con virus –cúm Vũ Hán thực quái ác, nó gây nỗi sợ hãi cho cả thế giới. Loài người như điêu đứng vì nó, nó gây bao tang tóc, đau thương không có bút mực nào tả xiết. Thần quyền, sợ chết. Cường quyền, sợ phạt tiền, sợ tù đày, rờ đâu cũng sợ.
17 Tháng Tám 202110:42 CH(Xem: 9892)
Tôi nhỏ xíu, tôi bé xíu. / Cũng chẳng có nghĩa những bóng lớn của Hội Họa Sĩ Trẻ đó đã che hết dáng tôi, cô học trò xinh xinh, chen chân, nhón gót xem tranh trong những chiều trốn lễ, bỏ nhà thờ… / Tôi mượt mà, tóc bay và mắt ướt, tôi thơ mộng như những thiếu nữ trong tranh. Tôi nhìn thấp thoáng chút yêu kiều, thời của những Chagall, Pissarro, Cezanne, Matisse… Và ngay cả rất xa xưa, Rembrandt.
28 Tháng Bảy 20219:48 CH(Xem: 10063)
Một buổi chiều ảm đạm, đầy sương. Hai chúng tôi ngồi nhìn biển, một màu xanh tít tắp gợi lên một nỗi niềm thăm thẳm, xa xăm. Vài chiếc lá me phai rơi đậu trên mái tóc em. Gương mặt em chiều nay buồn ảm đạm như chiều nay, đầy mây và gió lạnh. Em thẩn thờ nhìn vào góc vắng và buồn . Buồn trong đôi mắt và buồn trong cái nhìn của em. Em bảo em lạnh, anh đưa em về.
22 Tháng Bảy 20216:09 CH(Xem: 9527)
Sài gòn cách ly. Tôi chẳng được ra khỏi nhà hơn hai tháng nay từ khi cháu ngoại nghỉ học chứ không phải tới cái " Giờ thứ 25" Sài gòn đã điểm như lúc này. Nếu tôi được rong ruổi ngoài đường mà tận mắt chứng kiến Sài gòn xôn xao, lo toan, thắt thỏm mỗi ngày cho đến lúc hốt hoảng mà chạy trốn dịch như thế nào tôi sẽ viết sống động hơn, nhưng tôi chỉ ở nhà và chỉ biết tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng khi thấy các con tôi.
13 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 10562)
Saigon không chỉ của những người hàng giờ lên Facebook khoe đẹp, khoe thân, khoe của, khoe tình ái, khoe giàu… Saigon là của những người không có Facebook để khoe, chạy ăn từng bữa, sấp mặt kiếm cơm. Saigon là của công nhân nhập cư chen nhau trong dãy nhà trọ 10m vuông, là của người đẩy xe đi bán rau cải 2000 đồng 1 bó, bán kẹo kéo nhân đậu phộng, tàu hủ nước đường gừng, bán dừa xiêm 15,000 đồng 2 trái, bán bánh su kem, bán thạch dừa nhà làm…
02 Tháng Bảy 20216:21 CH(Xem: 10475)
Tuổi trẻ chúng tôi sinh ra và lớn lên giữa lúc cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt. Ngay từ tuổi thiếu niên – tuổi học sinh trung học, lẫn lộn giữa tiếng đạn bom, chúng tôi đã nghe những bài hát, hoà cùng cuộc chiến có, chống lại cuộc chiến có. Trong những bài hát phản đối chiến cuộc, có những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
10 Tháng Sáu 20216:03 CH(Xem: 9923)
Tôi nhớ xa xôi có người đã từng ví von bên tai tôi " Dù cho sông cạn đá mòn tình cảm này không hề thay đổi". Ngày ấy, tôi cứ nghĩ sông khó mà cạn lắm chứ, nhưng không, dòng sông nơi tôi ở cứ cạn rồi đầy liên tục trong ngày. Lòng người cũng vậy không có gì là mãi mãi với thời gian. Cái mà dễ thay đổi nhất trên đời này nghiệm ra rằng đó chính là tình cảm; những lời yêu xưa chỉ là ví von trong lúc cảm xúc còn đong đầy nên chả trách gì nhau khi người dễ quên nhau...
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 10469)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10330)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 9906)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.