- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐỢI NẮNG

12 Tháng Chín 20219:32 CH(Xem: 10129)
SAI GON LOCKDOWN
Saigon - photo Hoàng Cương

 

 

 

Thái Thanh

ĐỢI NẮNG

 

Buổi sáng thức dậy thật sớm, tôi có những phút bình yên ngồi bên song cửa sổ lặng nhìn thành phố còn trong màn đêm yên tĩnh. Từ ngày thành phố có lệnh cách ly, khoảng trời của tôi được thu nhỏ chỉ trong khung cửa sổ này. Nhìn từ nơi xa xa tít ngoài xa là con đường cao tốc, cửa ngõ cho người đi người về lại Sài gòn, ngày trước xe lúc nào cũng nối đuôi còn bây giờ thưa thớt một vài xe trên đường. Những ngày dịch bệnh nơi ấy bớt hẵn bóng người, không còn những chuyến xe đi sớm về muộn trên đường xuôi ngược.

 

Tôi bắt đầu yêu tiếng xe chạy tự năm 1972 hồi ấy tôi chỉ mới 12 tuổi, lúc cả nhà tôi đi tản cư ở Cam ranh. Tiếng xe làm tôi nao lòng bởi trong trí óc trẻ thơ của tôi hồi ấy là sự lo lắng, phập phồng chờ đợi. Dù là lúc ấy tôi chỉ là con bé học lớp 6 nhưng cũng đủ cảm nhận được cái nguy hiểm của thời chiến tranh, mọi bất trắc dễ xảy ra nên đã khiến tôi sợ, bởi tôi thường đợi tiếng xe quen thuộc của ba tôi rong ruỗi trên đường trở về... Mong ba được bình an.

Rồi đến năm 1975 thời loạn lạc chiến tranh và di tản, âm vang của những tiếng xe chạy hoài trong trí nhớ cho đến bây giờ dẫu khuất lấp theo thời gian vẫn không mất hút.

 

Những ngày này tôi có lại trong lòng mình cái cảm giác thấp thỏm chờ đợi. Mong cho dịch bệnh tiêu trừ dù đôi lúc thấy nỗi mong mình sao có vẽ vô vọng quá. Tâm trạng này sao giống ngày ấy năm xưa trong thời chiến khi mạng sống con người đang quá đỗi mong manh... Người chết vì covid mỗi ngày một tăng. Chung cư tôi đang sống, tôi ấn tượng trước cái chết của một chàng trai trẻ khỏe mạnh, vui vẻ, tự tin người Hàn quốc, chết vì Covid, để lại cô vợ trẻ người Việt ôm đứa con gái 5 tuổi, cả hai đều mặc đồ trùm kín ở khu cách ly, còn một đứa con nhỏ của họ đang được cấp cứu... Rồi đến cái chết của ông bảo vệ chung cư, mới ngày nào còn khỏe mạnh, vui vẻ ân cần giờ đã ra đi. Đi mau quá chắc họ không nghĩ được rằng mình sẽ chết trong một ngày gần đến vậy.

 

Sáng nay mở facebook lại thấy hình ảnh một cậu thanh niên ( giấy tờ mang trong mình quê ở Tân Vinh) bị ngất xỉu bên đường ngay chỗ chờ xe buýt, đối diện công ty Pouyen. Đường phố vắng người, nên không ai phát hiện ra em, đến lúc tìm thấy em thì hơi thở em quá yếu rồi, gọi tên em không còn phản ứng gì và người ta sợ covid nên không dám lại gần, họ đành gọi xe cấp cứu... Chờ đến lúc xe cứu thuớng đến chắc không còn kịp nữa. Tưởng tượng ở một nơi nào đó mẹ cha nóng lòng mong đợi em về. Tôi thấy quặn lòng... Nhưng may quá, đến tối tôi lại được tin vui vì em đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, thử covid thì em âm tính, em đã được cứu sống và hiện đang chờ liên lạc với gia đình. Cảm ơn lắm những người đã cứu giúp cho em.

 

Tôi lại thấy hình ảnh hai mẹ con bị f0, mẹ 55 tuổi và con trai 34 đang lội bộ tìm khu cách ly vì ở nhà vừa đói vừa bệnh. Con đường xa hun hút mà họ vẫn đi để tìm sự sống. Họ may mắn gặp được Tri san một tình nguyện viên đưa họ đến y tế xã ở Bình hưng Hòa. Rồi bước tiếp theo nữa họ sẽ được đưa đến khu cách ly. Tôi lo lắng dõi theo họ và cuối cùng được biết: hiện hai mẹ con ổn, đang điều trị tập trung bên quận 8. Có các bạn học viện quân y theo dõi, chăm sóc rất tốt...

