- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÀ DƯỠNG LÃO

27 Tháng Mười Hai 20218:32 CH(Xem: 9204)

Anh Linh Trang-báo LaoDong
Các c được chăm sóc chu đá vin dưỡng lão ti Hà Ni
(
nh: Linh Trang - báo Lao Động)

 

 

 

Thái Thanh

NHÀ DƯỠNG LÃO

 


Đọc trên face tôi biết ở Mỹ có những người già khi con cái bận bịu hoặc vì hoàn cảnh neo đơn không người chăm sóc họ đã vào viện dưỡng lão ở trong những ngày cuối đời. Đa phần tôi thấy họ buồn bã, cô đơn hơn là hạnh phúc. Không hiểu sao dạo này tôi lại quan tâm đến điều này. Hồi trước mà nghe ai bị đưa đi viện dưỡng lão tôi thấy họ thật đáng thương nhưng bây giờ tôi lại thấy đó là điều bình thường.

Đúng là tư tưởng con người như vượn chuyền cành hay thay đổi liên tù tì. Cách đây chỉ mới mấy năm thôi một chị bạn chỉ lớn hơn tôi 5 tuổi; gia đình chị sống hạnh phúc, con cái nên người đứa nào có gia đình chị cũng đã mua nhà cho vốn riêng giờ chỉ còn hai vợ chồng già bên nhau, chị lại để riêng một số tiền lớn để cả hai vào Viện dưỡng lão sống cuối đời... Hồi ấy khi nghe chị nói vậy tôi liền cực lực lên án. Chị giải thích rằng: Ở Việt nam nay đã có nhà dưỡng lão cao cấp, có phòng riêng, tiện nghi đầy đủ, lại có bác sĩ chăm sóc sức khỏe, có bạn già chung cùng cảnh ngộ để tâm tình... Và cứ mỗi tuần mình sẽ được về thăm con thăm cháu như vậy vẫn được gần gũi thương yêu mà khỏi phiền hà gì con cháu hết.
Bây giờ  ngẫm lại lời chị nói tôi lại thấy như vậy cũng có vẽ được đấy chứ. Đi suốt cuộc đời này thấy người làm cha làm mẹ ai cũng dành tất cả sức lực, cả tuổi thanh xuân của mình cho con cái một sự hy sinh không cần bù đắp đến lúc toan về già yếu lại cũng muốn hy sinh vì không muốn phiền con, nên đi viện dưỡng lão có khi lại là ý hay.

Tuy nhiên mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh tùy theo hoàn cảnh, theo ý thích và theo số phận của mỗi người để có được sự thanh thản an lành cho đến phút cuối. Tôi đang có chiều hướng nghĩ đến nhà dưỡng lão cho mình nhưng tôi đắn đo vì không biết điều này có ảnh hưởng gì không hay cho con cháu mình không.
Tôi là một người mẹ đơn thân từ khi còn rất trẻ, một thân mình vượt qua mọi khó khăn vất vả của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Bây giờ đã đến lúc tôi phải nghĩ cho thân tôi thì chẳng có gì là sai.
Nhưng với tôi cuộc đời này luôn có sự ràng buộc nhau mà ta là người Việt. Cái lễ giáo thiêng liêng đã được dạy dỗ và sâu sắc trong ý thức trong trái tim của mỗi con người mà đánh mất thì tiếc lắm. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" cơ mà. Nhưng đâu phải đứa con nào của mình cũng được ổn trên đường đời cả đâu, nên làm mẹ tôi vẫn không thể dứt bỏ được mà là chỗ tựa cho cái đứa khi vấp ngã trở về. Với cái đứa bận bịu, khi còn đủ sức khỏe tôi chia sẻ bớt công việc mà mình có thể làm được là chăm sóc cháu cho ba mẹ nó đi làm vì tôi biết nó không dễ kiếm được một người giúp việc toàn tâm như bà dành cho cháu. Con tôi đứa nào cũng thật đáng để thương yêu và tôi thích khi cha mẹ già yếu thì hãy để cho con được trả hiếu.
Tôi không thích cái quan niệm của ai đó cho rằng "Chớ nên làm đầy tớ cho con". Tại sao có thể đánh đồng tình yêu con yêu cháu thành một suy nghĩ cay như vậy. Ở Mỹ một đất nước văn mình, tôi thấy  có gia đình của bạn tôi. Cả đại gia đình họ sống chung với nhau, ông nội đã 75 hàng ngày lái xe đưa đón cháu đến trường. Bà nội nấu cơm cho  các con đi làm về ăn, cả nhà trên thuận dưới hòa ấm êm hạnh phúc.
Con cháu được trả hiếu cho cha mẹ là một điều đáng quý mà không nên cho đó là một gánh nặng mình dành cho con.
Tuy nhiên tùy theo duyên phước của mỗi người có được điều đó không. Cho nên thôi để tùy duyên vậy. Tôi không có một người bạn đời để đi cùng tôi cho đến tuổi chiều tà. Nhưng tôi không cảm giác buồn và cô đơn mà tìm kiếm làm gì. Bởi tôi có Phật pháp, có con cháu, có thế giới của riêng tôi, giúp tôi thanh thản mà đi một mình về phía cuối.
Tôi khômg có tham vọng cầu cho con tôi là một người phi thường nổi dạnh nổi tiếng hoặc được làm quan làm tướng gì to tát chỉ cần nó là người bình thường sống lương thiện, khỏe mạnh, bình an vui vẻ mỗi ngày là đáng quý rồi.
Nhưng thực tế muốn làm bất cứ điều gì cũng phải cần có tiền mà cái đó là cái tôi đang thiếu. Nếu không có tiền thì không thể vào nhà dưỡng lão có được tiêu chuẩn riêng, có sự chăm sóc tận tình cho con cái yên tâm và chính bản thân mình làm sao an tâm được khi con cháu mình còn chưa ổn ngoài kia. Nên thôi vậy cứ để tự nhiên tùy duyên mà định.

