- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KÝ SỰ MIỀN ĐÔNG BẮC (1)

18 Tháng Mười Một 20214:35 CH(Xem: 9413)

BanMai 1
Nhà Văn BAN MAI 

 

 

 

Ban Mai    

KÝ SỰ MIỀN ĐÔNG BẮC (1)   

  1. Thành nhà Mạc
thanhnhamac
Thành nhà Mạc - ảnh Internet


Đêm Tuyên Quang chìm trong tiếng rù rì quái dị thành nhà Mạc chập chờn trong giấc mơ. Tôi chạy xuyên qua tường thành mờ ảo những mê cung  bàn cờ, tôi lao vào ngõ cụt bức tường thành khổng lồ chắn lối, những hình vẽ lay động bước ra nhìn tôi, ánh mắt có thần của một nữ nhân có khuôn mặt đầy nếp nhăn của thời gian làm tôi chết sửng, bà là một vị thần? những chạm khắc trên tường với những phù điêu Champa. Hay tôi đang trôi vào thời Óc eo thế kỷ thứ 7 của xứ Phù Nam. Không tôi đang đi về miền Đông Bắc Việt Nam. Tôi nhớ sáng nay chuyến phi cơ hạ cánh xuống phi trường Nội Bài trước 20 phút của hãng hàng không Vietjet làm mọi người sửng sờ, chuyện lạ, không delay thì cũng đến chậm, cơ trưởng của phi hành đoàn này chắc là tay chơi bay với vận tốc không cho phép hay sao? Tôi mê mụ không thoát ra khỏi giấc mộng, tôi biết mình đang lạc vào giấc mơ quái dị, hành lang một trường đại học nào đó dài hun hút, tôi chạy lên đỉnh đồi tìm lối thoát mưa như trút nước, tôi lội bì bõm những cánh tay trồi ra từ đồi cát, trời ơi, những cánh tay của người trẻ, xác người chất đống được vùi trong đồi cát. Tôi hét lên và bừng tỉnh.

Mồ hôi tôi ướt đẫm. Đêm vẫn còn sâu lắm, ngày mai tôi còn một chặng đường dài  đi qua vùng Đông Bắc giáp ranh biên giới Trung Hoa: Hoàng Su Phì, đèo Cổng Trời, Hà Giang, đèo Bắc Sum, Cổng trời Quản Bạ, Cao Nguyên đá Đồng Văn, Yên Minh, Lũng Cấm, thung lũng Sủng Lá, Nhà Vương, Lũng Cú, Mã Pí Lèng, Mèo Vạc, Cao Bằng, Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Bắc Kạn, hồ Ba Bể, Thái Nguyên…, những địa danh mà tôi đã xem trên phim, đọc trong tiểu thuyết, không ngờ có ngày mình sẽ đi qua.

Mặc dù vừa qua cơn bệnh, nhưng tôi không thể hoãn chuyến đi này, nó đã được chúng tôi lên kế hoạch hơn nữa năm qua, từ lúc các anh chị em Quán Văn đi Phú Quốc về. Chúng tôi đã từng tự nhủ, không cần biết đi đâu, hãy cứ đi cùng nhau khi còn có thể là chúng tôi lên đường.

 

2. Ruộng bậc thang Nậm Tỵ

Ruộng bậc thang Nậm Tỵ
Ruộng bậc thang Nậm Tỵ - ảnh Internet


Sương mù giăng trên những ngọn núi khi tôi đứng trên tầng 16 nhìn quang cảnh thành phố Tuyên Quang trãi dài dưới mắt trong sáng sớm. Tôi chưa kịp khám phá cư dân thành phố này, nơi từng được người Miền Bắc ca ngợi “chè Thái, gái Tuyên” ám chỉ chè ngon ở Thái Nguyên và gái đẹp ở Tuyên Quang. Đây chỉ là trạm nghỉ chân đêm qua để sáng nay chúng tôi lên đường đến Hà Giang, bắt đầu con đường vượt đèo qua Hoàng Su Phì thăm ruộng bậc thang ở Nậm Tỵ, Thông Nguyên leo lên đèo cổng trời ngắm cảnh rồi về đến Hà Giang, cao nguyên Đồng Văn. Cung đường Hoàng Su Phì hiểm trở với những khúc quanh cùi chỏ, gấp khúc liên tục tôi chỉ thấy núi và núi, đường đèo cheo leo trên núi cao. Từ Tuyên Quang đi Hà Giang 161,1 km theo đường quốc lộ 2 nhưng sao tôi thấy dài thăm thẳm, cung đường này làm tôi ngất ngư say.

Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Do ở các vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao để tạo thành các ruộng  bậc thang để canh tác lúa. 

Mấy năm gần đây hình ảnh ruộng bậc thang với những cánh đồng lúa chín, vàng hực trong nắng chiều, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi đã làm du khách và dân phượt ngỡ ngàng. Ruộng bậc thang trở thành điểm du lịch thu hút khách của Hà Giang cùng với thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ vào giữa tháng 10, tháng 11 khi cái gió hiu hắt cuối thu làm cho không gian trở nên mát lạnh. Tôi đến Nậm Tỵ vào đầu tháng 11, khi cánh đồng đã gặt xong trơ góc rạ, thỉnh thoảng còn vài thửa  xanh tươi đang trổ đòng đòng. Đứng trên đỉnh núi ngắm những thửa ruộng bậc thang uốn quanh từ những ngọn núi cao đến những đồi núi thấp phía dưới là con sông Chảy, sông Nậm Kha, sông Bạc mới thấy hết sự lao động vất vả, cần cù của đồng bào dân tộc qua hàng trăm năm, từng thế hệ nối tiếp nhau khai phá, mới có được một quần thể ruộng bậc thang kỳ vĩ  tuyệt đẹp bao quanh khắp những ngọn núi trập trùng như ngày nay.

3. Trên đỉnh Mã Pí Lèng

Trên đỉnh Mã Pí Lèng
Trên đỉnh Mã Pí Lèng - ảnh Internet


Đêm Hà Giang buồn đắm, mới 6h30 chiều mà đường phố vắng tanh, chập choạng trong bóng hoàng hôn đường phố đã lên đèn, nơi tôi nghỉ đêm ở trung tâm thành phố, gần ngã tư mà sao thấy quạnh hiu. Tôi thả bộ men theo những con đường rộng thoáng, có công viên cây xanh đèn neon xanh đỏ nhấp nháy nhưng gần như yên tĩnh, quán xá ít bóng người. Nơi vùng núi hiểm trở cao chót vót này những ông bà làm quan trở thành vua một cỏi cũng phải, bởi vì không hiểu biết người ta nghĩ ai cũng ngu ngơ nên mới có chuyện nâng điểm thi đại học một cách quái gỡ chưa từng có trong lịch sử thi cử ở nước nhà, gần như tất cả các ban ngành quan chức đều đua nhau gian lận điểm thi cho con em mình, nhộn nhịp giống như một phường tuồng. 107 trường hợp nâng điểm chỉ trong 1 tỉnh, có trường hợp nâng khống đến không tin nổi nâng 29,95 điểm cho 4 môn, từ 1 thí sinh yếu có thể trở thành thủ khoa của các trường đại học. Bởi chính sự ngu dốt và xuống cấp đạo đức trầm trọng như vậy, nên Hà Giang mới sản sinh ra một quái thai Sầm Đức Xương nguyên hiệu trưởng một trường THPT lại đi bắt ép mua dâm 10 em học sinh từ 13 đến 17 tuổi cho các quan chức đầu tỉnh ăn chơi sa đọa… vậy mới nói quan ở nơi này là “vua một cõi” coi trời bằng vung, đạp lên tất cả mọi luân thường đạo lý.
Có lẽ nơi này vẫn còn rất nhiều cô Mỵ ngày ngày ngồi trong phòng tối nhìn ra khung cửa nhỏ, ao ước vuợt thoát cái tù túng, quẩn bách, trói buộc  khi xung quanh nhìn đâu cũng thấy một màu sương lam bàn bạc vây quanh đời mình.