Cầu xin cho họ được cái may tiếp theo nữa là được cứu chữa lành bệnh trở về.. Sự sống thật quý giá, dẫu cùng cực bên đời vẫn cứ thiết tha được sống, được yêu.

...Còn quá nhiều khổ đau, đau khổ mà mình không đủ sức để giúp, chỉ để thấy và biết. Ai cũng đáng thương dù họ là ai. Tôi cầu nguyện cho họ và hát lẩm nhẩm trong đầu bài của Trịnh: " Đừng tuyệt vọng. Tôi ơi đừng tuyệt vọng...". Ngoài kia còn biết bao người tốt họ mang sứ mệnh cứu người như Bồ tát như Chúa Giê su.

 

Những ngày trốn trong nhà vì dịch bệnh. tôi thấy thương cuộc sống này, thương những người ở bên đời đau khổ.Thương người đi đến cuối con đường...

Ai rồi cũng sẽ đi đến cuối con đường, chỉ sai khác nhau là dài hay ngắn.

Bởi vậy nên kiếp sau của mỗi một người có thể trong tích tắc, có thể là mai mốt, ngày kia hoặc dài hơn nữa tùy theo phần số của mỗi người...

 

Tuổi già như chiếc xe thổ mộ đi cọc cạch qua vùng ngoại ô buồn, xin cho cái chết đến được bình an không đau đớn hoảng sợ. Người xưa bảo rằng: Khi một người đang sống cùng ta bỗng dưng thay đổi tính tình là người ấy sắp rời bỏ ta mà đi... đi mãi không về.

Thế nên mỗi ngày nhìn lại... ta nên rút ngắn cái khoảng cách khắt khe trong tâm mà thương cho người sống cạnh mình trong cõi nhân gian này. Từ trước đến giờ người dịu dàng vui vẻ thứ tha, người cau có xét nét khó chịu cùng ta, mà bỗng dưng thay đổi tính ngược lại bất ngờ... Là duyên tình của ta và người sắp hết. Bạn thử nghiệm lại xem, tôi đã thấy điều đó rồi trong những người thân của tôi.

 

Tôi cứ lẩn thẩn mà suy ngẫm khi nhìn thấy những gì quanh tôi nhưng bây giờ thì không có nghĩa gì cả bởi dịch bệnh, cái chết mau quá đến ngỡ ngàng không phân biệt được ai. Điều quý nhất bây giờ là sự bình an.

Thương cho người già đã trăn trở cả một kiếp người đến lúc chết vì Covid lại đớn đau cô độc một mình.

Thương cho người trẻ còn bao nhiêu hoài bão, bao yêu thương ràng buộc bên mình đành đoạn cắt ngang, đợi lúc tái sinh.

Thương cho người ở lại ngẩn ngơ trước cái chết của người thân yêu nhất quá mau chưa kịp cầu xin Trời Phật cứu giúp...

Biết phải sống làm sao đây trong những ngày còn lại bên đời trước sự mất mát quá lớn này...

Họ đều là những người đi đến cuối con đường...

 

Nhưng theo quy luật tuần hoàn. Trời mưa dầm mãi lâu đến lúc cũng phải ngưng rồi trời sẽ nắng. Tôi đợi nắng về. Cái nắng ấm áp hiền hòa xua tan mọi khổ đau vương vấn trong đời này. Cái nắng ấm áp tràn về trên quê hương bé nhỏ này của tôi.

Mỗi ngày tôi đều ĐỢI NẮNG.

 