"Sông có khúc, người có lúc". Có khúc sông nào trong mát dành cho tôi bơi đến cuối con đường?
Thôi thì mong có được duyên lành vậy vì nào ai biết ra sao ngày sau.

Thái Thanh
( Sài gòn 25/12/2021)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 26497)
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn.
15 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 26301)
Mỗi con người ngày nay mang trong mình một di vật. Với tôi là chiến tranh và tiểu thuyết. Chiến tranh của suốt tuổi hoa niên không bao giờ chấm dứt và tiểu thuyết của một thời đại đã biến mất. Không biết từ bao giờ tôi nghiệm ra tuổi thơ của mình vẫn chưa chấm dứt. Tiếng súng AK trong đêm tối Tết Mậu Thân còn hộc lên như nhát búa. Tiếng súng in sâu vào tâm trí mà tôi không hay.
17 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 34476)
LTS: Ký, một thể loại hiếm trong văn học di dân Việt Nam, càng hiếm ở những cây bút mới. « Puerto Princesa City » mang sự đặc biệt khi ghi lại tâm trạng của một thế hệ trẻ mà ngày vượt biên hãy còn niên thiếu.
17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 25841)
Đôi khi người ta nói niềm tin và ước mơ chỉ là một. Có những niềm tin không bao giờ tắt trong đời sống mà ước mơ lớn nhất của di dân vẫn là giấc mơ hồi hương. Trong số những người ấy có nhiều phụ nữ đã sống gần trọn một thế kỷ với cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Họ đã rời Hà nội ra đi khi Việt nam bị chia đôi hai bờ vỹ tuyến và phải bỏ quê hương thêm một lần nữa khi biến cố 1975 ập đến. Một trong những phụ nữ can đảm ấy là mẹ tôi.
17 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 27209)
Sống giữa thời đại văn minh cơ khí, thời gian ngựa chạy, xe xua ồn ỉ, con người phóng dật... tự nhiên ở cái lứa tuổi thập lục nhàn tôi thèm nhớ về, thèm sống lại cái thời xa lơ xa lắc ở bên nhà.
10 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 93759)
Không biết những người dân ngồi chờ đã bao lâu. 7giờ 58 phút trưởng Công an xã mới lù mặt tới. Hắn bước vào bàn và kéo chiếc ghế nhích ra ngoài, hắn lấy tờ “nhật trình” để trên bàn phất vài cái vào mặt ghế, hắn ngồi xuống. Tay trưởng Công an xã liếc qua chồng chứng từ, hắn không cần phải ngẩng mặt lên nhìn ai (có thể là một thói quen?), sau khi nghiền ngẫm xong từng tờ đơn xin hay khiếu kiện gì đó. Hắn lấy cây viết cài trên túi áo rồi hắn ký chậm rãi dưới những tờ đơn.
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 23966)
Bao giờ cũng thế, mùa xuân cho tất cả chúng ta sự háo hức, thách thức, bận rộn, hy vọng. Quy luật thiên nhiên quen thuộc ấy trao niềm vui, những lo toan cho mọi người, có lẽ đó là phép chia/giao bình đẳng nhất, dù mỗi số phận khác nhau. Tết, từ ấy cất lên như điểm hẹn, lời thúc giục, tiếng reo, dấu mốc...
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 26926)
Sau 30 năm lạc nhau, ở nhiều nghĩa, tôi gặp lại bạn cũ - bây giờ là một người Việt Nam không buồn không vui. Một người Việt Nam mà từ đầu đến chân toát ra sự man mác ở mọi lĩnh vực.
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 25690)
Mỗi lần về quê ngoại, gia đình tôi thường dùng ga phụ nhỏ hơn là ga Đầu Cầu, tên gọi như vậy vì nhà ga nằm ngay đầu cầu Long biên băng qua sông Hồng đến cảng Hải phòng cách đó đúng 105 km
08 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 24585)
Dưới chân núi Tam-Đảo có xã Đạo-Trù, huyện Lập-Thạch, tỉnh Vĩnh-Yên. Nơi đây còn có trại giam Vĩnh-Quang, một trong hàng trăm trại ở Bắc Việt đã giam cầm những người, trước 30/4/1975, phục vụ trong chính quyền Việt-Nam Cộng Hoà ở miền Nam. Trong số phạm nhân ấy có những người được gọi là "Sĩ Quan Ngụy đi tù cải tạo".