Tôi buồn cho một thành phố được thiên nhiên ưu đãi những thắng cảnh hùng vĩ núi non trùng điệp, những người bản địa chân chất hiền lương, cần cù chịu khó nhưng lại nằm trong một môi trường ô nhiễm bởi sự thấp hèn, ngu dốt, tham lam của con người làm vấy bẩn. Không như hàng quán Hà Nội, tôi không tìm thấy “cháo chửi”, “phở quát” mà là sự nhiệt tình của người vùng núi, người thanh niên trong hàng phở hăng hái mua giúp chúng tôi vài chục ổ bánh mì khi chúng tôi không biết tìm mua ở đâu, cô hàng xén chợ  sớm sẵn sàng không lấy tiền khi tôi mua một ít gừng để đánh gió, cô luôn miệng nói không có bao nhiêu mà cô lấy đi, khi tôi ái ngại nài nỉ chị lấy tiền vì sợ mở hàng sớm. Dọc đường tôi đi, từ Yên Minh đến ngôi nhà họ Vương, Mèo Vạc, Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn xót xa khi nhìn thấy những người phụ nữ bản địa với những trang phục sặc sỡ của dân tộc rạp mình bước trên đồi cao với bó củi trên lưng, những bó ngô nặng trĩu trong gùi, có cô gái trẻ vác cả một vạt giường trên vai, gương mặt họ lầm lũi, u buồn, những nụ cười không thấy trên môi, chỉ là những ánh nhìn thăm thẳm. Trên những cổng trời cao vút, gió lồng lộng thổi, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi nôí nhau lơ lửng trong các tầng mây, không gian đẹp như tranh thủy mặc, các bạn sẽ nhìn thấy các em bé xinh xắn má đỏ au vì gió lạnh, mang hoa trên đầu, môi mộng thắm, mang gùi hoa mời du khách chụp hình. Các em vẫn còn ngây thơ đôi mắt trong veo, còn mắc cở khi thấy khách phương xa, chưa biết chèo kéo như các em bé ỏ Sapa. Mã Phí Lèng hùng vĩ với dòng sông Nho quế xanh biếc phía dưới, với những dòng thác nhỏ chảy róc rách trên những vách núi có làm tan biến nỗi buồn của những cô gái vùng cao, khi sinh ra với thân phận người đàn bà trong chế độ mẫu hệ, bao hủ tục nhấn chìm. Biết bao cô Mỵ bị gã bán, bị cướp về không tình yêu, biết bao cô Kía xinh đẹp, giỏi giang nhưng vì không sinh được con trở thành “cục đá kê chân cột trong nhà”, làm việc khổ nhọc như nô lệ, mơ một tình yêu như bao cô gái khác, khát khao sâu thẳm một lần tìm được tiếng đàn môi nồng cháy của ai đó với mình.

Một buổi chiều tôi đứng trên đỉnh Mã Pí Lèng lộng gió, không gian và thời gian như ngưng đọng, tận hưởng một cảm giác đẹp và buồn bất tận.

BAN MAI

(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 52732)
T háng 3 năm 75, cái hiền hòa thơ mộng của thành phố Nha Trang đã biến mất. Đà Nẵng đã thất thủ, dân và lính từ Kontum, Pleiku đang ào ạt đổ về thành phố biển. Thành phố bụi bặm và đông nghẹt người di tản với khuôn mặt ngơ ngác lo âu, những chiếc xe M-113 phủ lá cây ngụy trang từ Tây Nguyên ầm ì chạy vào thành phố và ngồi sau những khẩu đại liên là những người lính mệt mỏi đăm chiêu.
12 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 53402)
K hi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đọan có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà.
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 61813)
“… (Bệnh viện) Ung Bướu VN đã làm một điều quá tàn nhẫn với em là chuẩn đoán sai và phẫu thuật cẩu thả. bây giờ, mỗi khi nhìn xuống ngực mình là em rớt nước mắt. không biết nó đã cứu em hay đã giết chết em bằng 1 cách nào đó. em rất muốn gặp 1 người phụ nữ mất ngực để hỏi xem bằng cách nào mà họ vượt qua nỗi đau đó mà sống yên vui. em chưa thể...” ...Từ chỗ nằm gần như suốt ngày đêm, thư của Trang khiến tôi bật dậy..
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65157)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
22 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 108076)
T ôi đến thăm anh một chiều mưa Huế. Nói chính xác là một chiều mưa rằm Huế. Trời xầm xì và mưa lách nhách. Lá cây ướt đầm...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 104779)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106599)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87178)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90270)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 105650)
T ôi ở ngay Montreal mà cũng không biết là nhạc sĩ Lê Trạch Lựu cùng ở chung thành phố với tôi. Cho tới khi đọc được bài viết về ông trên báo Thanh Niên Online ở trong nước tôi mới biết ông là đồng…tỉnh với tôi! Ông là tác giả của bản nhạc “Em Tôi” mà hầu như mọi người đều biết. Ấm ớ về nhạc như tôi mà lúc nào cũng có thể nghêu ngao em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh / mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ được. Hứng từ nàng…nhạc nào đã khiến ông sáng tác được bản nhạc bất hủ này vào năm 1953?