Thái Thanh

(Viết trong mùa đại dịch. Sài gòn ngày 31/8/2021)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 20198:42 CH(Xem: 24190)
Hôm nay, một ngày đầu năm, nơi tôi ở trời lấm tấm mưa và sương mù còn giăng mắc mặc dù đã 10 giờ sáng. Có lẽ không hạnh phúc nào bằng ngồi trước lò sưởi với ly cà phê và vài cuốn sách -- chính xác thì phải nói là với mấy Web sites sách điện tử, hay e-book, trên cái iPad. Bằng hữu ở xa, giờ già cả cũng ít hoặc hết còn đi thăm nhau được. Ngoài trao đổi điện thư ngày một thưa thớt, chỉ còn cái thú làm bạn với sách. Thú thật chưa bao giờ tôi đọc sách báo nhiều như những lúc về sau này.
25 Tháng Giêng 20198:02 CH(Xem: 25093)
Từ Huế ra đến Quảng Trị mấy ngày đầu năm 2019 là những ngày ủ dột mưa. Sau bài viết: Đi tìm bức tượng Mẹ và Con, tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ở Hải ngoại. VOA 07.06.2018, tôi có ước muốn trở lại thăm Nhà thờ Đức Mẹ La Vang Quận Hải Lăng Quảng Trị, nơi đã từng có một quần thể tượng nghệ thuật tôn giáo của Giáo sư điêu khắc Lê Ngọc Huệ cùng đám môn sinh trong đó có Mai Chửng với chủ đề Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm Mân Côi. (3)
03 Tháng Giêng 201910:50 CH(Xem: 21392)
Đêm ấy, một đêm Giáng Sinh rất lạ, sau ngày giải phóng đất nước một năm.1976. Là đêm Giáng Sinh thứ ba, tính luôn cái năm tôi đi sư phạm xa nhà, tôi không còn cùng bát phố với lũ bạn ngoại đạo trong cái thành phố nhỏ nhoi yêu mến tôi đã sống; nhưng vẫn da diết nhớ Giáng Sinh với những chiếc xe hoa lấp lánh, diễn hành dưới màn mưa lạnh, quanh mấy con phố nhỏ; những cỗ xe luôn mang đến một không gian tượi mới và tràn trề hy vọng. Khi còn hy vọng, là người ta còn mơ ước. Khi còn mơ ước,là người ta còn tin yêu cuộc sống này.Và người ta luôn trông chờ điều đó.
04 Tháng Mười Hai 201811:05 CH(Xem: 23230)
Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.
11 Tháng Mười 201811:48 CH(Xem: 23989)
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt.
07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 24204)
Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.
13 Tháng Chín 20189:07 CH(Xem: 23789)
Sáng nay vừa ra khỏi ngân hàng, tôi ghé vào siêu thị mua tấm thiệp sinh nhật cho ba chồng. Dòng chữ được giác bạc ngoài tấm thiệp đề "For a great Dad..." đầy yêu thương, trân trọng. Vừa lúc đó tôi nhận được điện thoại từ chị gái. Linh cảm bất ổn vì lúc đó đã 10 giờ tối ở VN. Giọng chị hớt hãi "Yến ơi, Ba đi rồi...". Trên tay tôi vẫn cầm tấm thiệp. Vài giây trước đó khi đứng chọn tấm thiệp vừa ý nhất, tôi chợt nghĩ "Vì sao mình chưa bao giờ có được may mắn tặng cho ba mình tấm thiệp nào có nội dung như vậy. Vì sao ba mình không là một người great Dad như bao nhiêu người vẫn tự hào tặng thiệp cho ba họ trong ngày sinh nhật như chồng mình vẫn làm mỗi năm?".
24 Tháng Tám 20187:38 CH(Xem: 25984)
Tôi khởi viết những trang Nhật Ký Cuối Đời này, từ đầu năm 2016, sau ngày mẹ tôi từ trần tại Los Angeles, CA, ngày 27/11 Ất Mùi, tức Thứ Tư, 6/1/2016. Mẹ sinh ngày 7/3 Mậu Ngọ [7/4/1918], tại Phụng Viện thượng, Bình Giang, Hải Dương, thọ 99 tuổi ta. Cha tôi, sinh ngày 27/3 Mậu Ngọ [27/4/1918], mất sớm, ngày 8/3 Kỷ Mùi [4/4/1979], khi mới 62 tuổi, ở Sài Gòn. Khi gia đình ly tán—tôi lưu vong ra hải ngoại, anh trai tôi bị đưa ra bắc “cải tạo”—thuật ngữ tuyên truyền xảo quyệt của những người tự nhận Cộng Sản, dù chẳng hiểu Cộng Sản là gì, và trên thực chẩt, chỉ vẹt nhái theo Trung Cộng, vì Karl Marx và Friedrich Engels không hề nói đến góp chung tài sản, mà chỉ hoang tưởng ngợi ca một xã hội nguyên thủy công hữu [communism].
17 Tháng Bảy 20182:02 CH(Xem: 22944)
Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một “cuộc chiến” mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!
23 Tháng Năm 20182:17 SA(Xem: 24862)
Thuở ấy, ông Nghè Tân (Bắc Kỳ Thanh Tra Đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân) nhân một hôm đi ngang cánh đồng Phủ Bình Giang thấy một người đàn bà đang mếu máo, nhớn nhác tìm kiếm một vật gì. Gặng hỏi thì được biết người đàn bà này góa chồng, có một con trâu mới chết, bà đã đóng 2 quan tiền cho lý trưởng làm đơn, đóng triện để lên trình quan phủ. Vội vàng làm sao bà đánh rơi mất tờ đơn. Nay đường về làng thì xa, trong cái ruột tượng xác xơ kia chỉ còn 6 quan tiền để lễ quan phủ và nha lại lấy đâu ra tiền để nhờ người viết đơn!